• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

112462
Tổng số truy cập:112462
Khách đang online: 481
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online
Ngày đăng tin: 17/03/2022 09:00

Bạn sắp có một cuộc phỏng vấn online qua video với nhà tuyển dụng? Bạn muốn gây ấn tượng thật tốt ngay từ lúc giới thiệu bản thân nhưng không rõ có cần điều chỉnh gì khi không trực tiếp trao đổi với nhà tuyển dụng? Học cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online thật chuyên nghiệp sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn.

Trong bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào, dù là trực tiếp hay trực tuyến thì hầu hết nhà tuyển dụng đều sẽ yêu cầu ứng viên tự giới thiệu bản thân. Tưởng chừng như là một việc vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách tự làm mình nổi bật, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, nhất là khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online. Lúc này, tương tác qua ngôn ngữ cơ thể (body language) bị giảm bớt, thay vào đó, bạn chủ yếu sẽ dựa vào giao tiếp bằng mắt và những thông tin trình bày để giới thiệu về mình.
 

Làm thế nào để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online ấn tượng?
 
I. Hiểu đúng về cơ hội và thách thức trong các cuộc phỏng vấn online
 
Ngày nay, nhiều công ty sử dụng các nền tảng như Skype hoặc Zoom để phỏng vấn ứng viên tiềm năng. Có những trường hợp là vì tuyển nhân sự làm việc từ xa, điều kiện khách quan như dịch bệnh, thiên tai hoặc công ty muốn tiến hành phỏng vấn online cho lần một và nếu thấy ứng viên phù hợp mới đề nghị phỏng vấn trực tiếp,... Dù là với lý do nào thì phỏng vấn trực tuyến cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên.
 
Đối với nhà tuyển dụng thì phỏng vấn online giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời mở rộng phạm vi, đối tượng ứng viên đa dạng hơn do không bị giới hạn khoảng cách, vị trí địa lý,... Trong khi đó, ứng viên tiết kiệm được thời gian di chuyển, một số bạn có thể thấy tự tin hơn rất nhiều vì không trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhà tuyển dụng.
 
Mặc dù vậy, nhà với hình thức phỏng vấn online thì nhà tuyển dụng phải thay đổi cả một số bước chuẩn bị, thực hiện đánh giá trong quá trình tuyển dụng tiêu chuẩn của họ, một số công ty gần như thay đổi hoàn toàn quy trình. Về phần ứng viên thậm chí còn khó khăn hơn, đặc biệt là những bạn chưa bao giờ phỏng vấn online. Chuẩn bị như thế nào, cài đặt máy ra sao, đơn giản là lời giới thiệu bản thân như thế nào khi phỏng vấn online cũng không hề đơn giản.
 
II. Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online
 
Thực tế, một cuộc phỏng vấn online cũng tương tự như một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc một cuộc phỏng vấn trực tiếp, khác biệt duy nhất là nó được thực hiện qua một cuộc gọi video trực tuyến.
 
Như đã nói, giới thiệu bản thân gần như là một "quy trình" mà cuộc phỏng vấn nào cũng có. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online về cơ bản thì lượng thông tin, nội dung không khác nhiều so với bình thường (trong phỏng vấn trực tiếp) nhưng ứng viên vẫn cần chuẩn bị và điều chỉnh để phù hợp với tình huống trao đổi qua màn hình máy tính, điện thoại. Cevn sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online cho bạn qua các bước sau đây:
 
1. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn online
 
Có một số cách để giới thiệu bản thân trong một cuộc phỏng vấn online. Hãy nhớ rằng vì bạn không trực tiếp thực hiện cuộc phỏng vấn nên một số việc nhất định như bắt tay với nhà tuyển dụng sẽ không xảy ra.
 
Ai cũng biết rằng một cái bắt tay là một cách tuyệt vời để người phỏng vấn cảm nhận được sự tự tin của bạn. Tuy vậy, trong phỏng vấn online thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ tự tin của bạn qua cách bạn giới thiệu bản thân - những gì bạn nói và nét mặt của bạn. Vì vậy, khi giới thiệu bản thân trong một cuộc phỏng vấn online, điều quan trọng là phải thể hiện được thái độ vừa chuyên nghiệp lại vừa thân thiện.
 

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online cần lưu ý điều gì?
 
1.1. Hãy đúng giờ
 
Bước đầu tiên để giới thiệu bản thân đúng cách trong một cuộc phỏng vấn online là bạn cần đảm bảo tham gia phỏng vấn đúng giờ. Nếu ngay từ đầu bạn đã truy cập muộn thì lời giới thiệu sau đó có thể bị ảnh hưởng bởi ấn tượng tiêu cực của nhà tuyển dụng với bạn. Tốt nhất, hãy học cách sử dụng thành thạo phần mềm phỏng vấn, thử thực hiện các cuộc gọi video và xử lý các tình huống cơ bản phát sinh để khi thực sự tham gia phỏng vấn online thì bạn không gặp phải vấn đề kỹ thuật. Bạn nên online trước giờ hẹn với nhà tuyển dụng vì như vậy, bạn sẽ có thời gian thư giãn trước khi bật camera và giới thiệu về mình.

1.2. Phối hợp với nhà tuyển dụng
 
Khi đã bắt đầu tham gia (join) cuộc gọi video để bắt đầu phỏng vấn, bạn có thể đợi người phỏng vấn lên tiếng trước. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ chào bạn ngay lập tức, có thể là gọi bạn bằng tên (Chào bạn A). Lúc đó, bạn có thể chỉ cần nói là "Xin chào, em/ tôi có thể bắt đầu bất cứ lúc nào". Nhìn chung, ở lúc mới bắt đầu, bạn nên lịch sự và phối hợp với nhà tuyển dụng, đồng thời nên cẩn thận để không lao vào phần giới thiệu chính thức nếu người phỏng vấn muốn giới thiệu bản thân họ trước hoặc trao đổi một vài câu giúp bạn bình tĩnh, thoải mái hơn.

1.3. Gửi lời chào khi phỏng vấn online
 
Nếu sau một câu chào ngắn gọn và thậm chí có thể vẫy tay chào qua camera, nhà tuyển dụng mỉm cười và có vẻ như họ muốn nghe bạn nói trước hoặc chờ bạn chủ động thì hãy giới thiệu bản thân bằng những cụm từ đơn giản sau:
  • Lời chào ban đầu và họ tên: "Xin chào, tên tôi là [Họ tên của bạn]".
  • Lời chào thứ 2: "Tôi rất vui khi được tham dự buổi phỏng vấn hôm nay".
Ngoài ra, bạn cũng có thể lịch sự: "Chúc anh/ chị một buổi sáng tốt lành".
 
Như bạn thấy, không phải lúc nào ứng viên cũng cần phải nói tên của mình, đặc biệt nếu người phỏng vấn nói tên của bạn trước đó rồi. Tuy nhiên, nếu họ không nói tên của bạn trước, thì bạn có thể muốn thêm nó vào lời chào đầu tiên của mình. Ví dụ: "Chào anh chị ạ, em là Nguyễn Văn A. Thật vui khi được gặp anh/ chị. Cảm ơn rất nhiều vì anh/ chị đã dành thời gian phỏng vấn em ngày hôm nay".
 
Dĩ nhiên, ngay cả khi những ý tưởng này nghe có vẻ quá quy chuẩn và hơi cứng nhắc thì nó vẫn là cần thiết và hữu ích trong thực tế với điều kiện bạn phải hành động thật tự nhiên, là chính mình và cố gắng quan sát, điều chỉnh tùy theo nhịp độ của người phỏng vấn.
 
2. Khi nhà tuyển dụng hỏi "Bạn có thể giới thiệu bản thân được không?"
 
Sau phần giới thiệu ban đầu, nhà tuyển dụng có thể sẽ bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách yêu cầu bạn giới thiệu bản thân - trình bày chi tiết rằng bạn là ai và lý do bạn quan tâm đến vị trí việc làm. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ nói rằng: "Bạn có thể giới thiệu bản thân được không?" hoặc "Hãy kể cho chung tôi nghe một chút về bản thân bạn".
 
Khi bạn trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là đảm bảo câu trả lời của bạn liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang phỏng vấn. Ví dụ, đây không phải là lúc để thảo luận về sở thích hoặc tên của những con vật cưng của bạn, trừ khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên spa thú cưng.
 
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể giới thiệu bản thân một cách quá cứng nhắc và quy phạm hay lặp lại y hệt thông tin trong CV xin việc: Họ tên, tuổi, tốt nghiệp trường nào... Nội dung thông tin như vậy gây nhàm chán và thừa vì nhà tuyển dụng rõ ràng có thể thấy được tất cả trong CV rồi. Việc của bạn là làm sao nhấn mạnh được điểm nổi bật của mình, chứng minh mình phù hợp với vai trò công việc.
 
Ví dụ, bạn đang ứng tuyển vào vị trí quản lý thì có thể nói rằng: "Tôi là [họ tên], đã có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí giám sát nhà hàng. Điều tôi yêu thích ở vai trò quản lý, giám sát là ngoài việc chứng minh được năng lực bản thân, đóng góp vào sự phát triển của nhà hàng thì tôi còn có thể hướng dẫn, truyền cảm hứng cho những nhân viên trẻ mới vào nghề".
 
Hơn nữa, trong lời giới thiệu bản thân, bạn không thể kết thúc như vậy mà cần cung cấp thêm thông tin giải thích xem bạn có trình độ, kỹ năng như thế nào để tự tin đảm nhiệm vai trò ứng tuyển. Một gợi ý cho bạn là: "Với trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản trị nhà hàng khách sạn, tôi có nền tảng kiến thức vững chắc về quản trị, hiểu về cách vận hành hoạt động trong nhà hàng. Đồng thời, kinh nghiệm 2 năm trong vai trò nhân viên phục vụ ở nhà hàng 5 sao và 3 năm làm giám sát, kỹ năng quan sát, lãnh đạo, sắp xếp ca làm việc, đánh giá hiệu suất nhân viên và làm việc dưới áp lực của tôi rất tốt".
 

Phản ứng của ứng viên khi được nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu bản thân
 
3. Quản lý nét mặt, biểu cảm và giọng nói lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online
 
Như đã nói, điều khác biệt và quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn online, ngay từ lời giới thiệu bản thân là nét mắt, biểu cảm, giọng nói, ngữ điệu của bạn. Một số lưu ý cơ bản nhất gồm có:
  • Điều chỉnh vị trí ngồi, vị trí camera để làm sao hình ảnh bạn trên màn hình phù hợp nhất (không bị quá gần hoặc quá xa).
  • Chú ý tới ánh sáng, không gian, âm thanh sao cho sáng sủa mà không chói mắt, yên tĩnh, không gian gọn gàng.
  • Khi giới thiệu bản thân, bạn cần giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng, luôn mỉm cười và thể hiện được thái độ tự tin.
  • Lời giới thiệu nên ngắn gọn, chỉ trong khoảng 40 giây là vừa đủ.
  • Khi kết thúc giới thiệu, hãy cố gắng có một câu kết để nhà tuyển dụng nhận được tín hiệu rằng bạn đã trình bày xong.
Trên đây là một số gợi ý của Cevn giúp bạn hình dung rõ hơn về bước chuẩn bị và cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn online. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hiểu rõ về vị trí ứng tuyển, liệt kê thông tin cần thiết và luyện tập, thực hành cũng như tham khảo mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt để luôn sẵn sàng cho cơ hội nghề nghiệp của mình nhé.
Số lượt đọc: 475 -