• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

130002
Tổng số truy cập:130002
Khách đang online: 124
Không ai muốn rớt khi phỏng vấn vị trí quản lý nhân sự, nhưng chỉ những ai biết các câu hỏi này mới là người được chọn
Ngày đăng tin: 01/09/2018 20:43

Nhưng rất có thể, vì quá quen với vai trò nhà tuyển dụng mà khi đột ngột quay lại trong tâm thế ứng viên, bạn sẽ vô tình bỏ qua những câu hỏi quan trọng, nhất định sẽ được đặt ra cho bất kỳ ai ứng tuyển vào các vị trí Trưởng phòng hay Giám đốc nhân sự. Hãy chắc chắn bạn đã đọc qua những câu hỏi này trước khi bước vào vòng phỏng vấn nhé.

 
Hãy cho chúng tôi biết phong cách quản lý của bạn là gì?
 
 
Mỗi người sẽ có một phong cách quản lý nhân sự riêng biệt dựa trên tính cách và sự hiểu biết cá nhân, nếu bạn tự tin rằng phong cách quản lý của mình mang nét đặc trưng thì bạn có thể chia sẻ về chúng trong vòng phỏng vấn.
 
Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng, áp dụng cùng một cách quản lý cho nhiều môi trường làm việc khác nhau là bất khả thi và không hiệu quả. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng dù bạn có phong cách quản lý đặc trưng nhưng bạn vẫn sẵn sàng thay đổi để phù hợp với môi trường mới, bạn không phải kẻ bảo thủ hay luôn cho mình là nhất, bạn có đủ sự linh hoạt – yếu tố cần thiết để thành công trong ngành nhân sự.

Trong ngành nhân sự, điều gì khiến bạn không thích nhất?
 
Không có ngành nghề nào là hoản hảo 100% cả, nhân sự cũng không ngoại lệ. Sẽ có những điều khiến bạn không thích trong suốt quãng thời gian làm nghề nhưng đừng tỏ ra quá gay gắt khi nói về chúng trước nhà tuyển dụng. Đừng sử dụng những động từ mạnh như “tôi ghét” hay “tôi cực kỳ không thích” mà thay vào đó, hãy dùng cách nói tinh tế hơn, chẳng hạn “…không phải là niềm đam mê của tôi”. Và hãy luôn nhớ rằng, vế phía sau phải luôn thể hiện được thành ý và sự khách quan của bạn kể cả khi bạn phải làm những điều mình không thích “Đào tạo không phải là niềm đam mê của tôi nhưng vì hiểu được tầm quan trọng của công tác này đối với doanh nghiệp, tôi luôn cập nhật những kiến thức mới và thường xuyên thay đổi phương pháp tiếp cận để nhân viên có thể tiếp thu một cách tốt nhất.”
 
Nếu được nhận, bạn có kế hoạch gì để phát triển công ty?
 
Nếu như trước kia bộ phận nhân sự chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi của nhân viên và các mâu thuẫn nội bộ thì ngày nay, bộ phận nhân sự chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là giao tiếp, quản lý con người từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
 
Vậy bạn đã có kế hoạch gì để phát huy tối đa năng lực của nhân viên, khiến họ không chỉ hài lòng với các chế độ phúc lợi mà còn cảm thấy yêu công việc, có ý định gắn bó với công ty và dốc lòng phục vụ công ty. Cách thức thực hiện ra sao và phương pháp đánh giá hiệu quả như thế nào?… Nếu muốn trở thành nhà quản lý nhân sự, bạn phải thể hiện được tầm nhìn vĩ mô và đưa ra tất cả các sáng kiến có lợi đối với công ty mà bạn đang phỏng vấn.
 
Khó khăn mà bạn gặp phải khi làm việc với đồng nghiệp hoặc cấp trên là gì và cách bạn giải quyết chúng?
 
 
Nhà tuyển dụng muốn biết với cương vị là người quản lý nhân sự, bạn có thực sự biết cách kiềm chế cảm xúc và giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn hay không vì chính bạn đang giữ nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định và không khí vui vẻ, hòa bình cho tổ chức. Rất đơn giản, bạn hãy kể lại trải nghiệm thực tế của bản thân và cách bạn xử lý vấn đề. Với một người nhiều năm kinh nghiệm như bạn thì có vẻ câu hỏi này không phải là một câu hỏi khó.
 
Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì?
 
Với các mối quan hệ trong lĩnh vực nhân sự, không quá khó khăn để bạn có thể tìm hiểu về môi trường làm việc của một công ty. Và nếu bạn đã đi đến vòng phỏng vấn này, hẳn là bạn thấy môi trường ở đây tương đồng với môi trường lý tưởng mà bạn muốn theo đuổi. Hãy cho nhà tuyển dụng biết được điều này.
 
Hoặc nếu bạn có sáng kiến gì, định hướng thay đổi môi trường làm việc ra sao thì cũng hãy tự tin trình bày vì nếu được tuyển, bạn chính là người ra quyết định. Đảm bảo cả 2 bên đều có chung hướng đi ngay từ vòng phỏng vấn sẽ tránh được những xung đột phát sinh trong quá trình làm việc chính thức sau này.
 
Hãy đóng vai người phỏng vấn, bạn sẽ đặt những câu hỏi nào cho ứng viên của mình?
Câu hỏi này chỉ đơn thuần giúp nhà tuyển dụng xác định xem bạn thường quan tâm đến những vấn đề nào khi phỏng vấn ứng viên. Vậy nên, bạn cứ thoải mái và liệt kê những câu hỏi mà bạn cho là quan trọng. Nếu có thể sáng tạo một vài câu hỏi độc đáo, khác biệt thì bạn sẽ gây được ấn tượng hơn nữa.
 
Kể về lần bạn không tuân thủ quy định công ty
 
 
Bạn ban hành những nội quy nhưng đồng thời cũng là người phải tuân thủ một số quy định khác từ cấp trên đưa xuống. Tuy nhiên, đối với những quy định mà bạn cho là không hợp lý hoặc có thể tối ưu hóa thì bạn sẽ quyết định không tuân theo.
 
Một nhà quản lý nhân sự không thể là người nguyên tắc, bạn cần thể hiện được sự linh hoạt và khả năng nhìn nhận vấn đề, xử lý quyết đoán. Những lần làm trái quy định (nhưng đúng đắn) ấy sẽ là bằng chứng cho thấy bạn sẵn sàng đấu tranh, thậm chí chịu thiệt thòi vì lợi ích chung của doanh nghiệp.

Các xu hướng quản trị nhân sự trong vòng 3-5 năm tới
 
Là người đứng đầu phòng nhân sự, bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng quản lý nhân sự mới và lựa chọn xu hướng thích hợp nhất để triển khai vào thực tiễn. Việc làm này cho thấy bạn có niềm đam mê rất lớn với công việc và có khả năng cập nhật nhanh các xu hướng. Hãy đề cập đến những trang báo, trang web uy tín mà bạn lấy thông tin hoặc những cuộc hội thảo bạn từng tham dự… Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Số lượt đọc: 726 -