• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

67211
Tổng số truy cập:67211
Khách đang online: 1164
Làm gì khi nhà tuyển dụng thông báo chọn bạn nhưng lại không gửi thư mời nhận việc?
Ngày đăng tin: 24/08/2018 20:44

Sẽ thật đáng mừng nếu như ngay sau cuộc điện thoại thông báo “Chúng tôi quyết định nhận bạn vào làm việc” là một email đính kèm Offer Letter (thư mời nhận việc) với nội dung rõ ràng kèm chữ ký của người đứng đầu công ty được gửi đến hòm thư của bạn. Việc của bạn chỉ là chờ đến ngày bắt đầu công việc mới và ký tên hoàn tất các thủ tục.

Tuy nhiên, nếu như đằng sau lời thông báo miệng là sự im lặng kéo dài, bạn sẽ xử lý như thế nào? Dành cả tuổi thanh xuân để chờ đợi lời nhận việc mơ hồ hay thẳng tay vứt bỏ để tìm công việc mới.

1. Đừng đặt cược tất cả cơ hội ở một nơi duy nhất
 
 
Một lời thông báo miệng chưa đủ để đảm bảo chiếc ghế của bạn không bị người khác cướp mất, cho đến khi nhận được văn bản mời nhận việc chính thức từ nhà tuyển dụng, bạn đừng chấm dứt việc tìm kiếm một cơ hội mới. Hãy cứ tiếp tục tham gia phỏng vấn ở những nơi bạn đã nộp đơn ứng tuyển, đó cũng là cách giúp bạn nhận ra mình thực sự yêu thích công việc nào hơn cả.
 
2. Luôn làm sáng tỏ mọi vấn đề
 
Trong trường hợp nhà tuyển dụng gửi lại thư mời nhận việc ngay sau lời thông báo thì bạn cũng cần kiểm tra lại xem các điều khoản có đúng với những gì hai bên đã thỏa thuận với nhau hay không, một số nội dung quan trọng mà bạn cần lưu ý: mức lương, công việc cụ thể, thời gian làm việc…
 
Tóm lại, đừng để bất kỳ sai sót, hiểu lầm nào khiến bạn mất đi quyền lợi mà mình xứng đáng được hưởng, hãy có trách nhiệm với tương lai của chính mình.
 
3. Chủ động theo dõi nhà tuyển dụng
 
 
Thay vì chờ đợi trong sự hoang mang, bạn có thể chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng sau 2-3 ngày nếu không thấy hồi âm nào kể từ khi nhận được thông báo miệng. Hãy hỏi họ về tiến trình tuyển dụng, nếu họ viện một số lý do để trì hoãn thì việc bạn cần làm là xác định thời gian cụ thể để có kết quả. Quy trình tuyển dụng nhân sự ở một số công ty và tập đoàn lớn khá phức tạp nhưng chắc chắn, họ vẫn có thể cho bạn một câu trả lời chính xác.
 
4. Cân nhắc xem nên tiếp tục chờ đợi hay từ bỏ
 
Nếu điều duy nhất bạn nhận được vẫn là sự im lặng kéo dài của nhà tuyển dụng thì hơn 90% bạn đã rơi vào 1 trong 2 tình huống tồi tệ sau: công ty tạm hoãn kế hoạch tuyển người hoặc nhà tuyển dụng gửi nhầm thư mời nhận việc cho bạn (trong khi đáng lẽ nó phải thuộc về người khác).
 
Bạn có thể tỏ ra tức giận nhưng tuyệt đối đừng hành động một cách ngu ngốc, đừng trút hết mọi bực dọc bằng những lời lẽ tiêu cực lên nhà tuyển dụng. Đừng quên mối liên kết trong ngành nhân sự, danh tiếng của của bạn sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng và sự nghiệp của bạn vì thế cũng gặp không ít khó khăn. Dù cho lỗi xuất phát từ phía nhà tuyển dụng nhưng với cách cư xử thiếu chuyên nghiệp của bạn thì không ai có thể đồng thuận và cảm thông.
 
Trong tình huống này, bạn hãy gửi cho nhà tuyển dụng một thông điệp thể hiện quan điểm: vì không nhận được phản hồi nên bạn sẽ tiếp tục tìm việc nhưng được làm việc cho quý công ty mới là điều bạn thực sự mong muốn nhất.

5. Đừng bỏ qua linh cảm
 
Cuối cùng, hãy tin vào linh cảm. Nếu bạn nhận thấy công ty có điều gì mờ ám hay không còn giống như kỳ vọng ban đầu thì đấy chưa hẳn đã là sự lựa chọn phù hợp. Dù tình hình tài chính đang khó khăn và bạn rất cần một công việc để trang trải sinh hoạt phí thì cũng đừng nôn nóng mà “nhắm mắt chọn bừa”, hãy tin vào năng lực của bản thân, bên ngoài không thiếu cơ hội dành cho bạn.
Số lượt đọc: 2834 -