• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

113461
Tổng số truy cập:113461
Khách đang online: 401
Tự ái và cái tôi – Hai trở ngại của lao động tuổi trung niên
Ngày đăng tin: 29/01/2023 21:59

Ở độ tuổi trung niên, đã đi làm công việc văn phòng và gắn bó gần 20 năm. Cứ nghĩ với kinh nghiệm tích lũy dần theo thời gian có lúc mình được vào hàng ngũ quản lý trong công ty hoặc chí ít có thể tự kinh doanh riêng. Thế nhưng từng ấy năm không thể nào nói lên được điều gì.

 
 
Tôi vẫn là một nhân viên lâu năm với vị trí ấy, với số năm kinh nghiệm và tuổi đã lớn hơn nhiều. Tôi chẳng thể vượt khỏi nỗi mặc cảm của bản thân khi môi trường xung quanh là các bạn trẻ. Tôi phải thừa nhận rằng giới trẻ ngày càng có năng lực, tự tin, kinh nghiệm không kém những người lớn như tôi, đặc biệt thế hệ gen Z vô cùng năng động. Vậy lấy gì dám so sánh hay đòi sự công bằng? 
 
Trong quá trình làm việc tôi không tránh khỏi sự tự ái khi tôi phải dưới sự quản lý, điều phối của những cấp trên nhỏ tuổi hơn. Nếu xét về độ tuổi, họ chỉ đáng tuổi em, tuổi cháu thế mà tôi phải nghe theo lệnh của họ rồi cố gắng hoàn thành công việc. Thậm chí, đôi lúc tôi chịu những lời khiển trách nặng nề từ họ khi mắc phải lỗi trong công việc, dẫn đến không thể không tránh việc nảy sinh sự mặc cảm trong tôi. Nói chung đi làm ai ai cũng gặp phải những khó khăn nhưng càng lớn tuổi tôi càng gặp nhiều khó khăn trong chính suy nghĩ của mình.
 
Sự tự ái và cái tôi, vốn dĩ đó là tính cách đặc trưng của người Á Đông đặc biệt Việt Nam chúng ta. Không phải nói thay đổi là thay đổi một hai ngày được, biết là vậy nhưng tôi đành phải bỏ qua cái tôi của mình để làm việc chốn công sở này.
 
 
Anh Dũng – đồng nghiệp của tôi hơn 10 năm nay cũng đã xin nghỉ việc gần đây. Hơn 50 tuổi, trong một lần bất đồng quan điểm với cấp trên, anh đã nổi nóng khi bị sếp chỉ trích và phê bình. Do có cái tôi quá lớn và sự tự ái sẵn có, anh đã lựa chọn giữ vững quan điểm của bản thân, không chấp nhận quan điểm của những người khác. Mặc dù đội nhóm chúng tôi cùng làm việc đã góp ý, anh cảm thấy không hài lòng. Anh luôn suy nghĩ theo quan điểm của cá nhân, không chịu hòa nhập với tập thể. Thế rồi anh đã xin nghỉ việc dù rằng anh vẫn hay tâm sự cuộc sống gia đình anh vẫn khó khăn. Liệu từ bỏ một công việc để nuôi sống gia đình chỉ vì lý do như vậy có đáng hay không?
 
Nếu tôi ở vị trí của anh, tôi không thể nói nghỉ việc là nghỉ. Thật sự với độ tuổi càng lớn, mọi thứ từ sức khỏe, sự nhiệt tình, năng lực dần  bị hạn chế. Nếu tôi không thể vượt qua sự mặc cảm, hay không bỏ cái tôi xuống, tôi phải chấp nhận một điều rằng tôi không thể hoàn nhập với công việc, với cộng đồng, với sự cạnh tranh của thị trường như hiện nay.
 
Nếu đặt bản thân mình vào vị trí quản lý, liệu rằng tôi có nhận những người trung niên trạc tuổi tôi vào làm vị trí mới của công ty hay không? Thật sự là tôi không. Tôi cũng không muốn nhận người lớn tuổi cho vị trí nhân viên, vì các bạn trẻ làm tốt hơn rất nhiều. Người trung niên như chúng tôi có những lối suy nghĩ cũ, tác phong làm việc, gia đình, con cái đã được định hình từ trước, không có lối tư duy mở như giới trẻ bây giờ.
 
Mọi người thường nghĩ rằng càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ở một hai năm đầu khi mới bắt đầu công việc là lúc tôi phát triển bản thân nhất, tôi học hỏi, khám phá mọi thứ trong nghề. Rồi dần dần công việc lặp lại ngày qua ngày và cứ thế kinh nghiệm mà người ta cho rằng hơn 15-20 năm đó chỉ là sự lặp lại trong nhiều năm.
 
Nghỉ việc hay chấp nhận thực tế của công việc đó đều là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nghỉ việc ở độ tuổi này, chúng tôi sẽ làm gì khi thất nghiệp, tài chính gia đình tôi sẽ như thế nào thì không ai có thể đảm bảo.
 
Tuổi trung niên chúng tôi chẳng có nhiều sự lựa chọn nên phải chấp nhận hoàn cảnh, vượt qua mọi trở ngại, sự tự ái và cái tôi, học cách khiêm tốn để có thể làm việc một cách tốt nhất, vì bản thân, gia đình và cả tập thể, cộng
Số lượt đọc: 541 -