• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59269
Tổng số truy cập:59269
Khách đang online: 491
Một số TIPS để HR xây dựng văn hóa công ty
Ngày đăng tin: 25/10/2019 21:43

I. Đừng nói khống và hứa hẹn quá nhiều trong bài đăng tuyển dụng

Như chúng ta có thể thấy, các ứng viên đến phỏng vấn vì cảm thấy phù hợp hoặc hứng thú với những điều được viết trong bài đăng tuyển dụng. Đó có thể là một môi trường năng động, một khung giờ linh hoạt, một quy trình thăng tiến đầy hứa hẹn hoặc một mức lương cạnh tranh, … Chỉ cần những nội dung đó hoàn toàn trong khả năng đáp ứng của công ty thì bạn hoàn toàn có thể có cho đội của mình những người đồng hành nhiệt huyết mà không gặp phải trở ngại gì.

II. Tăng cường kết nối giữa các thành viên trong công ty

Trong một môi trường làm việc, không thể có sự hiệu quả khi không có sự tương tác đều đặn giữa các thành viên. Và cách để tạo nên một không khí gần gũi, thân thiện cũng chẳng phải điều gì quá lớn lao. Đó có thể là một buổi gặp thân mật giúp xóa đi khoảng cách giữa các thành viên mới của công ty hoặc một chương trình teambuilding, một chuyến đi thiện nguyện ngắn để mỗi cá nhân có cơ hội gắn kết với nhau, giải tỏa căng thẳng và những áp lực công việc góp phần tăng năng suất lao động sau đó. Đồng thời, việc đôi khi quan sát cách làm việc của mọi người để đưa ra những góp ý tích cực cũng thể hiện sự linh hoạt, tinh tế của một HR.

III. Tin tưởng vào nhân viên khi đưa ra các quyết định

Không ai muốn mình làm việc như một cái máy và không được công nhận những ý kiến cá nhân của mình. Vậy nên trong những trường hợp cần thiết và đã suy nghĩ kĩ lưỡng, bạn có thể gửi gắm lòng tin của mình và trao cho nhân viên quyền đưa ra quyết định những vấn đề trong khả năng hoặc lắng nghe những đề xuất, ý tưởng mới mẻ từ họ. Biết đâu nó có thể mang lại những lợi ích cho công ty mà bạn chưa hề nghĩ tới? Đồng thời, việc này không chỉ khiến cho nhân viên có được cảm giác mình là một phần của tập thể mà còn tăng kĩ năng phân chia công việc cho chính họ. Bạn cũng có thể nhìn nhận một nhân sự qua quá trình làm việc lâu dài để có thể giúp họ sắp xếp, cải thiện mình trong tương lai đồng thời rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân.

IV. Tìm hiểu thêm từ những doanh nghiệp lớn đang và đã phát triển

Để đứng được vị trí tiên phong như ngày hôm nay, chắc chắn rằng họ đã phải trải qua thời kỳ khó khăn cũng như học được những nguyên tắc cơ bản nhất trong việc tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Vậy nên việc tìm hiểu, xem qua những bài báo, cách thức vận hành sơ bộ như thế nào, tiêu chí chung cần hướng đến sẽ như thế nào thì có lợi.

V. Nắm được giá trị cốt lõi của việc tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Đã từ rất lâu, văn hóa doanh nghiệp, đã và vẫn luôn luôn là kim chỉ nam cho tất cả những công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ. Bạn cần nên nắm được giá trị cốt lõi trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng hình ảnh, quan niệm, phương châm làm việc, mục tiêu hướng đến. Một công ty với quy mô vài chục người hay hàng trăm người thì việc xây dựng văn hóa từ những bước đầu tiên vẫn luôn luôn chiếm vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó bao gồm: Slogan, sứ mệnh, tầm nhìn của công ty, phương châm làm việc/triết lý kinh doanh…

Ngoài những văn hóa liên quan đến công việc, thì nhân viên trong một công ty cần phải có ý thức xây dựng và góp phần xây dựng một môi trường làm việc tự giác và văn minh ngay cả khi trong và ngoài giờ làm việc. Vì nếu không có những điều nhỏ nhặt như văn hóa chào hỏi, văn hóa giao tiếp, thì kỹ năng hợp tác của công ty sẽ rất kém, và cũng sẽ không gây được nhiều thiện cảm cho những khách hàng hợp tác làm việc cùng.

VI. “HR không phải là nhân tố quyết định việc xây dựng văn hóa công ty vững chãi”

Đúng là như thế, những nhân viên trong bộ phận HR không phải là nhân tố vàng làm nên tất cả. Một khi đã gọi là văn hóa thì xây dựng được thành công hay không đó là nhờ vào ý thức của từng nhân viên trong doanh nghiệp. HR chỉ có thể nắm cho mình được vai trò tổng hợp cũng như nghiên cứu, đúc kết lại để tìm ra những phương án hiệu quả và thúc đẩy được tốt hơn. Tuy nhiên, người ta thường nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, còn nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau” – hãy cùng những đồng nghiệp của mình góp ý những ý kiến hay, những mặt còn hạn chế trong hoạt động trong doanh nghiệp. Một môi trường tốt sẽ luôn tồn tại rất nhiều yếu tố, trong đó có cả tự giác, chăm chỉ và nhiệt tình.

Số lượt đọc: 504 -