Quiet quitting là gì? 7 cách giúp Leader đối phó với trào lưu này
Ngày đăng tin: 20/02/2024 16:47
Quiet quitting là một trong những thuật ngữ được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2022 và kéo dài đến thời điểm hiện tại. Vậy, Quiet quitting là gì? Người quản lý nên làm gì để đối phó với trào lưu này? Hãy tìm hiểu cùng Cevn ngay trong bài viết này nhé.
Quiet quitting là gì?
Quiet quitting là một hiện tượng, trào lưu mà theo đó, nhân viên chỉ nỗ lực ở mức tối thiểu cho công việc của họ. Có nghĩa là, họ không dành thêm thời gian, năng lượng, không nhiệt tình quá mức cho vai trò của mình ngoài khoảng thời gian bắt buộc theo doanh nghiệp. Thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn rằng người lao động rời bỏ công việc của họ trong im lặng. Tuy vậy, trên thực tế là họ không rời bỏ công việc của mình.
Thuật ngữ này đã tạo nên một trào lưu mạnh mẽ khi với Hashtag #QuietQuitting đã thu hút hơn 17 triệu lượt xem trên Tik Tok (Theo WeForum). Trong đó, có khoảng 60% thế hệ Gen Z trưởng thành là những người có sức ảnh hưởng đã đăng tải nội dung liên quan đến vấn đề này.
Quiet quitting đang là một trào lưu có xu hướng lan rộng mạnh mẽ
Vì sao Quiet quitting lại diễn ra?
Người quản lý khi muốn đối phó với trào lưu này, họ cần thực sự thấu hiểu nguyên nhân của Quiet quitting là gì. Từ những nguyên nhân của Quiet quitting là gì, họ có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp để đối phó với vấn đề này. Những nguyên nhân phổ biến của Quiet quitting như sau:
Căng thẳng và bị kiệt sức
Căng thẳng và bị kiệt sức (burnout) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng Quiet quitting diễn ra. Một cuộc khảo sát của Microsoft với hơn 30.000 nhân viên của họ cho biết, có đến 54% nhân viên ở độ tuổi 20 đang cân nhắc nghỉ việc về vấn đề này.
Bên cạnh đó, 80% thanh niên toàn cầu trên thế giới đang gặp vấn đề liên quan đến trầm cảm, lo lắng và thất vọng trong công việc, cuộc sống (theo Weforum). Số liệu này phần nào cho thấy, nhân viên hiện nay đang phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch. Căng thẳng mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cảm xúc và sức khỏe của nhân viên.
Căng thẳng và kiệt sức là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên Quiet quitting
Thiếu sự công nhận trong công việc
Thiếu đi sự công nhận cũng là một trong những câu trả lời cho vấn đề nguyên nhân của trào lưu Quiet quitting là gì. Khi nhân viên không được công nhận, họ cảm thấy công việc của họ không có ý nghĩa với doanh nghiệp. Từ đó làm giảm đi nỗ lực, động lực muốn làm việc của họ.
Không có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Nhiều người lao động hiện đang đã và đang ưu tiên con đường sự nghiệp của mình. Họ luôn muốn một vị trí có lộ trình thăng tiến, phát triển rõ ràng trong tương lai. Nếu không được thăng tiến hoặc công việc không phù hợp, nhân viên sẽ mất động lực và họ sẽ giảm mức nỗ lực trong công việc của mình.
Nhân viên có thể Quiet quitting nếu không có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Người quản lý kém
Jim Harter, nhà nghiên cứu đứng đầu cuộc khảo sát với hơn 15.000 người Mỹ được thực hiện vào tháng 6 vừa qua cho biết, mức độ gắn kết giữa nhân viên và người quản lý của họ đang là yếu tố thúc đẩy xu hướng Quiet quitting diễn ra. Bên cạnh đó, khi người quản lý kém, họ sẽ không thể hỗ trợ và biết nhân viên của mình đang cần giúp đỡ điều gì. Điều này sẽ khiến cho nhân viên tăng khả năng mất kết nối và giảm nỗ lực trong công việc cao hơn.
Không có sự cân bằng cuộc sống, công việc
Sự mất cân bằng trong cuộc sống – công việc là một trong những nguyên nhân tiếp theo giải thích lý do của trào lưu Quiet quitting là gì. Có đến 3/5 (khoảng 57%) những người thực hiện Quiet quitting khẳng định rằng, sự cân bằng giữa cuộc sống, công việc của họ đã được cải thiện hơn nhiều (HRD).
Khi không có sự tách biệt rõ ràng giữa thời gian làm việc và thời gian cá nhân, điều đó có thể khiến nhiều nhân viên cảm thấy như tất cả công việc họ làm chỉ dẫn đến nhiều việc hơn. Và điều này dẫn đến tình trạng Quiet quitting.
Không có sự cân bằng giữa cuộc sống, công việc sẽ khiến nhân viên bị kiệt sức
Dấu hiệu của Quiet quitting là gì?
Bên cạnh nguyên nhân, người quản lý cũng cần phải biết những dấu hiệu của Quiet quitting là gì. Khi nhận biết được dấu hiệu của Quiet quitting là gì, bạn sẽ biết được lúc nào nhân viên của bạn đang gặp vấn đề này và đối phó với nó kịp thời hơn. Một số dấu hiệu thường gặp khi nhân viên của bạn đang Quiet quitting như sau:
Ít nỗ lực hơn trong công việc dù họ vẫn đang đáp ứng được kỳ vọng, nhưng số lượng, chất lượng đang giảm sút.
Họ thường xuyên tiêu cực hơn, mức độ tương tác hoặc không quan tâm thấp hơn đối với các dự án hoặc sự kiện mà họ từng quan tâm, mức độ hoài nghi của họ cũng tăng lên.
Ít hòa đồng hơn, nhân viên giảm hoặc không tham gia các hoạt động sau giờ làm việc và các dự án bổ sung.
Họ không hoàn thành dự án đúng hạn hoặc với chất lượng thấp bất thường.
Có nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết Quiet quitting
7 cách giúp Leader đối phó với Quiet quitting hiện nay
Vậy, cách để người quản lý có thể đối phó với Quiet quitting là gì? Dưới đây sẽ là 7 cách hữu ích mà bạn có thể tham khảo.
Ưu tiên sự công bằng trong chế độ lương thưởng
Nếu người lao động nhận được mức lương không xứng đáng với công sức, thời gian của họ, họ sẽ cảm thấy bị đánh giá thấp và bị lợi dụng. Điều này có thể dẫn đến sự giảm tương tác và tinh thần làm việc của nhân viên, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến họ tìm kiếm một công việc mới.
Do đó, công bằng và công khai trong các chế độ lương thưởng mà một trong những vấn đề người quản lý nên thực hiện để đối phó với trào lưu Quiet quitting. Nếu bạn chủ động tăng lương cho nhân viên của mình đúng với năng lực của họ, bạn sẽ giữ được nhân tài và tránh mất khách hàng. Đồng thời, bạn cũng tránh được chi phí tuyển dụng nhân viên mới.
Sự công bằng trong chế độ lương thưởng là một trong những mong muốn của nhân viên
Luôn thẳng thắn trong trao quyền cho nhân viên
Nhân viên ngày càng muốn được trao quyền tự chủ nhiều hơn trong công việc. Quyền tự chủ ở đây là họ có thể lựa chọn những phương án phù hợp để thực hiện nhiệm vụ, đạt được mục tiêu của mình. Do đó, không có gì lạ khi người quản lý đưa thêm trách nhiệm cho nhân viên tài năng trong một vai trò nhất định là cần thiết.
Tuy nhiên, nếu những thay đổi này gây ngạc nhiên cho nhân viên, họ có thể cảm thấy bị áp lực và bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Để tránh điều này, hãy thẳng thắn với nhân viên về khả năng phát triển vai trò của họ. Những trách nhiệm mới sẽ không làm nhân viên ngạc nhiên nếu bạn đặt kỳ vọng sớm.
Hãy luôn thẳng thắn, rõ ràng khi trao quyền cho nhân viên
Tôn trọng sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống
Bạn muốn nhân viên làm việc với nỗ lực nhiều hơn, nhưng đừng đánh đổi sức khỏe tinh thần của họ. Tình trạng kiệt sức, mất cân bằng giữa cuộc sống, công việc của nhân viên đang là nỗi lo của nhiều nhà quản lý. Theo 11% các Leader được khảo sát, đây chính là nguyên nhân khiến người lao động Quiet quitting. Do đó, bạn nên:
Cung cấp cho nhân viên những gói chăm sóc sức khỏe để giảm tình trạng kiệt sức cho nhân viên.
Đặt các quy định không làm việc sau giờ quy định, định nghĩa rõ ràng về những trường hợp khẩn cấp nếu bắt buộc phải thực hiện.
Cung cấp thời gian nghỉ phép có trả lương nhiều hơn và khuyến khích người lao động sử dụng.
Can thiệp kịp thời khi thấy nhân viên làm việc quá sức.
Tôn trọng sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống sẽ giúp giảm Quiet quitting
Đừng quản lý vi mô mới nhân viên của bạn
Quản lý vi mô thường là thói quen dễ mắc phải của các nhà quản lý. Khi nhân viên làm sai hoặc làm khác so với những gì được yêu cầu, nhiều nhà quản lý sẽ can thiệp ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu làm như vậy quá thường xuyên, điều này sẽ dẫn đến việc quản lý vi mô.
Cách quản lý nhân sự vi mô quá mức có thể làm mất tinh thần của nhân viên và tạo ra một môi trường không tin tưởng, dẫn đến việc nhân viên không gắn bó và thậm chí nghỉ việc trong im lặng. Hãy tránh thôi thúc quá nhiều đối với nhân viên. Dù có thời gian và địa điểm để hướng dẫn, nhưng đừng bao giờ trở thành quản lý vi mô.
Giúp nhân viên làm việc có ý nghĩa hơn
Công việc ý nghĩa với nhân viên là khi họ có thể có mục tiêu thăng tiến, nhận được sự khen thưởng, ghi nhận. Do đó, bạn nên khuyến khích nhân viên phát triển sự nghiệp bằng cách cung cấp chương trình đào tạo miễn phí và các kỹ năng lãnh đạo khác. Bắt đầu bằng các công việc phụ để phát triển kỹ năng. Nhân viên sẽ cảm thấy doanh nghiệp đầu tư vào tương lai của họ, công việc có ý nghĩa hơn và sẽ ít có khả năng rời bỏ công việc.
Hãy giúp nhân viên của bạn có công việc ý nghĩa hơn
Khen thưởng, ghi nhận có mục đích
Cảm giác bị đánh giá thấp sẽ làm giảm tinh thần người lao động. Để giải quyết vấn đề này, hãy công nhận nhân viên thường xuyên và có chủ ý. Điều này có thể được thể hiện bằng cách đánh giá cao công việc của mỗi nhân viên và không chỉ bằng việc trao giải thưởng “nhân viên của tháng”.
Theo cuộc khảo sát tại nơi làm việc của Gallup, những hình thức công nhận sau đây đang được áp dụng phổ biến nhất với người lao động:
Công nhận công khai với một phần thưởng hoặc giấy chứng nhận.
Công nhận trực tiếp từ khách hàng, đồng nghiệp hoặc sếp.
Thăng chức hoặc tăng trách nhiệm khác để thể hiện sự tin tưởng.
Phần thưởng vật chất như giải thưởng, chuyến đi và tăng lương.
Đánh giá và đánh giá tích cực.
Nhân viên sẽ nghỉ việc nếu họ không nhận được sự công nhận xứng đáng
Giảm tần suất các cuộc họp không cần thiết
Nhân viên văn phòng, người lao động trí thức dành khoảng 129 giờ cho những cuộc họp không cần thiết mỗi năm (ASANA). Điều này sẽ khiến họ bị căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Bên cạnh đó sẽ làm giảm mức độ tập trung của họ vào công việc và giảm năng suất. Do đó, bạn nên lưu ý chỉ thiết lập các cuộc họp khi cần thiết, có lịch trình rõ ràng và mỗi cuộc họp không nên quá 30 phút/lần.
Hy vọng với bài viết trong chuyên mục Tin Tức này, bạn sẽ hiểu hơn về Quiet quitting là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách làm thế nào để đối phó với trào lưu này. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm kiếm thêm các ứng viên mới, ứng viên bổ sung, hỗ trợ cho nhân viên đang gặp tình trạng Quiet quitting hãy truy cập ngay vào Cevn để tiếp cận nhân tài tiềm năng từ hôm nay nhé.