• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

13421
Tổng số truy cập:13421
Khách đang online: 78
Quan trọng không phải là trình độ, mà là thái độ và sự phù hợp
Ngày đăng tin: 04/01/2023 11:30

Bạn cho rằng một ứng viên mà mọi doanh nghiệp muốn mời về làm thường là những người có kỹ năng trình độ chuyên môn cao? Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít lần chúng ta gặp phải trường hợp một người vô cùng tài giỏi nhưng lại trượt phỏng vấn. Dù đến từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng thái độ và sự phù hợp của ứng viên có ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tuyển dụng.

 
Có niềm đam mê với công việc, thái độ tốt và sẵn sàng tiếp thu có thể khiến ứng viên trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tuyển dụng hơn người có nhiều kinh nghiệm nhưng luôn tỏ ra chán nản hoặc không hứng thú. Bài viết của ngày hôm nay sẽ chỉ ra các lý do tại sao nhà tuyển dụng có xu hướng chọn và giữ chân những ứng viên có thái độ tốt thay vì trình độ.
 
Trình độ chuyên môn có thể rèn luyện
 
Đầu tiên, thái độ sống sẽ phản ảnh con người của bạn, và thái độ làm việc sẽ thể hiện một phần về đạo đức nghề nghiệp của bạn. Thông qua thái độ trong công việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nền tảng giáo dục, kiến thức tư duy của mỗi người. Thái độ cũng quyết định sự thành công, hành động và sự gắn bó trong các mối quan hệ. 
 
Nếu một người có thái độ đứng đắn, họ sẽ có động lực làm việc và khả năng thích nghi cao, điều này khiến họ cởi mở trong vấn đề sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. Các nhà tuyển dụng coi những phẩm chất này là điều kiện để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Với một thái độ đúng đắn hay sự nỗ lực, ứng viên có thể học hết các kỹ năng mới, nâng cao trình độ chuyên môn một cách thành thạo. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng thường thích tuyển người có thái độ tốt và đam mê tuy kinh nghiệm của họ còn hạn chế hơn một người có kinh nghiệm nhưng thiếu thái độ, đam mê.

Thái độ làm việc tích cực khiến nơi làm việc biến đổi
 
Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao thái độ làm việc tích cực của nhân viên bởi tác động của nó tới nơi làm việc. Không chỉ những cấp quản lý hay các nhà lãnh đạo mới có thể tạo ra sự khác biệt, dù ở bất cứ vị trí nào dù to hay nhỏ đều mang lại cơ hội cho bạn tạo ra sự tích cực thông qua cách làm việc. Những nụ cười hay những lời chào đồng nghiệp buổi, thái độ đi làm tích cực của bạn cũng tạo cảm giác thoải mái hơn là một nhân viên ủ rũ, mặt mày cau có mỗi khi đi làm.

Thái độ ảnh hưởng tới hiệu suất 
 
Nếu một nhân viên có thái độ làm việc không tốt, làm ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp, họ có khả năng tạo nên những cuộc xung đột văn hóa tổ chức, có thể ảnh hưởng tới tinh thần làm việc nhóm, gây ra sự bất ổn và làm giảm hiệu suất làm việc. Trong thực tế, những người có thái độ không tốt hoặc luôn tiêu cực quá mức thường là những người có suy nghĩ rời bỏ công việc, không những thế họ sẵn sàng gia tăng sự ức chế đó và còn muốn truyền những suy nghĩ tiêu cực, năng lượng độc hại này cho những nhân viên khác.
 
Có thể thấy những người này có hiệu suất làm việc cá nhân cao nhưng thái độ chống đối với văn hóa doanh nghiệp. Thông thường họ sẽ có xu hướng hơi khó hòa nhập với đồng nghiệp của mình, nhiều khi dẫn đến việc lục đục nội bộ, còn có thể tạo nên sự bất mãn giữa các nhân viên với nhau. Và, khi họ rời khỏi đội thì ngay lập tức, hiệu suất của đội nhóm được cải thiện ngay lập tức. Đứng trên lập trường là một nhà tuyển dụng, việc tạo ra một đội ngũ nhân viên có hiệu suất làm việc cao luôn là tiêu chí quan trọng, thay vì chỉ tập trung vào một hiệu suất của từng cá nhân. Và, để thực hiện được việc tạo ra đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả thì thái độ của nhân viên luôn là tiêu chí quan trọng.
 
Thái độ tốt sẽ đánh bại mọi trở ngại
 
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với những thử thách và chính những quyết tâm, kiên trì hay khả năng thích nghi của mỗi con người luôn được đề cao trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn không có ý chí kiên trì thì dù có kỹ năng làm việc phù hợp thì khó có thể vượt qua những thử thách và đạt nhiều thành công trong công việc hay trong cuộc sống.
 
Để kiểm tra khía cạnh thái độ của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi về những thách thức mà họ gặp phải trong quá trình làm việc, các họ đối mặt với những thất bại hay cách họ đối phó qua các tình huống vượt quá khả năng của họ. Các câu hỏi này dùng để khai thác tính cách thái độ của ứng viên, như tính trung thực, quyết tâm, kiên trì,… Tuy, ứng viên chưa bộc lộ rõ tính cách của họ trong một vài cuộc phỏng vấn, nhưng việc các nhà tuyển dụng cần thăm dò những góc độ tiềm ẩn hay cần tìm hiểu sâu về thái độ tiềm ẩn của ứng viên là điều cần thiết. Nếu như bạn không thể hiện cam kết rõ ràng trong thái độ làm việc đúng đắn thì bạn làm mất điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng. 
Số lượt đọc: 221 -