• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59806
Tổng số truy cập:59806
Khách đang online: 77
CMO là gì? Tất tần tật công việc của CMO
Ngày đăng tin: 27/09/2019 20:48

I. CMO là gì?

CMO ( Chief Marketing Officer – Giám đốc tiếp thị) là chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing trong một công ty.

CMO là một trong những trợ thủ đắc lực làm việc dưới quyền của giám đốc điều hành CEO.

Chức vị này có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong thời kì công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.


II. Tất tần tật công việc của một CMO

1. Thực hiện các hoạt động Marketing

– Lên kế hoạch, đề ra các giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Điều hành và thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng. Từ đó xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả cho hoạt động tiếp thị.

Xây dựng và đề xuất ngân sách cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Thực hiện, điều hành ngân sách theo đúng kế hoạch.

– Nắm bắt các xu hướng Marketing mới

Có hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại ở một thời điểm nhưng chỉ có vài xu hướng liên quan, có sức hút với doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư những khoản chi phí lớn cho những xu hướng mới vừa xuất hiện.

Lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường cũng như mở rộng tệp khách hàng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, không phải tất cả xu hướng đều có “tuổi thọ” lâu dài. Với một CMO, việc liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng marketing là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp đi xa hơn.

– Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả Marketing là cách mà doanh nghiệp đo lường các mục tiêu marketing của mình dựa trên các con số cụ thể như: tăng doanh số, doanh thu bán hàng.

Vì vậy việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing sao cho chiến dịch đem lại hiệu quả thành công nhất.

2. Tham mưu cho CEO

Tham mưu cho ban giám đốc về các kế hoạch, chiến lược truyền thông. Phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

Đề xuất các kế hoạch về nhân sự, hoạt động với giám đốc. Thực hiện sau khi được duyệt.

Báo cáo định kì vói giám đốc về tình hình thực hiện công việc trong khu vực quản lý của mình.

3. Phối hợp với các phòng ban khác

CMO không nên làm việc một cách tách biệt với tập thể. Với tư cách người đứng đầu phòng/nhóm, họ cần có khả năng lãnh đạo. CMO cần tìm kiếm những tài năng và phát triển những nhân tài để họ phát huy những tiềm năng của mình.

Ngoài ra, việc tạo dựng một văn hóa hợp tác, nơi mà mọi người đều được lắng nghe, đều có tiếng nói cũng hết sức quan trọng. Một CMO giỏi sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing.

Thông qua các hoạt động nội bộ, các vấn đề có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới, đồng thời cũng dẫn đến những giải pháp hiệu quả không ngờ kích thích những ý tưởng, những vấn đề, xóa tan khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.

Phối hợp với phòng kinh doanh, phòng sản xuất,… đề xây dựng các chính sách ưu đãi hợp lý cho khách hàng, đối tác. Đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty trong khi vẫn chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

4. Xây dựng và thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng

CMO là người sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu. CMO phải luôn giữ mối quan hệ tốt với cả khách hàng cũ và khách hàng tương lai của công ty, xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết.

Đón nhận, tổng hợp các thông tin, ý kiến đánh giá của khách hàng vể công ty và các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chuyển những ý kiến này đến các bộ phận tương ứng để giải quyết kịp thời.

Công việc của người làm Marketing không phải là bán sản phẩm hay dịch vụ. Thay vào đó người trưởng phòng Marketing chăm sóc cho tài sản lớn nhất của công ty –khách hàng. Điều này đòi hỏi một tầm nhìn xa, sự hiểu biết căn bản về “Design Thinking” và sẵn sàng đứng lên đại diện cho khách hàng trên cương vị là ban lãnh đạo của công ty.

5. Thiết lập mối quan hệ với đối tác

Duy trì mối quan hệ với các đối tác liên quan đến truyền thộng, marketing của công ty: báo chí, các công ty tổ chức sự kiện,…

Chúc bạn thành công.

Số lượt đọc: 520 -