• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

58119
Tổng số truy cập:58119
Khách đang online: 491
Nắm bắt tâm lý nhân viên quay trở lại văn phòng sau dịch
Ngày đăng tin: 22/10/2021 09:11

Trẻ con chắc hẳn sẽ rất háo hức nếu được trở lại trường học sau những ngày giãn cách. Còn người lớn đang thực sự quay trở lại văn phòng sau thời gian dài WFH thì sao? Kết quả khảo sát chắc hẳn sẽ có những điều khiến các sếp bất ngờ.

Để tìm hiểu tâm lý của người lao động quay trở lại công ty sau giãn cách, tổ chức nhân sự Indeed đã khảo sát 450 người. Theo đó, cảm giác buồn vui lẫn lộn cộng thêm một chút lo lắng khi quay trở lại nơi làm việc là phổ biến.
 

Cảm giác buồn vui lẫn lộn cộng thêm một chút lo lắng khi quay trở lại nơi làm việc là phổ biến
 
51% cảm thấy tích cực
 
Hơn một nửa (51%) người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy tích cực khi quay lại văn phòng. Cụ thể hơn, 31% có chút mông lung về tình hình khi trở lại, 27% hạnh phúc và 26% thấy đầy hy vọng. 25% lo lắng trong khi 24% nói rằng họ hoàn toàn không thích đến công ty.
 
Mặc dù vắc xin đã được tiêm diện rộng ở nhiều nơi, nhưng 71% vẫn lo ngại về rủi ro sức khỏe liên quan đến COVID-19. Các công ty có thể giải tỏa bớt nỗi lo này bằng cách thiết lập các chính sách phòng chống dịch như giữ khoảng cách bàn làm việc, yêu cầu tiếp tục đeo khẩu trang… theo khuyến cáo của các cơ quan y tế. Việc thông tin sớm về những kế hoạch này sẽ giúp người lao động yên tâm hơn.
 
Gần một nửa thích ‘Làm việc linh động’
 
Khi đại dịch kéo dài đến 2 năm, nhiều công ty đang xem xét mô hình ‘Làm việc linh động” thay vì cho nhân viên làm từ 9h sáng - 5h chiều tại văn phòng (theo giờ làm truyền thống tại Mỹ).
 

Mô hình ‘Làm việc linh động”
 
Nếu được phép, sẽ có 32% người lao động chọn ‘Làm việc linh động’, ví dụ: làm tại văn phòng 2-3 ngày và làm tại nhà những ngày còn lại. 17% chọn đến công ty vài lần mỗi tháng. 23% muốn làm việc từ xa hoàn toàn. Chỉ có 28% người lao động thích làm tại văn phòng cả tuần.
 
58% phấn khởi khi gặp lại đồng nghiệp
 
Công việc không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ mà còn là cơ hội để xây dựng mối quan hệ. Mặc dù công nghệ đã giúp nhân viên giữ kết nối khi WFH, nhưng nhiều người vẫn thích tương tác trực tiếp với đồng nghiệp hơn.
 
58% nói rằng họ rất vui khi được gặp lại đồng nghiệp và 43% háo hức được kết bạn mới. Những người khác lo lắng mình sẽ nhớ đồng đội cũ vì đã rời công ty (37%) hoặc sẽ tiếp tục làm việc từ xa (39%).
 

Điều nhân viên mong chờ nhất khi trở lại văn phòng

% người tham gia

Làm việc mặt đối mặt

33%

Giao tiếp trực tiếp

32%

Giao tiếp tổng thể tốt hơn

28%

Có không gian làm việc chuyên biệt

26%

Ranh giới rõ ràng giữa công việc và gia đình

25%

 
Nói tóm lại, chỉ vì nhân viên đã quen với họp online không có nghĩa là họ muốn tiếp tục giao tiếp qua màn hình: 43% nghĩ là mức độ giao tiếp của họ tại nơi làm việc sẽ tương tự như trước COVID-19, trong khi 17% cho rằng họ sẽ giao lưu với đồng nghiệp nhiều hơn trước.
 
Lo lắng nhất là về thời gian di chuyển
 
Hóa ra, những điều nhân viên lo lắng nhất khi quay trở lại văn phòng lại ít liên quan đến công việc. Thay vào đó, mọi người quan tâm nhất đến sự thay đổi lối sống.
 

Điều nhân viên lo lắng nhất khi back to work

% người tham gia

 Thời gian di chuyển

45%

 Phụ phí đi làm (xăng, gửi xe,...)

38%

 Mất cơ hội làm việc linh hoạt

37%

 Lại phải mặc đồ công sở

31%

 Ngủ ít hơn

29%

 
Ngoài ra, hơn một nửa (52%) người tham gia cho biết WFH giúp họ không phải đối mặt với đồng nghiệp khó ưa. Làm việc tại văn phòng có nghĩa là phải học cách đối diện với những người này một lần nữa.
 

Bất chấp những thách thức khi WFH, nhiều nhân viên nói họ rất buồn khi phải rời xa gia đình
 
Bất chấp những thách thức khi WFH, nhiều nhân viên nói họ rất buồn khi phải rời xa gia đình: 35% lo sẽ nhớ vợ/chồng và 35% nói sẽ nhớ con.
 
Hơn một nửa cảm thấy tốt khi gặp lại sếp
 
Nhân viên nghĩ gì về hiệu quả công việc của mình khi quay trở lại văn phòng? 43% dự đoán năng suất của họ không thay đổi, 19% cho rằng mình sẽ kém năng suất hơn. Tuy nhiên, 39% dự đoán bản thân sẽ làm việc tốt hơn.
 
Khi WFH, nhân viên đã quen với việc không phải ‘chạm mặt’ sếp. Nhưng đa số nhân viên (51%) cảm thấy tích cực hoặc trung lập (30%) về việc gặp lại cấp trên sau giãn cách.
 
Khi được hỏi mong muốn điều gì nhất, nhân viên thường nói về chất lượng ngày làm việc thay vì các khía cạnh của công việc. Họ không muốn cảm thấy bị mắc kẹt một chỗ, không muốn thay đổi thói quen hiện tại của mình và cảm thấy lo lắng về việc bị mọi người vây quanh suốt ngày.
 
Đại dịch rõ ràng đã ảnh hưởng đến quan điểm của nhân viên: 20% cân nhắc tìm một công việc WFH toàn thời gian trong năm tới, và 25% nói rất ít khả năng họ sẽ làm vậy.
Số lượt đọc: 451 -