• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

145363
Tổng số truy cập:145363
Khách đang online: 344
Nghề kế toán, được gì và mất gì?
Ngày đăng tin: 21/12/2022 21:40

Nghề nào cũng có cái được và cái mất, chỉ có điều là mất nhiều hơn hay được nhiều hơn, kế toán cũng không ngoại lệ. Nếu xác định trước được nghành kế toán được gì và mất gì sẽ giúp bạn vạch ra được đúng đường đi trên con đường sự nghiệp của mình, từ đó quá trình tìm việc làm trở nên dễ dàng hơn, tránh được những bỡ ngỡ, khó khăn bước đầu.

Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, cẩn thận, sáng tạo,... là những kỹ năng thiết yếu mà nhân viên kế toán cần có. Đã là dân kế toán không thể thiếu những kỹ năng này bởi chúng được vận dụng vào công việc hằng ngày. Nhiều người cho rằng theo đuổi nghề kế toán sẽ không quá vất vả. Tuy nhiên, chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu được nghề kế toán được gì và mất gì. Người ngoài nhìn vào có lẽ chỉ thấy cái mà người làm kế toán được. Đúng là người làm nghề kế toán được nhiều, nhưng họ cũng mất rất nhiều, do đó ngay từ đầu xác định tìm việc làm kế toán chúng ta cần xác định được tư tưởng, bởi nghề nào cũng có những cái khó khăn và vất vả khác nhau.


Tâm sự nghề kế toán
 
I. Cái được của người làm nghề kế toán
 
1. Không lo thất nghiệp
 
Nhân viên kế toán là bộ phận không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Cộng thêm nhu cầu tuyển nhân viên kế toán của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài và cả trong nước, cơ hội việc làm kế toán càng cao, chắc chắn nếu đang theo nghề kế toán bạn có thể yên tâm không lo thất nghiệp, nguy cơ thất nghiệp cũng không cao như các nghề khác.
 
2. Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp
 
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào học việc tại các công ty lớn để lấy kinh nghiệm. Sau một vài năm dày dặn kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng, lúc đó bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội, ứng tuyển vào các vị trí cao hơn như kế toán trưởng, ... tại các công ty khác. Chưa kể nếu làm tốt, công ty có thể giữ và cân nhắc các vị trí tốt hơn cho bạn.
 
Để có được cơ hôi thăng tiến trong công việc, bản thân mỗi người làm kế toán cần phải trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết, trong đó tập trung ở một số kỹ năng như: Kỹ năng tổ chức tốt, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp... Có như vậy cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn mới cao.
 
3. Lương ổn
 
Một trong những ưu điểm của nghề kế toán là lương tương đối ổn, cộng thêm các chính sách, phúc lợi tốt hơn so với nhiều nghề khác. Mức lương cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dao động trong khoảng 4 - 5 triệu, với người đã có kinh nghiệm dao động khoảng 7 - 10 triệu, chưa kể nếu làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, mức lương sẽ còn cao hơn.
 
4. Dễ nhảy việc
 
Người làm công ăn lương có xu hướng chung là làm việc trong một công ty khoảng một vài năm để lấy kinh nghiệm, sau đó tìm kiếm các doanh nghiệp, công ty khác có chế độ tốt hơn để nhảy việc. Người làm kế toán cũng không loại trừ trong số đó. Tuy nhiên trong số các nghề thì nghề kế toán dễ nhảy việc hơn, nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng kế toán của các công ty cũng cao hơn.
 

Có nên theo nghề kế toán không?
 
5. Đa lĩnh vực
 
Người làm kế toán có thể kiêm thêm nhiều vai trò ở nhiều vị trí khác nhau như tài chính, quản lý, kiểm toán và thuế. Với sự đa dạng trong nghề mà một nhân viên kế toán thực sự có năng lực sẽ có rất nhiều lựa chọn cho con đường sự nghiệp của mình.
 
II. Người làm kế toán cũng có nhiều cái mất

1. Công việc lặp đi lặp lại
 
Công việc của một nhân viên kế toán hàng ngày là làm việc với các con số biết nói, tính toán sổ sách, thu chi, chứng từ, lương bổng cho nhân viên,... Công việc mang tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày dễ khiến người làm cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí là chán nghề.
Bên cạnh đó nghề kế toán còn đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, cẩn thận và một tư duy logic. Tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác qua những con số, chỉ một sai sót nhỏ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp.
 
2. Áp lực công việc lớn và làm thêm giờ
 
Nghề kế toán gắn liền với những con số, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, áp lực công việc lớn. Chưa kể vào cuối năm, thời điểm làm báo cáo tài chính, quyết toán, công việc dồn dập đòi hỏi độ chính xác càng cao và phải làm thêm giờ, tăng ca cho kịp tiến độ công việc.
 
Mỗi ngành mỗi nghề lại có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau về công việc, ví dụ như việc làm ở vị trí nhân viên kinh doanh cũng có những áp lực và được mất khác nhau chứ không chỉ ngành kế toán. Nếu yêu khi tuyển nhân viên kế toán tổng hợp là phải tỉ mỉ, cẩn thận, bao quát chính xác thì việc làm nhân viên kinh doanh yêu cầu sự năng động, nhạy bén và giao tiếp tốt. Nghề nào việc đó, sẽ rất khó để đi so sánh công việc nào vất vả hơn công việc nào.
 
Nghề kế toán cũng có nhiều cái được, xong bên cạnh đó cũng cón những góc khuất mà chỉ người trong nghề mới hiểu được. Nếu thực sự muốn gắn bó và tiến xa hơn với nghề, ngoài những kỹ năng cần và có, người làm kế toán nhất định phải có đam và thực sự yêu nghề. Khi thấy mình có đủ năng lực để ứng tuyển vị trí kế toán trưởng thì bạn hãy cân nhắc xem mình đã hội tụ đủ những phẩm chất vàng của một kế toán trưởng hay chưa. Nếu bạn thực sự yêu thích công việc này thì đừng ngại ngần, chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc thật ấn tượng tốt, ứng tuyển vào vị trí kế toán, điều quan trọng bạn phải thực sự tự tin, nếu như tự tin với bộ hồ sơ xin việc của mình bạn sẽ có được cơ hội việc làm tốt từ phía các nhà tuyển dụng.

 

Số lượt đọc: 239 -