• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

65381
Tổng số truy cập:65381
Khách đang online: 87
Ứng viên muốn nghe gì từ nhà tuyển dụng?
Ngày đăng tin: 07/09/2018 20:40

Để ứng viên hiểu rõ hơn về vị trí ứng tuyển cũng như thể hiện mình là “nhà thông thái”, có khả năng đọc vị suy nghĩ của đối phương, nhà tuyển dụng nên chủ động chia sẻ những thông tin cần thiết. Và dưới đây là những thông tin mà đa số ứng viên đều muốn được nghe từ chính nhà tuyển dụng mà không cần phải mở lời hỏi trước.

Tiền lương
 
 
Lương là vấn đề khiến ứng viên quan tâm nhất khi ứng tuyển một công việc mới. Dù cho bản mô tả công việc có thể hiện khoảng lương hoặc chỉ đơn thuần đề “Lương thỏa thuận” thì con số chính xác còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng đàm phán lương của ứng viên trong vòng phỏng vấn.
 
Theo chia sẻ của hầu hết các ứng viên thì họ không thích mình là người đầu tiên đề cập đến lương bổng vì sợ mất đi thiện cảm với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, họ mong rằng nhà tuyển dụng sẽ chủ động tiết lộ mức lương cụ thể để họ có thể cân nhắc và deal lương nếu cần thiết.
 
Trước khi đưa ra lời đề nghị về mức lương cho ứng viên, nhà tuyển dụng nên xem xét mức lương tham chiếu của ngành và của các công ty cùng lĩnh vực… Nếu có trả lương thấp thì cũng nên bù đắp bằng các chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ đa dạng, đừng khiến ứng viên cảm thấy mất niềm tin vào công ty và nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang coi thường năng lực của họ.
 
Chế độ phúc lợi, đãi ngộ
 
Đôi khi, với khả năng tài chính của công ty, nhà tuyển dụng không thể chạy đua với đối thủ để lôi kéo ứng viên bằng những lời hứa hẹn về các công việc lương cao, vậy thì lúc này các lợi ích khác như xe đưa đón làm việc, thẻ tập fitness, thẻ giảm giá ăn uống… sẽ phát huy tác dụng. Dù là sinh viên mới ra trường hay những người lâu năm trong nghề, ứng tuyển các vị trí Manager thì điều khiến họ dễ bị thuyết phục nhất vẫn là cảm giác được quan tâm và môi trường làm việc thoải mái. Nhà tuyển dụng nên chia sẻ những vấn đề này trong vòng phỏng vấn để tăng lợi thế cạnh tranh với các công ty đối thủ vì thu hút nhân tài trong thời buổi này chẳng hề đơn giản, không nên bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
 
Tiền thưởng
 
 
Ứng viên rất muốn biết những đóng góp, cống hiến của mình sẽ được công ty ghi nhận ra sao thông qua khoản tiền thưởng mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm. Là nhà tuyển dụng, bạn nên đề xuất với cấp trên để cung cấp thêm nhiều chính sách thưởng thu hút ứng viên. Đây cũng là yếu tố giúp họ trung thành và gắn bó lâu dài nếu chấp nhận làm việc cho tổ chức.
 
Cơ hội phát triển chuyên môn
 
Bên cạnh những nhu cầu về vật chất thì một điều mà các ứng viên thường xuyên muốn hỏi nhà tuyển dụng chính là họ có được đào tạo để phát triển chuyên môn hay không vì hiển nhiên, không ai muốn mình mãi dậm chân tại chỗ. Nhà tuyển dụng hãy tìm hiểu mong muốn của ứng viên và các kế hoạch tương lai của họ, sau đó liên hệ với các chính sách đào tạo, phát triển nhân tài của chính công ty. Vừa khoe được điểm mạnh của công ty, vừa khiến ứng viên tin rằng mình đã tìm được nơi phù hợp. Các ứng viên chắc chắn sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn với hy vọng là người được lựa chọn, nhà tuyển dụng cũng từ đó nhận dạng và chiêu nạp thêm được nhiều nhân tài trong suốt vòng phỏng vấn.
 
Cơ hội thăng tiến
 
 
Đừng đợi ứng viên mở lời thì nhà tuyển dụng mới nhắc đến cơ hội thăng tiến sự nghiệp vì một trong những nguyên nhân nhảy việc phổ biến nhất cũng xuất phát từ việc họ không nhìn thấy tương lai phát triển ở công ty cũ. Hãy vạch ra lộ trình thăng tiến rõ ràng, mang tính khả thi cho tất cả các ứng viên tham dự, hãy khiến họ tin rằng không môi trường nào tuyệt vời với chính sách tưởng thưởng công bằng như ở nơi đây. Tuy nhiên, đừng vì muốn có được nhân tài mà nhà tuyển dụng bịa chuyện hay nói quá sự thật, ứng viên chẳng những không rơi vào bẫy mà ngược lại, danh tiếng công ty còn bị ảnh hưởng nặng nề.
Số lượt đọc: 650 -