5 Con đường sự nghiệp trong ngành Marketing
Ngày đăng tin: 23/09/2019 20:27
Công việc của Marketing là tạo ra, quản lý và nâng cao thương hiệu. Một phần quan trọng của ngành Marketing là hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng hoặc thị trường thích hợp tương ứng với thương hiệu. Điều này được thực hiện bởi nghiên cứu thị trường
I. 5 Công việc trong ngành Marketing bạn sẽ có nhiều cơ hội
Marketing được sử dụng trong mọi công ty, mọi ngành nghề, vì vậy tiềm năng nghề nghiệp là không giới hạn. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội trong lĩnh vực Marketing với các vị trí công việc sau đây:
– Nghiên cứu thị trường
– Brand Management ( Quản lý thương hiệu )
– Advertising ( Quảng cáo )
– Promotions
– PR Quan hệ công chúng
II. Nghiên cứu thị trường (Market Research )
Công việc của vị trí này liên quan đến việc nghiên cứu các mục tiêu theo yêu cầu. Để một công ty nắm bắt thị trường, trước tiên họ phải phải hiểu thị trường mục tiêu muốn nhắm đến. Nghiên cứu là quá trình đầu tiên để hiểu người tiêu dùng, nhu cầu của họ là gì, thói quen mua hàng của họ là gì và cách họ nhìn nhận bản thân trong các mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Nghiên cứu thị trường được thực hiện bằng cách sử dụng các khảo sát, các nhóm tập trung và xem xét các nghiên cứu. Cách làm này cho phép các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về mục tiêu khách hàng của một thương hiệu cụ thể muốn nhắm đến. Việc Nghiên cứu thị trường công ty có thể tự thực hiện, hoặc một công ty có thể thuê một công ty chuyên ngành để tiến hành nghiên cứu.
1. Vị trí Market Research có phù hợp với bạn?
Liệu bạn có phù hợp với nghề Market Research? Ứng viên phù hợp với vị trí này là người sở hữu khả năng phân tích định tính và định lượng vì công việc phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu từ các đối tượng người dùng, phân tích và đưa ra các bản báo cáo phù hợp theo yêu cầu.
2. Các vị trí trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường
– Giám đốc nghiên cứu thị trường (Market Research Director)
– Trưởng phòng nghiên cứu thị trường (Market Research Manager)
– Giám sát nghiên cứu thị trường (Market Research Supervisor)
– Nhà phân tích thị trường (Market Analyst)
III. Quảng cáo – Advertising
Nếu bạn muốn theo đuổi con đường sự nghiệp Quảng cáo, bạn sẽ thấy rằng các nhà quảng cáo làm việc với tất cả các khía cạnh của Marketing từ chiến lược đến ý tưởng đến thực hiện chiến lược.
Bạn sẽ thấy rằng hầu hết các công việc của quảng cáo bao gồm Account Management, Account Planners, and Media Buyers.
Account Management : Người quản lý tài khoản đóng vai trò là người liên lạc giữa các bộ phận khác nhau của cơ quan và khách hàng. Công việc của họ là quản lý việc thực hiện quảng cáo bằng cách đảm bảo rằng chúng được tạo theo lịch trình và ngân sách được phân bổ.
Account Planners : tập trung nhiều hơn vào khách hàng mục tiêu. Công việc của họ là tiến hành nghiên cứu về nhân khẩu học của người tiêu dùng mục tiêu. Họ sử dụng nghiên cứu đó để biết điều gì thúc đẩy hành vi của khách hàng trên thị trường.
Media Buyer : là tìm phương tiện để đặt quảng cáo. Họ sử dụng nghiên cứu nhân khẩu học được thực hiện bởi Account Planner để quyết định nơi tốt nhất có thể để mua không gian quảng cáo.
Nghề nghiệp Quảng cáo – Advertising liên quan đến sự đa dạng, lương thưởng dựa trên hiệu suất, sáng tạo. Công việc quảng cáo thường được tuyển nhiều trong các cơ quan quảng cáo, tổ chức truyền thông, bộ phận quảng cáo trong các công ty kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và công ty nghiên cứu tiếp thị.
Có 4 con đường nghề nghiệp chính trong lĩnh vực advertising là account management, creative, media, and research
Các vị trí trong lĩnh vực quảng cáo này:
– Advertising Managers
– Advertising Sales Director
– Account Executives
– Account Planners
– Media Director
– Media Coordinator
– Media Buyers
IV. Quản lý nhãn hàng – Brand Management
Các nhà quản lý thương hiệu thường được ví như các chủ doanh nghiệp nhỏ vì họ chịu trách nhiệm cho một nhãn hiệu hiệu hoặc nhiều nhãn hiệu. Họ luôn tập trung vào bức tranh lớn. Công việc của họ là hiểu rõ bản chất của nhãn hiệu sản phẩm, vạch ra các đối thủ cạnh tranh trong danh mục thương hiệu của họ, xác định các cơ hội Marketing và có thể truyền đạt những lợi ích độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ đó một cách hiệu quả tới công chúng.
Các nhà quản lý thương hiệu cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm nghiên cứu thị trường bằng cách thiết lập chương trình nghị sự và tiêu chí và cũng chọn các kích thích, chẳng hạn như tuyên bố lợi ích sản phẩm, hình ảnh, mẫu sản phẩm và video clip. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, công việc của người quản lý thương hiệu là phân tích dữ liệu được thu thập sau đó phát triển chiến lược Marketing.
Vị trí quản lý nhãn hàng có xu hướng thu hút những cá nhân tiềm năng, có động lực cao, có thể chấp nhận trách nhiệm và áp lực công việc, giao tiếp tốt với người khác, sẵn sàng di chuyển nhiều nơi và đổi mới liên tục.
Lưu ý: Mức lương khởi điểm trong quản lý thương hiệu là rất tốt, với sự thăng tiến trong sự nghiệp và lương thưởng dựa trên thành tích.
Các vị trí công việc trong ngành quảng lý nhãn hàng:
– Brand Manager (Quản lý nhãn hàng)
– Product Manager (Quản lý sản phẩm)
– Product Development Manager (Quản lý phát triển sản phẩm)
V. Promotions
Promotions là một bộ phận trong các công ty Marketing. Họ có nhiệm vụ tạo ra các chương trình quảng bá đồng bộ với các chương trình quảng cáo như giảm giá đặc biệt, phiếu giảm giá, mẫu dùng thử, quà tặng khi mua, giảm giá, rút thăm trúng thưởng. Để quảng bá các chương trình này, nhóm Promotions sẽ thường sử dụng gửi Email thông báo trực tiếp cho khách hàng, tiếp thị qua điện thoại, trưng bày trong cửa hàng, quảng cáo, chứng thực sản phẩm hoặc các sự kiện khởi động đặc biệt.
Các vị trị trong lĩnh vực Promotions:
– Promotions Director
– Promotions Assistant
VI. Quan hệ công chúng – Public Relations
Trách nhiệm của bộ phận PR Quan hệ công chúng (PR là gì) là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Họ được coi là người phát ngôn của công ty. Họ sẽ thường viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc để thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Nếu họ dựa trên quan hệ truyền thông, họ sẽ dành thời gian để trả lời các yêu cầu thông tin từ nhà báo hoặc bình luận cho truyền thông.
Để làm tốt trong quan hệ công chúng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp thật tốt, khả năng diễn đạt cả bằng văn bản và lời nói, có thể hiểu nhiều người, tự tin và có thể học nhanh những gì khách hàng của bạn làm để giao tiếp, trao đổi thông điệp của họ cho hiệu quả. Các chuyên gia Quan hệ công chúng cũng nên là người suy nghĩ nhanh, và có sức thuyết phục cũng như có tính cách hướng ngoại và ý chí quyết đoán.
Các vị trí trong lĩnh vực PR:
– Public Relations Coordinator
– Account Executive
– Media Relations
– Director, Vice-President
– Government PR Departments
Marketing là lĩnh vực rất hấp dẫn và có nhiều việc làm với mức lương rất tốt. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rẳng khi dấn thân vào lĩnh vực này bạn phải sẵn sàng làm việc ngoài giờ, kể cả vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Bạn phải có khả năng làm việc tốt dưới áp lực và phát triển hoàn thành trước thời hạn của mục tiêu đã đề ra.
Chúc bạn thành công.