10 kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm
Ngày đăng tin: 30/08/2018 09:44
1. Ăn mặc
Ấn tượng trong ngày đầu tiên đi làm đặc biệt quan trọng, vì vậy hãy chú ý phong cách ăn mặc của bạn. Lựa chọn phục trang giúp bạn tăng sự tự tin và chững chạc. Nếu đang trong giai đoạn thử việc hay thực tập, dù công ty không có yêu cầu ngắt ngao về trang phục nhưng bạn không nên coi thường vấn đề này. Đừng để cấp trên hay đồng nghiệp nghĩ rằng bạn còn đang là một nhân viên thử việc, thông qua phong cách ăn mặc để bạn có được sự tôn trọng từ họ.
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
2. Cố gắng đi làm sớm và đừng chăm chăm nhìn đồng hồ chờ hết giờ
Dù công việc không đòi hỏi bạn phải đi sớm về muộn nhưng cũng không nên quá tùy tiện!Hãy luôn nhớ rằng, mọi hành động trong văn phòng đều không thoát khỏi con mắt của cấp trên. Mỗi ngày đến sớm hơn vài phút giúp sếp hiểu rằng bạn rất coi trọng công việc hiện tại.
Với người mới bắt đầu công việc, do chưa thích hợp với thời gian và nhịp độ công việc thường có tâm trạng ngong chóng tan ca. Người vội vã rời công ty khi hết giờ làm có thể khiến sếp hoài nghi về nhiệt tình với công việc và khả năng từ bỏ công việc khi có cơ hội. Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình với công việc trong những ngày đầu tiên đi làm là đặc biệt quan trọng, nó giúp bạn để lại ấn tượng sâu sắc với sếp!
3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.
4. Làm việc dứt khoát kiên quyết
Khi mới làm việc, nhiều người do lo sợ làm sai việc hoặc làm không tốt nên không dám gánh vác công việc, đưa ra ý kiến, làm việc dè chừng. Khi đối diện với công việc bắt buộc, thể hiện sự do dự thiếu quyết đoán và chờ đợi sự chỉ đạo từ cấp trên, điều này chỉ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong công việc!
5. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
6. Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.
7. Bình tĩnh trước mọi tình huống
Để có được sự tin tưởng và tín nhiệm từ cấp trên, bạn cần thể hiện sự bình tĩnh trước mọi tình huống công việc. Bởi sếp và khách hàng đều là những người từng trải, họ khá hài lòng với người biết cách giải quyết các vấn đề một các hợp tình hợp lý.
8. Nhanh chóng nắm bắt mọi vấn đề
Cố gắng tìm hiểu và nắm bắt mọi vấn đề trong công ty sau vài ngày đầu tiên đi làm, như: cơ cấu tổ chức, chức năng, phương thức kinh doanh, mục tiêu công việc… Điều này cho thấy bạn đã tiếp thu văn hóa của công ty. Hòa nhập vào môi trường làm việc chung sẽ rất có ích cho sự nghiệp sau này của bạn!
9. Làm việc tích cực chủ động
Khi được cấp trên giao nhiệm vụ, nếu tự tin hoàn thành chúng hãy lập tức hành động và thực hiện trong thời gian nhanh nhất sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp, điều mà tiền bạc cũng không thể mua được! Trong quá trình làm việc, không nên chỉ biết chờ đợi, nghi hoặc hão huyền. Đừng mong công việc đều có thể tiến hành theo kế hoạch sẵn có của bạn. Đề phòng trước với mọi tình huống sai sót có thể xảy ra.
10. Không buôn chuyện khi làm việc
Là nhân viên mới bạn cần tập trung cao độ cho công việc, bỏ qua các vấn đề riêng tư, dành nhiều thời gian phối hợp và quan sát đồng nghiệp làm việc. Việc buôn bán khi làm việc không những làm giảm tiến độ công việc mà còn ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của đồng nghiệp và sự chỉ trích từ cấp trên. Giai đoạn này hết sức quan trọng để bạn xây dựng hình tượng người nhân viên chuyên nghiệp và tạo tiền đề cho sự phát triển của sự ngiệp