• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

67555
Tổng số truy cập:67555
Khách đang online: 1428
6 điều bạn không nợ sếp
Ngày đăng tin: 16/08/2019 21:50

 Ngày làm việc thông thường đã đủ dài, mà dường như công nghệ thậm chí còn khiến nó trở nên dài hơn. Bạn có nhận ra rằng, sau một ngày làm việc cật lực, khi trở về nhà, bạn vẫn chưa thể để các nhiệm vụ lại bàn làm việc? Khách hàng liên tục réo gọi trên điện thoại di động, email mới của đối tác nhảy tưng bừng trong hộp thư đến, và còn những suy nghĩ lo lắng của chính bạn về bản kế hoạch chưa viết xong.

 

 
Trong khi mọi người thường tuyên bố rằng tôi sẽ ngắt hết kết nối với công việc ngay khi về nhà, các nghiên cứu lại chỉ ra kết quả khác. Một khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đã cho thấy 50% chúng ta kiểm tra email công việc cả trong và sau giờ hành chính, vào cuối tuần và trong khi nghỉ bệnh. Thậm chí tệ hơn nữa, 44% chúng ta lại kiểm tra email cả lúc đang đi nghỉ lễ.  
Một nghiên cứu của Northern Illinois University gần đây cho thấy mức độ kết nối này tạo ra nhiều tác động nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy mong đợi được trả lời email ngay cả sau giờ hành chánh đã tạo ra những căng thẳng kéo dài, các nhà khoa học đặt tên là Telepressure – thủ phạm khiến bạn không bao giờ có thể thư giãn hay thực sự thảnh thơi trong công việc. Tình trạng căng thẳng kéo dài này cực kỳ kinh khủng đối với sức khoẻ con người. Bên cạnh việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, béo phì, căng thẳng còn làm giảm hiệu suất nhận thức của bạn.
Chúng ta cần thiết lập ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Khi không có một hàng rào như thế, công việc, sức khoẻ và cuộc sống cá nhân của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điện thoại hay email không phải là khu vực duy nhất bạn cần vạch ra ranh giới. Bạn nên phân biệt rõ đâu là những việc theo ý sếp và đâu là những thứ chỉ thuộc về mỗi bạn. Nếu không thiết lập giới hạn cho nó, không dám nói “Không” với sếp, cuối cùng bạn sẽ phải cho đi những thứ có giá trị lớn hơn cả công việc rất nhiều lần.
 
Sức khoẻ
Thật khó để nói khi nào thì chúng ta nên thiết lập hàng rào bảo vệ sức khoẻ tại nơi làm việc, bởi vì sự suy giảm diễn ra khá âm thầm và chậm rãi. Bạn sẽ không quá băn khoăn về việc mình mất ngủ, tích tụ những căng thẳng hay ngồi lì cả ngày không vận động vì mải mê với công việc. Trước khi kịp nhận ra tình trạng sức khoẻ sa sút, bạn đã phải mệt mỏi ngồi xoa cái lưng đau nhức, soi đôi mắt thâm quầng như gấu trúc và hoảng hốt nhìn cái bụng to béo đầy mỡ thừa. Chìa khoá ở đây là không để kết quả xấu lặng lẽ “đánh úp” bạn, cách phòng chống bệnh văn phòng tốt nhất là xây dựng thói quen nhất quán. Hãy suy nghĩ về những việc cần làm nhằm bảo vệ sức khoẻ, chẳng hạn như đi dạo sau bữa trưa, tập thể dục cuối tuần. Cần lập kế hoạch cụ thể và theo sát nó.
 
 
Gia đình
Rất dễ dàng để khiến gia đình trở thành những người khổ sở vì công việc của bạn. Chúng ta rơi vào tình huống này vì đã xem công việc như phương tiện để duy trì gia đình, thường nuôi dưỡng các suy nghĩ như “Tôi phải đi làm kiếm thật nhiều tiền để cho vợ ăn ngon mặc đẹp/ con vào trường đại học tốt”. Mặc dù chủ ý tốt, nhưng chúng có thể hoá thành gánh nặng lên tâm lý người thân về một món nợ khổng lồ, và theo đó bạn cũng mất đi khoảng thời gian vui sống bên gia đình. Bạn biết không, lúc phải nằm trên giường bệnh, bạn sẽ không thể nhớ nổi mình đã đem về bao nhiêu tiền về cho vợ con mà bạn sẽ nhớ những khoảnh khắc ý nghĩa họ cùng bạn trải qua.
 
 
Sự sáng suốt tỉnh táo
Biết rằng mỗi người sẽ có mức độ tỉnh táo khác nhau, nhưng nên nhớ rằng bạn không phải “bán” hết sự sáng suốt của mình. Một công việc mà dù nó chỉ chiếm phần rất nhỏ sự tự chủ của bạn thôi thì thực sự nó tác động nhiều hơn vẻ bên ngoài chúng ta nhìn thấy. Bạn cần tự mình theo dõi và thiết lập giới hạn hợp lý để duy trì cách sống và làm việc lành mạnh. Thông thường, cuộc sống riêng bên ngoài công việc có thể giữ cho bạn tỉnh táo. Khi đang trong trạng thái rất hiệu suất vì đã có một ngày hoặc thậm chí một tuần làm việc đầy gặt hái. Hãy lên kế hoạch nghỉ dưỡng cùng gia đình hàng năm/quý giúp bạn quay trở lại công việc một cách tươi mới, tràn đầy năng lượng và không còn căng thẳng. Bạn tất nhiên có thể làm thêm giờ cho công ty, nhưng quan trọng là bạn có thể sắp xếp và báo trước với sếp khi cần thời gian giải lao.
 
 
Nhận diện cá tính
Mặc dù công việc chính là một phần nhận diện cá tính con người, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu để nó trở thành toàn bộ bản sắc cá nhân của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng mình để mọi thứ đi quá xa khi suy ngẫm thực tế bản thân: toàn bộ tâm trí lúc nào cũng tràn ngập suy nghĩ về công việc, những điều quan trọng nhất cũng là về công việc. Có những đặc điểm nhận diện cá tính riêng bên ngoài công việc, không đơn giản chỉ là niềm vui, sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, phát triển phẩm chất cá nhân và tránh bị đốt cháy năng lượng đến kiệt sức.
 
Sự liêm chính
Hi sinh đi tính thanh liêm và lòng chính trực của bản thân sẽ khiến bạn sau này phải trải qua nhiều tình huống căng thẳng hoặc đánh đổi sự thanh thản. Vì thế, một khi nhận ra rằng các hành động cùng với niềm tin của mình không còn nhất quán hay phù hợp nữa, hãy thẳn thắng nói rõ cho sếp biết là bạn không đồng ý làm theo cách này. Qua đó, đôi bên có thể hiểu nhau hơn để cùng tìm ra giải pháp chung phù hợp nhất. Trong trường hợp xấu nhất, khi đó là vấn đề sếp thực sự không thể chấp nhận, không muốn thì cũng đã đến lúc buộc phải nói lời chia tay.
 
Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
Sếp và bạn đều không "nợ" nhau! Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chủ động chia sẻ lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân và các kế hoạch cá nhân. Bạn cần là người chủ động trong mối quan hệ này nếu bạn thật sự đang gặp vấn đề rắc rối trong công việc, quá tải hay mong muốn phát triển bản thân ở những mảng công việc mới mẻ.
Sự thành công và cảm giác mãn nguyện thường phụ thuộc vào khả năng bạn thiết lập tốt các ranh giới và mối quan hệ. Khi bạn có thể làm tốt điều này, mọi thứ sẽ nằm đúng vị trí của nó và giúp bạn có một cuộc sống trọn vẹn hơn.
 
Bạn thường làm gì để bảo vệ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hãy chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm cùng mình nhé!
Số lượt đọc: 561 -