• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

41877
Tổng số truy cập:41877
Khách đang online: 233
Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới
Ngày đăng tin: 28/11/2024 22:08

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

 
Tại sao ứng viên có kinh nghiệm dày dặn nhưng không trúng tuyển?
 
Nhiều ứng viên thường rất tự tin với bề dày kinh nghiệm của mình khi ứng tuyển. Song, họ vẫn phải trải qua cảm xúc thất vọng ê chề khi những kinh nghiệm đó không giúp họ ứng tuyển thành công. Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự cho biết, giàu kinh nghiệm không phải điều chắc thắng. Phần lớn nguyên nhân là do kinh nghiệm cá nhân của ứng viên không liên quan đến công việc đang được tuyển dụng. Do đó, các ứng viên cần phải đặc biệt lưu ý về sự phù hợp giữa kinh nghiệm của mình đối với công việc.
 
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác liên quan đến kỹ năng mềm của ứng viên như việc họ thiếu các kỹ năng mềm quan trọng, quá tự tin vào bản thân, không có khả năng ích ứng và thay đổi linh hoạt. Không chỉ vậy, nhiều ứng viên còn trượt vòng phỏng vấn vì được đánh giá là không phù hợp với văn hoá và môi trường làm việc của công ty.
 
Có thể thấy rằng ngoài những kinh nghiệm liên quan, người tìm việc còn cần trang bị thêm các kỹ năng mềm cần thiết để tăng cơ hội trúng tuyển. Bạn cần xác định rõ những kỹ năng và kinh nghiệm nào là quan trọng nhất đối với vị trí đang ứng tuyển, để điều chỉnh hồ sơ cũng như cách thể hiện trong buổi phỏng vấn sao cho phù hợp.
 
 
Những yếu tố khác để làm giàu kinh nghiệm cần tập trung thêm
 
Trau dồi kỹ năng mềm và kỹ năng số
 
Đứng giữa thị trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay, người đi làm không chỉ cần trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn phải phát triển những kỹ năng mềm cần thiết. Theo nhiều nghiên cứu, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên bao gồm: Khả năng giao tiếp hiệu quả, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy cởi mở, thích ứng linh hoạt, v.v. 
 
Ngoài ra, giữa thời buổi công nghệ phát triển vượt trội như hiện nay thì kỹ năng về AI, công nghệ, dữ liệu và lập trình cũng thuộc nhóm kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Hiểu biết về ứng dụng AI trong công việc có thể giúp bạn tối ưu hóa quy trình làm việc của mình, phân tích các dữ liệu nhanh chóng và đưa ra những quyết định hiệu quả hơn dựa trên kết quả dữ liệu.
 
Điều chỉnh hồ sơ và nội dung phỏng vấn phù hợp
 
Tùy thuộc vào vai trò và kinh nghiệm trước đây của bạn, bạn hãy khéo léo cho nhà tuyển dụng và doanh nghiệp thấy những gì họ cần, và điều này cần bạn có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty và vị trí công việc. 
 
Ví dụ, trước khi gửi CV cho một doanh nghiệp, bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi như là: Liệu kinh nghiệm trong CV của bạn có phù hợp với yêu cầu cho vị trí này không? Có bao nhiêu phần trăm trùng khớp giữa CV của bạn với JD đó? Việc cân nhắc đến những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị nội dung CV “khớp” với yêu cầu của mỗi vị trí khác nhau. 
 
Bên cạnh đó, trong buổi phỏng vấn bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn đóng góp và phát triển cùng với công ty hơn là “phông bạt” bề dày kinh nghiệm của mình. Hãy chỉ trình bày các thông tin về kinh nghiệm một cách đúng và đủ, đừng quá khoe khoang những gì mình có mà gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. 
 
Để nắm vững các khái niệm tài chính, bạn có thể tham khảo equity là gì và tìm hiểu thêm về cash flow để hiểu rõ hơn về dòng tiền trong doanh nghiệp.

Đừng để tư duy bị “đóng khung”
 
Những người giàu kinh nghiệm thường dễ mắc phải tư duy đóng khung, cụ thể thì họ chỉ tập trung vào một số phương pháp hoặc giải pháp quen thuộc và thường không muốn xem xét các lựa chọn khác. Điều này có thể hạn chế khả năng trong việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách toàn diện và sáng tạo.
 
Vì thế, đừng để những kinh nghiệm mình đã có là rào cản ngăn chặn mình không thể tìm đến những phương pháp mới, cách thức mới. Để cải thiện điều này, người đi làm cần phải phát triển tư duy mở bằng cách học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục, chấp nhận những đóng góp và ý kiến từ người khác cũng như là kích thích sự sáng tạo của bản thân. 
 
Kinh nghiệm thực tế là một “tài sản” quý giá đối với bất kỳ người lao động nào, nhưng không phải lúc nào kinh nghiệm cũng có thể đảm bảo sự thành công của nhân sự trong môi trường công việc mới. Sự phù hợp, khả năng thích ứng, tư duy mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi và đổi mới cũng đóng vai trò là những yếu tố quan trọng giúp người tìm việc có cơ hội chinh phục các vị trí tốt hơn. Hãy theo dõi Cevn và Cevn để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích khác nhé!
Số lượt đọc: 46 -