• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

103069
Tổng số truy cập:103069
Khách đang online: 240
Cách đối phó với những nhà tuyển dụng đáng sợ, bạn biết chưa?
Ngày đăng tin: 23/11/2024 10:27

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, bất cứ ai cũng cần chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận. Từ tâm lý, kỹ năng, câu trả lời,...mọi thứ đều phải sẵn sàng. Nhưng không phải sự chuẩn bị nào cũng là hoàn hảo. Đôi khi chúng ta gặp phải những nhà tuyển dụng khó tính sẽ khiến cho mọi sự chuẩn bị từ trước trở nên sai lệch, gây ra những sự lúng túng không lường được. Vậy muốn đối đầu với những nhà tuyển dụng ấy, bạn sẽ làm gì? Cevn sẽ gợi ý cho bạn một vài cách đối phó với những nhà tuyển dụng đáng sợ ở bài viết dưới đây.

 Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn sẵn sàng đối diện với mọi kiểu nhà tuyển dụng khi tìm việc. tìm người làm (nhà tuyển dụng) khó tính nhất.
 
1. Những kiểu nhà tuyển dụng “đáng sợ” và cách đối phó
 
 
 1.1. Đối phó với nhà tuyền dụng ít nói
 
Đây chính là kiểu nhà phỏng vấn ít mở lời trong buổi phỏng vấn bạn. Ngoài những câu hỏi dành cho bạn, họ chỉ luôn giữ một thái độ trịnh trọng, nghiêm nghị khiến cho bạn e ngại. Với những nhà tuyển dụng mang phong thái như vậy, thật dễ hiểu rằng họ đang ngầm đánh giá, xem xét ứng viên của mình. Có vẻ như họ đang chờ đợi ở bạn một điều gì đó.
 
Đừng lo lắng, bởi họ đang muốn bạn làm chủ cuộc phỏng vấn này. Bạn hãy thật khéo léo chủ động đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc về công ty. Nhà tuyển dụng dù khó tính đến mấy thì cũng không tiếc những câu trả lời dành cho bạn. Đây cũng là cách để bạn chiếm được cảm tình từ họ dù rằng họ không thể hiện ra bên ngoài cho bạn biết.
 
Và nếu gặp trường hợp này nhưng bạn cũng là một người ít nói hay không hiểu ý của nhà tuyển dụng mà không đặt câu hỏi để biết thêm thông tin thì chắc chắn buổi phỏng vấn của bạn sẽ kết thúc trong yên lặng. Do đó trước khi tham gia phỏng vấn, ngoài chuẩn bị tâm lý, dự trù câu trả lời cho một số câu hỏi thì bạn cần phải tìm hiểu thông tin liên quan đến công ty, đặc biệt là liên quan đến vị trí ứng tuyển để đề phòng trước mọi trường hợp giúp cho cuộc phỏng vấn của bạn diễn ra suôn sẻ, cơ hội trúng tuyển sẽ đến với bạn cao hơn.Việc làm phát triển thị trường
 
1.2. Nhà tuyển dụng quá nhiệt tình, thân thiết
 
Dù là mới gặp nhau lần đầu ngay trong cuộc phỏng vấn song chúng ta lại nhận được những tình cảm tốt từ phía nhà tuyển dụng. Họ chào đón bạn từ khi bước chân vào công ty để phỏng vấn. Người phỏng vấn nói chuyện với bạn như bạn bè cho nên chắc chắn bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn diễn ra thân mật và thoải mái. Vậy thì còn điều gì để phải đề phòng nữa đây?
 
Đừng mất cảnh giác, rất có thể đây là một phương pháp làm việc của họ để ngầm nắm bắt con người thực của bạn.Bạn sẽ dễ để lộ bản thân khi bị cuốn vào một không khí thân mật như vậy. Người phỏng vấn sẽ đánh giá nhanh hơn về bạn đấy nhé.
 
Vui vẻ là một thuận lợi để chúng ta giảm thiểu được căng thẳng lo lắng khi phỏng vấn. Nhưng hãy nhắc nhớ bản thân rằng chúng ta đang là ứng viên phỏng vấn từ cơ sở muốn tuyển dụng. Vì thế vui vẻ, thoải mái đúng mức và không thiếu đi sự nghiêm túc, đúng mực. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng thêm trân quý bạn hơn.
 
Trong trường hợp gặp phải những nhà tuyển dụng kiểu này rất có thể sau khi bạn đã trả lời hết mọi câu hỏi được đưa ra nhưng người phỏng vấn vẫn muốn tán chuyện với bạn những câu chuyện từ trên trời dưới biển mà chưa có dấu hiệu dừng. Lúc này cách tốt nhất để gây ấn tượng với họ chính là kiên nhẫn lắng nghe và trò chuyện với họ. Tuy nhiên cũng đừng quên sau cuộc trò chuyện hãy khéo léo “đá xéo” sang chủ đề chính của cuộc gặp này nhé!

1.3. Nhà tuyển dụng quá bận rộn
 
Là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc và bạn tìm đến những công ty có quy mô nhỏ, yêu cầu ít kinh nghiệm hoặc đôi khi họ không cần kinh nghiệm từ bạn. Đây là cơ hội để bạn được đào tạo và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình. Nhưng do quy mô nhỏ, công ty không tuyển đủ chức năng cho từng vị trí công việc cho nên chủ công ty có thể sẽ là người trực tiếp phỏng vấn bạn.
 
Một trở ngại trong cuộc gặp này là bạn gặp phải người quá bận rộn, làm cho buổi phỏng vấn thường xuyên bị ngắt quãng, hoặc không tập trung nghe câu trả lời của bạn, phỏng vấn qua loa, đại khái để đi giải quyết công việc khác. Lúc này bạn nên chủ động đưa ra lời đề nghị với nhà tuyển dụng được quay lại vào thời gian thích hợp hơn. Vì có thể đây là thời gian bận rộn của công ty.
 
Nếu họ đồng ý với đề nghị của bạn nhưng lần sau tình hình vẫn không khả quan hơn, bạn hãy xem xét lại công ty này đồng thời cần nhắc tìm kiếm việc làm ở một công ty khác có khả năng sắp xếp công việc và thời gian hợp lý hơn.

1.4. Nhà tuyển dụng là người cục xúc
 
Khi mới buổi đầu phỏng vấn mà nhà tuyển dụng bạn luôn tỏ thái độ khó chịu đồng thời còn khắt khe yêu cầu khả năng cao từ bạn cho một vị trí công việc trong công ty nhưng với mức lương không phù họp. Họ còn yêu cầu bạn phai làm việc trong mọi thời gian kể cả ngày nghỉ, thường xuyên bảo bạn làm thêm giờ, ngoài giờ hành chính.
 
Nếu gặp phải trường hợp này bạn cảm thây mình không đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu công việc, hãy trả lời thẳng thắn không cần e ngại bất cứ điều gì vì hiện tại bạn chưa phải là nhân viên của họ.
 
2. Bật mí một vài bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng “đáng sợ”
 
 
Dù là một người đã có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều nơi hay bạn là người lần đầu tham gia phỏng vấn, bạn cũng cần chuẩn bị những bí quyết, kỹ năng cơ bản nhất để trải qua buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng thật suôn sẻ. Tăng cơ hội trúng tuyển cho bạn vào vị trí làm việc mong muốn. Dưới đây, Cevn chia sẻ cho bạn một vài bí quyết để có thể chuẩn bị thật chu đáo trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn.
 
- Luôn giữ trên môi nụ cười:Hầu hết mọi người đều có tâm lý lo lắng, bồn chồn trước mỗi buổi phỏng vấn vì thế để giữ được tâm trạng như lúc đầu là điều khá khó. Tuy nhiên hãy cố gắng khắc phục tình trạng này khi chẳng may bạn gặp phải một nhà tuyển dụng khó tính.
 
Khi đó không những họ không giúp bạn lấy lại được tâm lý mà còn khiến bạn trở nên căng thẳng hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn sở hữu tâm lý thoải mái, trên môi luôn luôn mỉm cười thân thiện thì dù nhà tuyển dụng có khó tính đến đâu bạn cũng khuất phục được một cách dễ dàng. Vậy là chỉ cần một thao tác đơn giản, bạn cũng đã ăn điểm với nhà tuyển dụng.
 
- Tìm hiểu trước thông tin về đơn vị phỏng vấn: Biết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn chủ động đặt ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Từ đó vừa có thể chứng tỏ được thành ý quan tâm đến công việc tại công ty cũng vừa phòng trường hợp gặp phải người tuyển dụng ít đặt câu hỏi mà đang muốn bạn chủ động trong cuộc phỏng vấn đó.
 
-Nhấn mạnh các kỹ năng của bản thân, cho thấy bạn phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển: Bằng cấp thời buổi này với các nhà tuyển dụng chỉ là điều kiện “đủ” để hoàn thiện một bản cv xin việc hoàn chỉnh. Mà điều kiện “cần” ở đây chính là kỹ năng và trình độ vốn có ở bản thân bạn. Và người phỏng vấn bạn có khắt khe đến đâu thì cũng phải chấp nhận vì năng lực của bạn phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng.
 
Bạn có thể chứng tỏ qua cách trả lời câu hỏi mà nhà tuyển dụng hỏi liên quan đến chuyên môn công việc. Tránh tình trạng hỏi gì trả lời nấy mà hãy mở rộng câu trả lời với những kiến thức liên quan nhưng cũng đừng quá lan man, dễ gây lạc đề.
 
-Đàm phán về mức lương, thưởng với nhà tuyển dụng: Sẽ có ý kiến cho rằng khi gặp nhà tuyển dụng khó tính bạn không nên đề cập, đàm phán mức lương với họ. Nhưng nếu bản thân bạn có năng lực, có thể làm được tốt hơn những gì nhà tuyển dụng yêu cầu, lúc này hãy mạnh dạn, thẳng thắn trao đổi với nhà tuyển dụng vừa để đảm bảo lợi ích cho bản thân, cũng vừa để chứng minh được sự tự tin về năng lực vốn có. Đừng lo lắng rằng nhà tuyển dụng nghĩ bạn quá coi trọng mức lương thay vì công việc, bạn chỉ đang đòi hỏi những gì xứng đáng cho bản thân.
 
Chưa dừng lại ở một vài mẹo hay này, Cevn sẽ tiếp tục chia sẻ tới bạn những bí quyết hay nhất để giúp bạn có thể dễ dàng tìm cách đối phó với những nhà tuyển dụng đáng sợ.Chúc bạn có một buổi phỏng vấn suôn sẻ. Thành công sẽ nhanh chóng mỉm cười với bạn!
Số lượt đọc: 11 -