• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

145629
Tổng số truy cập:145629
Khách đang online: 89
Tìm việc “mắt thơm”, tưởng an toàn nhưng cũng chẳng an tâm
Ngày đăng tin: 09/12/2024 16:22

Thị trường lao động và nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ hội công việc cũng tăng lên. Bên cạnh đó, cách tìm việc cũng đa dạng hơn không chỉ thông qua các mối quan hệ, đến trực tiếp tại công ty, người lao động cũng có thể tìm thông qua mạng xã hội, website công ty,..

 
Dù là cách nào thì cũng cần đầu tư thời gian và công sức để thiết kế CV và trau dồi kỹ năng phỏng vấn. Nhưng vẫn có nhiều người chọn cách tìm việc theo kiểu “Trái thơm”. Cứ nghĩ sẽ nhanh chóng có được việc làm nhưng kết quả lại chẳng tìm được job nào ‘’thơm’’. Vậy tìm việc trái thơm là gì? Liệu có an toàn như bạn vẫn nghĩ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Cevn.
 
Kể từ đó, các ứng dụng công nghệ ra đời giúp hỗ trợ người lao động trong quá tìm việc như website tuyển dụng trực tuyến, website thiết kế CV, công nghệ AI giúp viết thư ứng tuyển. chưa thực sự đầu tư cho hồ sơ ứng tuyển của mình, khi
 
Tìm việc “mắt thơm” là gì?
 
Chúng ta biết rằng trái thơm là loại trái có nhiều mắt giống nhau. Vậy nên tìm việc “mắt thơm” có nghĩa là khi ứng viên cầm 1 CV đi rải cho nhiều công ty và cùng 1 lúc. Cách làm này không còn xa lạ với nhiều sinh viên trong năm đầu sau khi tốt nghiệp. Bởi lẽ, hầu các bạn sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm thế nào để tìm được công việc và có thu nhập trang trải cuộc sống một cách nhanh nhất. Nhưng cách làm này cũng đem lại nhiều vấn đề bất cập cho quá trình tìm được công việc ưng ý, môi trường làm việc tốt của chúng ta.
 
Mặt trái của cách tìm việc trái thơm

Không được đánh giá cao về CV
 
Mặt trái khi tìm việc trái thơm là các bạn sẽ không có sự đầu tư chỉn chu cho CV cho mỗi công ty mà mình ứng tuyển. Cụ thể hơn, khi CV ứng tuyển cho vị trí này nhưng bạn lại không trình bày rõ các kỹ năng liên quan mà trình bày lan man về các kinh nghiệm khác. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với CV có sự trình bày riêng cho công ty họ thông qua màu sắc, font chữ và cách trình bày. Do đó, nếu CV của bạn quá lan man và chung chung, không đầu tư vào màu sắc, font chữ, bạn sẽ rất khó cạnh tranh với các ứng viên khác.
 
Đồng thời, sự thiếu đầu tư và tối ưu hóa cho mỗi CV sẽ khiến bạn rất khó chinh phục trái tim của các nhà tuyển dụng. Có thể nói, lúc này cơ hội tìm được công việc của bạn sẽ gặp rất nhiều gian nan và khó khăn.
 
Nguy cơ “trượt” ngay vòng Phone Interview
 
Đã có rất nhiều trường hợp oái oăm xảy khi rải CV cho nhiều công ty cùng một lúc, đặc biệt thất bại ngay vòng phỏng vấn qua điện thoại. Lý do đầu tiên, bạn sẽ trả lời phỏng vấn không được tốt lắm hoặc không khớp với những gì mình đã trình bày trong CV. Tiếp theo, nguyên nhân có thể bạn không trả lời được rõ ràng những hiểu biết về công việc và công ty vì không có sự chuẩn bị.
 
 
Nhờ phone interview, HR có thể đánh giá được ứng viên này có sự tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công việc hay không để thực hiện tiếp các bước tuyển dụng. Những lý do trên đều bắt nguồn từ việc rải quá nhiều CV và không nhớ mình đã ứng tuyển vị trí nào và cho công ty nào. Như vậy, bạn có thể đánh mất những cơ hội được làm việc, hoăc gia nhập vào những công ty có môi trường làm việc tốt.
 
Tưởng an toàn nhưng chẳng an tâm
 
Khi chọn rải 1 CV đến nhiều công ty, nhiều người cho rằng cách này sẽ làm gia tăng cơ hội trúng tuyển cho mình. Điều này có thể đúng. Thông thường những CV làm nổi bật được sự phù hợp với công việc thì cơ hội được mời tham gia phỏng vấn cao hơn. Nhưng những CV được trình bày khá chung chung thậm chí lạc “đề” sẽ hiếm khi được liên hệ. Nếu CV của bạn là kiểu thứ 2, nó sẽ mãi nằm ở 1 góc nào đó trong email của phòng tuyển dụng.
 
Bên cạnh đó, tìm việc mắt thơm sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho bạn bởi lẽ bạn đã ứng tuyển ở nhiều nơi nhưng chẳng nhận được bất kỳ sự phản hồi nào. Bạn sẽ không ngừng đặt câu hỏi tại sao, vấn đề gì đã xảy ra với CV của mình và từ đó nghi ngờ năng lực của chính bản thân.
 
Lời khuyên giúp bạn tìm việc hiệu quả
 
Nộp “CV” có chọn lọc
 
Nộp “CV” có chọn lọc là lời khuyên để bạn có thể nhanh chóng tìm được công việc mong muốn và công ty lời phù hợp. Tuyệt đối không nộp CV ứng tuyển theo tư tưởng “được thì được không được thì thôi”. Bạn cần “apply” đúng việc đúng môi trường mà mình quan tâm. Hãy có sự chọn lọc và tìm hiểu kỹ về công ty mà mình muốn ứng tuyển, bao gồm cả chính sách phúc lợi, văn hóa và môi trường làm việc. Ngoài ra, bạn cũng nên đọc và cân nhắc các yêu cầu công việc trong bản mô tả để đánh giá liệu vị trí này có thật sự phù hợp với định hướng phát triển của mình hay không. Không nên tìm việc “mắt thơm” nếu bạn không muốn đánh mất cơ hội tạo dấu ấn với người tuyển dụng qua CV.
 
Đầu tư kỹ lưỡng cho CV
 
Cách trình bày CV có thể phản ánh được tính cách và sự quan tâm của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển hoặc công ty. Do đó, nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao những CV có sự đầu tư chỉnh chu và “customize” cho công ty họ. Những điểm cần lưu ý khi trình bày CV bao gồm:
 
Kinh nghiệm làm việc
 
Hãy trình bày những kinh nghiệm và hoạt động trước đây của bạn có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến vị trí ứng tuyển. Vì nhà tuyển dụng chỉ cần những “mảnh ghép” thực sự phù hợp với vị trí đang trống.
 
 
Nên liệt kê công việc gần đây nhất lên đầu tiên và những công việc trước đó theo thứ tự thời gian.
Trình bày kinh nghiệm bằng những keyword đắt giá. Việc đưa ra những con số, kết quả đạt được ở các vị trí trước đây giúp bạn thu hút được sự chú ý từ người xem CV. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với công việc.
 
Mục tiêu nghề nghiệp
 
Hãy nêu rõ vị trí mà bạn đang mong muốn ứng tuyển. Khi chia sẻ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, bạn cần đảm bảo các thông tin liên quan tới công ty và vị trí ứng tuyển. Việc viết mục tiêu chung chung như” học hỏi” hay “tích lũy’, hoặc copy từ những nguồn trên mạng thường không được đánh giá cao. Thay vào đó, bạn nên cố gắng thể hiện sự phù hợp của bản thân với công việc và doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra sự khác biệt của bạn so với các ứng viên khác.
 
Hình thức, ngữ pháp và chính tả
 
– Nội dung của CV không nên dài quá 3 trang.
 
– Sử dụng những câu chữ ngắn gọn, chính xác và đúng chính tả khi mô tả kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của bạn. 
 
– Ưu tiên sử dụng nhiều từ ngữ mang ý nghĩa chủ động như “hợp tác”, “dẫn dắt”, “triển khai”, v.v
Ngôn từ nên dễ hiểu nhất có thể, các từ viết tắt chuyên ngành cũng nên được viết lại đầy đủ.
 
Trình bày chỉn chu cho thư ứng tuyển
 
Một email trống không và chỉ đính kèm CV chắc chắn sẽ khó giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Với những email cẩu thả như vậy, có thể email của bạn sẽ nằm vĩnh viễn ở mục spam hoặc không được phản hồi. Do đó, bạn không nên bỏ trống nội dung email khi gửi CV, mà hãy viết theo dạng thư ứng tuyển và tóm tắt lý do ứng tuyển và kinh nghiệm bản thân, sau đó mới đính kèm CV và các tài liệu có liên quan.
 
Đặt tiêu đề email thật rõ ràng, cụ thể với cú pháp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng là cách để CV của bạn không bị liệt vào mục “spam”. Trong trường hợp “rải” nhiều CV cùng lúc, hãy thật cẩn thận tránh nhầm lẫn trong quá trình đặt tiêu đề email và đính kèm CV.
 
Hầu hết các HR chỉ đọc lướt rất nhanh CV và cover letter của bạn để tìm những keywords liên quan đến vị trí mà họ tuyển. Nếu họ không thấy, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ sự liên hệ nào. Do đó, đừng bước vào con đường tìm việc theo kiểu “mắt thơm”. Hãy có sự “cân đo đong đếm” cho mỗi CV mà bạn trình bày làm sao để thể hiện rõ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đối với công việc ứng tuyển. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết thêm 1 số lời khuyên trong việc trình bày CV. 
Số lượt đọc: 20 -