• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

75452
Tổng số truy cập:75452
Khách đang online: 170
Quản lý đội nhóm từ xa với sự đồng cảm và thấu hiểu
Ngày đăng tin: 07/09/2021 17:04

Cuộc khủng hoảng Covid hiện tại đã khiến nhiều nhân viên phải làm việc từ xa. Sự thay đổi này diễn ra đột ngột nhưng có nhiều điều mà nhà quản lý có thể thực hiện để đảm bảo quản lý đội nhóm từ xa hiệu quả, giúp nhân viên tiếp tục gắn bó và đạt năng suất trong công việc, trong đó có sự đồng cảm.

Vì sao đồng cảm lại quan trọng khi quản lý các nhóm từ xa?

Sự đồng cảm là điều cần thiết để điều hành một nhóm từ xa hiệu quả bởi vì hiểu nhân viên có nghĩa là bạn có thể lường trước những thách thức và giải quyết chúng, giúp nhóm đi đúng hướng và quan trọng nhất là tạo ra cảm giác thân thuộc. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và khó khăn của họ được đáp lại bằng sự đồng cảm, họ sẽ nhiệt tình và có động lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

Dưới đây là hành động đơn giản bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để quản lý nhóm từ xa một cách hiệu quả với sự đồng cảm và thấu hiểu.

“Càng ngày chúng ta càng thấy rằng sự đồng cảm phải được nâng cao và thực hành như một giá trị cốt lõi, điều này sẽ cải thiện năng suất, tạo ra nhiều đổi mới và lợi nhuận.”
 
Nhận ra các thách thức

Với tốc độ mà nhân viên phải thích ứng với điều kiện làm việc từ xa, các nhà quản lý có thể nhận thấy rằng một số nhân viên ban đầu có thể bị suy giảm hiệu suất hoặc năng suất. Những khó khăn chung mà nhân viên gặp phải trong quá trình làm việc từ xa bao gồm:

 -       Cảm giác thiếu giao tiếp và hỗ trợ từ các nhà quản lý;

-       Khó tiếp cận thông tin;

-       Cảm thấy bị cô lập và gặp khó khăn trong việc loại bỏ phiền nhiễu ở nhà trong khi làm việc.

Nhận thức được những thách thức này có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và quản lý thành công nhóm từ xa hiệu quả hơn.

Giao tiếp thường xuyên

Cho dù bạn quyết định thực hiện các cuộc gọi riêng lẻ hay theo nhóm, việc đảm bảo giao tiếp với nhân viên mỗi ngày là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đang thực hiện nhiệm vụ và nhận thức được công việc cần phải hoàn thành mà còn cho phép bạn có cơ hội kiểm tra xem nhân viên đang làm gì và đang đối mặt với tình huống nào.

Cố gắng sử dụng cuộc gọi điện video nếu có thể. Cuộc gọi điện video sẽ cho phép nhân viên của bạn cảm thấy được kết nối hơn và cũng cho phép truyền đạt các tín hiệu không lời.

Chú ý các tín hiệu trong cuộc gọi

Các cuộc gọi qua video là một công cụ rất hữu ích khi quản lý đội nhóm từ xa. Mặc dù hiểu nhau qua màn hình không phải là điều dễ dàng nhưng đó là một trong những cách có thể kết nối chúng ta khi làm việc từ xa.

Các nhà quản lý có thể sử dụng điều này như một kênh để giải mã trạng thái cảm xúc của nhân viên và quá trình giao tiếp. Hãy dành một chút thời gian và phân tích những gì ẩn sau các cuộc gọi. Đừng vội kết luận mà thay vào đó hãy xem xét để nhận ra các thách thức mà nhân viên đang phải đối mặt.

Nếu bạn nhận thấy ai đó đang bị phân tâm, không tham gia hoặc làm việc khác thay vào đó, hãy hành động và tìm hiểu sâu hơn. Tiếp tục trao đổi thêm với họ, tìm hiểu những gì đã xảy ra và đề nghị họ chú ý. Đây là cách tốt nhất để tạo niềm tin và xây dựng kết quả tích cực cho đội nhóm.

Đảm bảo an toàn khi yêu cầu trợ giúp

Yêu cầu sự giúp đỡ là một cách để học những điều mới và có thể tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nhiều nhân viên sẽ rất e dè khi yêu cầu sự giúp đỡ bởi họ sợ phải nhận về những đánh giá tiêu cực. Chính vì vậy, bạn cần khiến nhân viên từ xa cảm thấy an toàn khi nhờ sự trợ giúp bằng cách chủ động giúp đỡ hoặc nhờ ai khác hỗ trợ.

Khi bạn cho thấy rằng bạn sẵn sàng “vứt bỏ” tự ái và nỗi sợ bị đánh giá thấp để nhờ trợ giúp, nhân viên cũng sẽ cảm thấy an toàn khi làm điều tương tự.

Mang đến những điều hữu ích

Suy nghĩ chín chắn và chủ động về những điều có thể hữu ích cho mọi người trong nhóm cho thấy rằng bạn đang quan tâm đến họ và tìm kiếm những điều có lợi cho họ. Những điều hữu ích này có thể được thực hiện cho các cá nhân hoặc cho toàn bộ nhóm, dựa trên những gì bạn đã biết được từ việc lắng nghe.

Ví dụ về sự trợ giúp mà bạn có thể cung cấp bao gồm:

-       Cung cấp sự linh hoạt về thời gian làm việc để đảm bảo rằng mọi người có thể hoàn toàn tập trung.

-       Chia sẻ những gì bạn đã áp dụng hiệu quả hoặc các tài nguyên mà bạn thấy hữu ích.

-       Khuyến khích mọi người thiết lập ranh giới giữa giờ làm việc và thời gian cá nhân…

Công nhận sự nỗ lực

Các nhân viên làm việc từ xa có thể cảm thấy bị đánh giá thấp, vì vậy bạn cần tăng cường nỗ lực ghi nhận để đảm bảo rằng mọi người đều cảm thấy rằng công việc của họ luôn được đề cao. Đánh giá cao nhân viên không cần phải tốn kém mà chỉ cần thông báo trong các cuộc họp hoặc ghi chú trong email nhóm.

Nếu cảm thấy khó nhận ra khi nào nhân vên đạt được thành tích vì không nhìn thấy họ ở nơi làm việc, bạn có thể thực hiện một số cuộc khảo sát đơn giản để mọi người đề cử một đồng nghiệp hoặc một số kỹ thuật mới để đo lường kết quả nhằm đảm bảo không ai bị bỏ qua.

Các doanh nghiệp cần có sự đồng cảm với khách hàng để cung cấp cho họ sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất. Tương tự, các nhà quản lý cũng cần sự đồng cảm đối với nhân viên để quản lý đội nhóm, tạo cho họ môi trường làm việc và sự lãnh đạo hiệu quả. Nếu bạn làm điều này, họ cũng sẽ tốt với bạn và sẽ là “cánh tay” đắc lực hỗ trợ bạn đi đến thành công.
Số lượt đọc: 384 -