• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

86055
Tổng số truy cập:86055
Khách đang online: 138
Cách "đánh thức" động lực làm việc cho nhân viên
Ngày đăng tin: 27/10/2021 10:54

Một trong những cách hiệu quả nhất để "đánh thức" động lực làm việc cho nhân viên là khiến họ cảm thấy hạnh phúc trong công việc. Yếu tố quan trọng mang đến hạnh phúc cho nhân viên là khiến họ cảm thấy rằng mình là một phần quan trọng của tổ chức. Với một số phương pháp Cevn chia sẻ, hy vọng bạn sẽ khiến nhân viên hạnh phúc và có động lực đảm nhận tốt hơn việc làm của mình.

Cảm giác về tầm quan trọng và sự tin tưởng sẽ thúc đẩy các cá nhân làm việc hiệu quả hơn. Nhất vào những lúc công việc quá nhiều khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Vậy làm sao để tìm lại và duy trì động lực làm việc? Đặc biệt, nếu bạn là quản lý thì việc giúp nhân viên tạo động lực làm việc lại càng quan trọng hơn. Dưới đây là 8 phương pháp truyền động lực cho nhân viên mà các cấp giám đốc, quản lý cần biết để tạo một môi trường làm việc tích cực hơn.
 

Những phương pháp tạo động lực cho nhân viên hiệu quả
 
Cách "đánh thức" động lực làm việc cho nhân viên
 
1. Tín nhiệm nhân viên
 
Cách tốt nhất để có được lòng trung thành của nhân viên là cho họ thấy rằng bạn tin tưởng họ. Hãy cho phép nhân viên của bạn triển khai dự án theo cách của họ. Họ có thể không đạt được mọi thứ bạn kỳ vọng nhưng họ sẽ hoàn thành công việc bằng sự nhạy bén của chính mình.
 
2. Truyền đạt rõ ràng sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh
 
Là một người lãnh đạo, hay cấp quản lý trách nhiệm của bạn là đưa tất cả thành viên lên cùng một con thuyền. Những người không biết họ phải làm gì sẽ không thể hoàn thành tốt công việc. Họ cần hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của công ty và công việc của từng cá nhân hỗ trợ ra sao cho mục tiêu chung đó. Đây là yếu tố quan trọng cải thiện sự gắn kết của nhân viên.
 
3. Small talk
 
Tạo thói quen ngồi trò chuyện cùng nhân viên và tham gia vào cuộc đối thoại riêng. Bạn có thể nói chuyện với họ trong văn phòng của bạn, phòng nghỉ giải lao hoặc quán cà phê dưới phố. Nội dung những đoạn hội thoại này (small talk) có thể là hỏi về tiến độ làm việc của nhân viên, kết quả đạt được hay thậm chí là những lời phàn nàn, ngoài ra còn có thể là tìm hiểu về họ rõ hơn với tư cách cá nhân.
 
Hỏi về tình hình gia đình họ hay cuộc sống cá nhân nói chung để cho thấy bạn quan tâm đến họ như một con người. Điều này sẽ mang đến một môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả hơn. Cùng với đó, bạn cũng sẽ phát triển khả năng lãnh đạo tốt hơn.

4. Khuyến khích nhân viên học tập và phát triển
 
Với mọi cá nhân trong công ty, từ CEO cho đến nhân viên mới vào nghề, không ngừng học hỏi là điều thiết yếu để phát triển và thích nghi với thị trường luôn thay đổi. Khuyến khích nhân viên liên tục cải thiện kỹ năng mềm và kiến thức về thị trường kinh doanh. Hỗ trợ nhân viên muốn quay lại trường học hoặc tham gia các buổi đào tạo. Điều này có thể mang đến giá trị to lớn trong dài hạn cho một công ty.
 
5. Ủng hộ kỳ nghỉ phép của nhân viên
 
Điều này có vẻ trái ngược nhưng bạn sẽ nhân được nhiều hơn từ nhân viên khi bạn không để họ bị kiệt sức. Tìm hiểu các dấu hiệu của chứng kiệt sức và chán nản trong công việc mà nhân viên có thể gặp phải và tránh để mọi việc đi quá xa bằng cách chủ động hỗ trợ kỳ nghỉ của họ.
 
6. Ủy quyền thay vì chỉ làm việc
 
Là sếp hay quản lý, ủy thác công việc cho nhân viên là điều không thể tránh khỏi. Yêu cầu một nhân viên chỉ đạo một cuộc họp quan trọng, cho dù chỉ là một lúc khi bạn ra ngoài nghe điện thoại. Chia sẻ các dự án mà mọi người và khách hàng quan tâm tới. Điều này cho nhân viên thấy họ thực sự ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
 
7. Truyền cảm hứng tư duy sáng tạo
 
Bạn luôn làm một việc theo một cách trong suốt sự nghiệp của mình không có nghĩa đó là cách tốt nhất. Luôn có những vấn đề cần giải quyết và có những cách tốt hơn để tiến hành. Vì thế hãy sử dụng những ý tưởng xung quanh bạn và khuyến khích nhân viên chia sẻ giải pháp kinh doanh sáng tạo.
 

Khích lệ nhân viên đưa ra những sáng kiến sáng tạo sẽ khiến họ cảm thấy thích thú hơn với công việc
 
8. Ghi nhận sự cố gắng của nhân viên
 
Nếu nhân viên không cảm thấy công sức của họ được trân trọng và ghi nhận, họ có lẽ sẽ tự hỏi liệu công việc của họ có quan trọng hay không. Khích lệ nhân viên để họ biết khi nào họ đang làm tốt công việc của mình, dù đó là cuộc gọi bán hàng được xử lý vô cùng tốt hay một báo cáo có kết cấu hoàn hảo. Tổ chức các chương trình khen thưởng, thậm chí là đánh giá hàng tuần để sự cống hiến của nhân viên với công ty càng mạnh mẽ hơn.
 
Bên cạnh những cách đánh thức động lực cho nhân viên các doanh nghiệp hay quản lý cũng có thể tham khảo thêm 5 câu danh ngôn truyền cảm hứng cho nhân viên. Với những câu nói hay này, các bạn cũng có thể tiếp thêm động lực và hỗ trợ tinh thần cho nhân viên của mình thoải mái nhất. Đặc biệt nếu tinh thần thoải mái thì công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
 
Có nhiều doanh nghiệp thường xuyên vướng mắc vào vấn đề tuyển nhân viên và không biết vì đâu mà nhân viên nghỉ hàng loạt, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sự kinh doanh cũng như quá trình phát triển của công ty. Chính vì thế, các bạn hãy cùng tham khảo chi tiết các lý do vì đâu mà nhân viên nghỉ việc hàng loạt để đúc rút được kinh nghiệm cũng như có những phương hướng xử lý phù hợp nhất.
Số lượt đọc: 666 -