• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

155909
Tổng số truy cập:155909
Khách đang online: 79
Các loại câu hỏi phỏng vấn mà ứng viên cần lưu ý
Ngày đăng tin: 09/07/2024 22:32

Để thể hiện tốt trong vòng phỏng vấn và tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cần dành thời gian tìm hiểu kỹ về các dạng câu hỏi thường gặp, rồi tự chuẩn bị, tập dượt trước cho an tâm. Đương nhiên thực tế muôn hình vạn trạng, tuỳ công ty sẽ có danh sách câu hỏi khác nhau mà ứng viên cần lưu ý, nhưng thường sẽ xoay quanh các loại câu hỏi phỏng vấn sau đây:


 
1. Câu hỏi về mục tiêu + đặc điểm cá nhân
 
Loại câu hỏi phỏng vấn đầu tiên và hầu như lúc nào cũng có, đó chính là các câu về mục tiêu nghề nghiệp, kèm theo một số đặc điểm cá nhân để nhà tuyển dụng có thể hình dung tổng quan về ứng viên. Câu hỏi mục tiêu thường sẽ là mục tiêu 3 năm/5 năm tới của bạn là gì, với dạng câu hỏi này thì bạn nên trả lời mục tiêu sao cho trùng khớp, liên quan tới công việc để thể hiện rằng mình rất thích ngành nghề này và muốn gắn bó với nó trong tương lai.
 
Còn các câu hỏi về đặc điểm cá nhân thường sẽ là về điểm mạnh, điểm yếu, thói quen, sở thích, trong đó, câu hỏi phỏng vấn hóc búa nhất sẽ là câu hỏi về điểm yếu, bạn nên trả lời 1 điểm yếu mà không ảnh hưởng quá lớn tới công việc, kèm theo cách bạn đã/đang thực hiện để khắc phục nó, để hoàn thiện bản thân hơn, đừng trả lời giả trân là mình không có điểm yếu nhé.

2. Câu hỏi phỏng vấn về kiến thức chuyên ngành
 
Cho dù đã đi làm lâu năm hay mới ra trường thì đi phỏng vấn bạn vẫn sẽ được hỏi về kiến thức chuyên ngành, đây là loại câu hỏi phỏng vấn cũng khá phổ biến. Với sinh viên mới ra trường, các em chưa có kinh nghiệm làm việc nên nhà tuyển dụng sẽ xoáy sâu vào phần này hơn, còn người đã đi làm nhiều năm thì sẽ hỏi lướt qua hơn, vì còn phần đánh giá kinh nghiệm ở các câu hỏi khác nữa.
 
Để trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn về kiến thức, chuyên môn, thì không còn cách nào khác ngoài việc bản thân mỗi người phải tự giác, chủ động, nghiêm túc học tập để trau dồi vốn kiến thức chuyên ngành cho mình, chứ nếu lơ mơ, không nắm vững kiến thức, gặp câu hỏi về kiến thức mà ấp úng, trả lời sai lệch, không đi vào trọng tâm thì toang, chẳng có mẹo hay bí quyết nào giúp bạn được.
 
3. Loại câu hỏi về kỹ năng – kinh nghiệm làm việc
 
Với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, thì nhà tuyển dụng sẽ xoay quanh các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng mềm, hãy tìm hiểu trước xem công việc mình apply yêu cầu thành thạo các kỹ năng nào, nếu mình chưa thành thạo thì hãy nhanh chóng rèn luyện, tối thiểu cũng phải ở mức trung bình khá, chứ đừng lơ mơ quá. Còn với ai đã đi làm nhiều năm thì khi đi phỏng vấn sẽ được hỏi luôn cả 2 loại câu này, vừa có câu hỏi về kỹ năng, vừa có các câu liên quan tới kinh nghiệm để khai thác được nhiều thông tin, đánh giá chính xác hơn về năng lực làm việc, sự vững vàng chuyên môn của mỗi người. Trong phần này, nếu ở các công việc trong quá khứ mà bạn đạt được nhiều thành tích, thành tựu nổi trội, hoặc có những lần teamwork mang lại kết quả tốt thì hãy nhớ dẫn chứng, lồng ghép những điều đó vào trong câu trả lời của mình.
 
4. Câu hỏi về phẩm chất – tác phong làm việc
 
Bên cạnh chuyện đánh giá năng lực, chuyên môn, kiến thức, thì nhà tuyển dụng cũng muốn tìm được ứng viên có những phẩm chất, tác phong phù hợp với công việc, với cách làm việc và văn hoá công ty, chứ nếu chọn được 1 người năng lực vững vàng nhưng quan điểm & tác phong làm việc quá khác biệt, không thể hoà hợp được với các đồng nghiệp khác, thì sẽ dễ xảy ra những bất đồng, tranh cãi, càng làm càng thấy không phù hợp thì sớm muộn gì họ cũng nghỉ.
 
Một số câu hỏi thường gặp trong phần này chẳng hạn như bạn sẽ làm gì nếu có 1 thành viên trong team trễ deadline, cấp trên giao việc mình chưa biết làm thì bạn sẽ làm gì, khi đồng nghiệp nhờ hỗ trợ công việc thì bạn có đồng ý không, có bao giờ bạn mâu thuẫn khi làm việc nhóm chưa, bạn có phải 1 người chăm chỉ/đúng giờ không, nếu gần deadline mà công việc vẫn còn quá nhiều thì bạn sẽ làm gì… tức là đa số sẽ là những câu hỏi tình huống, nếu được thì bạn nên lồng ghép các dẫn chứng thực tiễn mà mình từng trải qua, từng xử lý trong quá khứ để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về phẩm chất, tác phong, quan điểm làm việc của bạn. Thậm chí 1 số công ty quan trọng chuyện này còn có thể tách hẳn ra thành 1 buổi phỏng vấn riêng về phẩm chất, tác phong, hành vi của ứng viên luôn.

5. Câu hỏi theo tính chất/yêu cầu riêng của công việc
 
Bên cạnh các loại câu hỏi phỏng vấn thường gặp nêu trên, thì tuỳ từng công ty, từng ngành, theo tính chất/yêu cầu riêng của công việc mà bạn có thể sẽ được hỏi thêm các câu khác, chẳng hạn như bạn có sẵn sàng đi công tác không, bạn có sẵn sàng tăng ca, làm thêm giờ không, nếu công ty yêu cầu thuyên chuyển công tác (đổi địa điểm làm việc) thì bạn có đồng ý không, nếu công việc phải thường xuyên di chuyển ngoài đường thì sao…
 
Các câu hỏi này nhằm sàng lọc các ứng viên không đáp ứng các yêu cầu mà vốn dĩ công việc/vị trí đó sẽ thường phải đối mặt, để công ty xác định những người phù hợp & có khả năng gắn bó lâu dài với công việc, vì thế, bạn cần đặc biệt lưu ý nghĩ gì nói đó, tránh trường hợp nghĩ một đằng nhưng trả lời một nẻo, tới khi vào làm việc lại thấy mình không chấp nhận được việc tăng ca, đi công tác, thì sẽ khiến mọi việc rối tung lên, công ty cho rằng bạn gian dối, cho nghỉ việc cũng mất thời gian của cả đôi bên.
 
Bài viết này đã điểm qua các loại câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà ứng viên cần lưu ý. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 81 -