• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

47898
Tổng số truy cập:47898
Khách đang online: 267
Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?
Ngày đăng tin: 28/11/2024 21:57

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

 
Giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc
 
Trước tiên, bạn cần giữ tâm lý bình tĩnh và học cách kiểm soát cảm xúc để nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn, tránh mông lung hoảng loạn. Sếp cũ rời đi sẽ có Sếp mới tiếp quản dẫn dắt đội nhóm mà. Ngoài ra, Sếp rời đi không đồng nghĩa với việc vị trí của bạn cũng bị “lung lay” với nguy cơ mất việc. 
 
Bạn nên tập hít thở sâu để giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Khá đơn giản, mỗi sáng bạn chỉ cần hít thở sâu bằng bụng khoảng 5 lần là được. Thử tưởng tượng mỗi lần thở ra là mỗi lần tống mọi căng thẳng lẫn bất an ra khỏi cơ thể bạn nhé! Bên cạnh đó, bạn có thể dành thêm vài phút thiền định mỗi ngày để tâm trí thư thái hơn.
 
“Bật radar nghe ngóng” tình hình 
 
Phải chăng sự rời đi của Sếp tiềm ẩn nguy cơ về đợt cắt giảm nhân sự hoặc vấn đề rủi ro mà công ty đối mặt trong thời gian sắp đến? Hãy “bật radar nghe ngóng” tình hình xung quanh từ người nắm thông tin xác thực hoặc từ những buổi café sáng ở căn tin, những bữa cơm trưa với đồng nghiệp, những phút tán gẫu giờ giải lao… 
 
Nếu biết chắc sự thực là Sếp đang “tháo chạy” bởi sự bất ổn của công ty thì bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý cho sự rời đi của mình. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện chỉ là tin đồn thì đừng nên hoang mang bạn nhé.
 

Tránh buôn chuyện về sự rời đi của Sếp
 
Hóng chuyện thì được nhưng đừng buôn chuyện chốn công sở, đặc biệt là buôn về drama Sếp nghỉ việc. Biết đâu được, vài câu nói vô tư lúc “ngồi lê đôi mách” của bạn lại đến tai cấp trên thì sao. 
 
Bên cạnh việc tránh buôn chuyện với đồng nghiệp về sự rời đi của Sếp, thì bạn cũng tránh để bị chính Sếp tác động. Nếu Sếp cố gắng thuyết phục bạn rằng đây là một công ty “tồi” thì bạn vẫn nên sáng suốt chọn thế trung lập. Chỉ nên tỏ vẻ buồn tiếc vì không được tiếp tục hợp tác làm việc cùng Sếp nữa thôi bạn nhé. 
 
Tập trung hoàn thành công việc tốt nhất
 
Sự rời đi của Sếp có những tác động tiêu cực lẫn tích cực đến tinh thần và công việc của bạn. Bạn có thể mất đi người dẫn dắt tài ba hoặc có thể có cơ hội thăng chức hấp dẫn, thậm chí nguy cơ bị mất việc cũng khá cao… 
 
Do đó, thay vì bận tâm những chuyện ngoài lề, cách tốt nhất là bạn nên tập trung hoàn thành tốt nhất phần việc của mình. Khi hiệu suất công việc tăng cao thì bạn không cần quá phụ thuộc vào người dẫn dắt, không lo sợ nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự, đặc biệt là cơ hội tăng lương thương chức sẽ cao hơn.
 
Chủ động hơn trong mọi việc
 
Khi không còn Sếp dẫn dắt, bạn buộc phải “tự lực cánh sinh” và chủ động hơn trong mọi việc. Bởi chưa chắc vị Sếp mới sẽ phù hợp với bạn. 
 
Chưa kể, vì sắp rời đi nên Sếp của bạn có thể thiếu tập trung hoặc lơi lỏng hơn trong công việc. Lúc này bạn phải đảm nhận khối lượng công việc lớn hơn cũng như gánh vác thêm nhiều trọng trách khác. Đây lại là cơ hội có lợi cho bạn nếu muốn “ghi điểm” trong mắt các vị lãnh đạo khác trong công ty.

Nâng cấp năng lực bản thân
 
Đặc biệt, nâng cấp năng lực bản thân chính là “tấm bùa hộ mệnh” vững chắc nhất dù bạn có mất đi vị Sếp tài ba hay bị cắt giảm nhân sự… Đăng ký tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để không chỉ chủ động hơn trong công việc, mà còn tự tin đảm nhận vị trí mới cao hơn bạn nhé. Rèn luyện thêm nhiều kỹ năng của bậc quản lý như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch… để không quá khó khăn khi Sếp rời đi.
 

Trò chuyện với Sếp
 
Thử một lần ngồi xuống trò chuyện với Sếp mình bạn nhé. Trước tiên, bạn nên thể hiện sự luyến tiếc khi phải chia tay vị Sếp tài ba và tâm lý. Đừng ngần ngại nhờ Sếp review về năng lực, kỹ năng, tố chất… làm việc của bạn để bạn phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu. 
 
Sau đó, bạn có thể xin Sếp cho lời khuyên và truyền đạt những kinh nghiệm đắt giá trong công việc. Đừng quên nhờ Sếp tư vấn những tựa sách chuyên môn hay trong lĩnh vực mình làm để nghiên cứu thêm bạn nhé. Đặc biệt, cố gắng giữ liên hệ với Sếp cũ vì biết đâu trong tương lai, Sếp sẽ mang đến cho bạn những cơ hội việc làm tốt.
 
Đừng vội “nịnh bợ” các vị lãnh đạo khác
 
Dù Sếp đã rời đi thì bạn cũng đừng vội “nịnh bợ” các vị lãnh đạo khác trong công ty. Điều này chỉ làm bạn “mất điểm” trầm trọng trong mắt mọi người thôi. Hãy cứ bình thản làm tốt công việc được giao và tôn trọng, giữ hòa khí với mọi người là được.
 

Lập kế hoạch dự phòng cho sự nghiệp bản thân
 
Cuối cùng, bạn vẫn nên lập một kế hoạch dự phòng cho hành trình phát triển sự nghiệp của bản thân. Bởi biết đâu Sếp mới là một vị Sếp tồi hoặc công ty đang trên đà cắt giảm nhân sự quy mô lớn… thì sao. 
 
Vậy nên khi cảm thấy có dấu hiệu bất ổn, hãy tìm hiểu thị trường lao động hiện tại và chuẩn bị CV để sẵn sàng rời đi khi cần bạn nhé. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn thích nghi được với sự rời đi của Sếp và tiếp tục duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Chúc bạn gặp được vị Sếp mới tài ba và tâm lý!
Số lượt đọc: 41 -