Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?
Ngày đăng tin: 20/11/2024 09:12
Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi chần chừ chưa dám rời bỏ môi trường làm việc toxic. Hãy để Cevn mách bạn TOP “thời điểm vàng” tốt nhất để nhảy việc giúp sớm tìm được cơ hội việc làm mới ưng ý hơn!
“Thời điểm vàng” để nhảy việc
Trong 2-3 tháng cuối năm này, dù chán ngán công ty thế nào bạn cũng đừng bốc đồng vội nhảy việc nhé. Đặc biệt là tháng 11, 12 được xem là khoảng thời gian tuyển dụng chậm nhất trong năm.
Thứ nhất là vì bộ phận nhân sự thường đợi sang đầu năm mới có ngân sách mới bắt đầu tuyển dụng. Thứ 2 là vì hầu hết người lao động đều đợi nhận được lương thưởng tháng 13 nên qua Tết mới xin nghỉ việc. Do đó, nếu bạn nhảy việc vào 2 tháng cuối năm này thì sẽ rất khó tìm được công việc mới.
Vậy đâu là “thời điểm vàng” tốt nhất để nhảy việc? Câu trả lời là tháng 2 và tháng 3 bạn nhé!
Sau Tết cổ truyền dân tộc, nhiều công ty cần tuyền dụng nhân sự mới để thực hiện cải cách đầu năm. Chưa kể, nhiều người lao động đã nhận được lương thưởng tháng 13 nên sau Tết sẽ bắt đầu “rục rịch” nghỉ việc. Vì vậy, nhảy việc vào mùa tuyển dụng tháng 2, 3 sau Tết giúp bạn có nhiều cơ hội tìm được công việc mới ưng ý hơn.
Cần chuẩn bị gì trước khi nhảy việc?
Có khoản tiết kiệm đảm bảo sinh hoạt phí 6 tháng
Trước khi muốn nhảy việc, điều quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị là phải tiết kiệm được khoản ngân sách đảm bảo sinh hoạt phí ít nhất 6 tháng. Áp lực thất nghiệp kéo dài hiện nay có thể khiến thời gian bạn tìm được công việc mới lên đến nửa năm. Do đó, bạn phải đảm bảo tài chính chi trả được các khoản sinh hoạt phí (tiền ăn uống, tiền phòng trọ…) trong khoảng thời gian tìm việc.
Khảo sát thị trường lao động
Khảo sát thị trường giúp bạn nắm được “bức tranh toàn cảnh” về thị trường lao động hiện tại. Qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp hiện nay, yêu cầu của vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển, mức lương thưởng, công ty uy tín trong lĩnh vực…
Bạn nên cập nhật tin tức thị trường lao động hằng ngày trên báo đài chính thống. Thường xuyên “dạo” các trang tuyển dụng uy tín như Cevn để biết được các công ty đang tuyển nhiều những vị trí nào, yêu cầu ra sao, mức lương bao nhiêu… Bên cạnh đó, tích cực tham gia nhiều hội nhóm nghề nghiệp trên mạng xã hội để nắm bắt tình hình, trao đổi tâm sự và mở rộng cơ hội kết nối với người trong nghề…
Khảo sát thị trường lao động là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ về nhu cầu và xu hướng tuyển dụng hiện tại. Để phân tích chính xác, bạn cần nắm vững các khái niệm như exp là gì và concept là gì, từ đó áp dụng vào các mô hình kinh doanh cụ thể. Thêm vào đó, việc hiểu reference là gì sẽ giúp bạn xây dựng các báo cáo chi tiết, hoặc đánh giá thị trường dropship là gì hiệu quả hơn. Cộng tác với các partner là gì cũng là một yếu tố quan trọng. Khảo sát còn có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý như tụt mood là gì, hoặc giải quyết các cuộc debate là gì trong quá trình làm việc. Điều này giúp giảm thiểu trust issue là gì và tối ưu hóa chiến lược email marketing là gì, thậm chí là ứng dụng character AI là gì.
“Nâng cấp bản thân”
Muốn tìm được công việc tốt hơn với mức thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc bạn phải nâng cấp bản thân toàn diện hơn.
Hãy chăm chỉ đọc sách chuyên ngành và đăng ký học ngay khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ bạn nhé. Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh trong ngày để trau dồi ngoại ngữ và tin học trên các khóa học online.
Đừng quên tham khảo các yêu cầu trong
JD tuyền dụng để rèn luyện kỹ năng và trau dồi kiến thức nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu tuyển dụng hiện nay. Đặc biệt, bạn nên cập nhật và ứng dụng thành thạo AI vào công việc (chẳng hạn như Chat GPT, app công nghệ…) để bắt kịp thời đại số.
“Làm đẹp” CV
CV được ví như “bộ mặt của ứng viên”. Vì vậy muốn gây ấn tượng với HR, bạn phải thiết kế CV sao cho vừa chuyên nghiệp vừa đẹp mắt vừa có điểm nhấn.
Chuyên nghiệp đến giây phút cuối cùng
Đừng bỏ bê công việc bởi suy nghĩ trước sau gì cũng sắp
nghỉ việc, vì điều này sẽ khiến hình ảnh của bạn “xấu” đi trong mắt đồng nghiệp và sếp. Hãy cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và chủ động bàn giao công việc đầy đủ bạn nhé. Đừng quên cảm ơn sếp và đồng nghiệp đã hỗ trợ bạn suốt thời gian qua nhằm để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọi người.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với những ai đang chán ngán công ty cũ nhưng chưa dám nhảy việc vì sợ áp lực thất nghiệp kéo dài. Chúc các bạn tìm được
công việc mới ưng ý trong thời gian sớm nhất nhé!