Thương mại điện tử: Liệu có hot và thu nhập tốt không?
Ngày đăng tin: 23/05/2022 10:14
Thương mại điện tử là một ngành có tốc độ phát triển nhanh và nhiều triển vọng. Vậy học và theo đuổi ngành thương mại điện tử liệu có hot và mức thu nhập như thế nào? Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của ngành thương mại điện tử sẽ giúp bạn cân nhắc lựa chọn con đường sự nghiệp đúng đắn.
Thương mại điện tử bao gồm 3 lựa chọn nghề nghiệp chính, dù khác nhau nhưng vẫn phụ thuộc lẫn nhau là: Phân tích nghiên cứu thị trường, nhân viên phát triển web và nhà phân tích hệ thống máy tính.
Tìm hiểu về việc làm ngành thương mại điện tử
Các nhà phân tích nghiên cứu thị trường dự báo xu hướng bán hàng và tạo ra các báo cáo dựa trên những phát hiện của họ để các công ty sử dụng. Nhà phát triển web tạo và kiểm tra các trang web và ứng dụng thương mại điện tử, theo dõi lưu lượng truy cập. Nhà phân tích hệ thống máy tính chọn và cấu hình phần cứng và phần mềm thương mại điện mới, cũng như kiểm tra các hệ thống hiện có và tìm cách cải thiện hiệu quả của chúng.
1. Nhu cầu của thị trường
Thương mại điện tử là một trong những ngành phát triển rất nhanh với lợi nhuận lớn, thu hút nhiều nguồn lực và dần trở nên dẫn đầu xu hướng. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Big Commerce, hơn 50% người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến và toàn bộ thị trường thương mại điện tử đã tăng trung bình hơn 20% mỗi năm. Với thực tế như vậy, hàng loạt doanh nghiệp thương mại điện tử ra đời, tạo việc làm cho nhiều người lao động cũng như kiếm lợi nhuận và duy trì danh tiếng tích cực cho thương hiệu.
Thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhất là khoảng 8 năm trở lại đây, với mức tăng trưởng lên tới hơn 30% (2019), thuộc top tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dự báo trong năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.
Sự phát triển của toàn ngành dẫn tới nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, có thể khẳng định rằng trong tương lai, các công việc ngành thương mại điện tử sẽ càng hot và thu hút nhiều lao động.
2. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc khi bạn làm trong ngành thương mại điện tử thường là 2 tháng, theo quy định của Luật Lao động. Tuy nhiên, tuỳ vào từng vị trí và trình độ, kinh nghiệm của bạn mà thời gian thử việc có thể được rút ngắn hay kéo dài thêm.
3. Mức lương khởi điểm
Theo thống kê của trang tuyển dụng Glassdoor (Mỹ), mức lương trung bình của ngành thương mại điện tử ở Mỹ là 58.724 USD/năm (tương đương khoảng 1,3 tỷ đồng/năm). Mức lương khởi điểm của người chưa có kinh nghiệm là khoảng 39.000 USD/năm (hơn 800 triệu/năm). Tại Việt Nam, lương khởi điểm trong ngành thương mại điện tử là từ 5 - 7 triệu, ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với đa số các ngành nghề khác.
Lương của các việc làm ngành thương mại điện tử cao hay thấp?
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
Bởi vì thương mại điện tử là một ngành năng động và có mức tăng trưởng nhanh nên thu nhập của người lao động cũng rất khả quan, phụ thuộc nhiều vào khả năng và sự đóng góp thực tế của bạn. Mức lương cho người có khoảng 3 - 5 năm kinh nghiệm trở lên ở Mỹ có thể lên tới 77.000 USD/năm (gần 1,7 tỷ đồng/năm). Các vị trí cụ thể như quản lý thương mại điện tử (63.000 USD/năm - 1, 3 tỷ đồng/năm), giám đốc thương mại điện tử (105.000 USD/năm - hơn 2 tỷ đồng/năm),...
Ở Việt Nam, có rất nhiều vị trí công việc khác nhau trong ngành thương mại điện tử, cũng vì vậy mức thu nhập cũng rất đa dạng. Khi đã có kinh nghiệm, thông thường một nhân viên/chuyên viên thương mại điện tử nhận khoảng 7 - 10 triệu (2 - 3 năm kinh nghiệm). Trên 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ có mức lương từ 12 - 15 triệu.
Một số vị trí khác như trợ lý thương mại điện tử (5 - 7 triệu/tháng), trưởng phòng thương mại điện tử (12 - 20 triệu/tháng).
5. Cơ hội sự nghiệp (chính là các vị trí công việc của ngành)
Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm:
- Trợ lý thương mại điện tử.
- Nhân viên/chuyên viên thương mại điện tử.
- Giám đốc tiếp thị thương mại điện tử.
- Chuyên viên tiếp thị thương mại điện tử.
- Nhân viên nội dung thương mại điện tử.
- Biên tập viên thương mại điện tử.
- Chuyên viên phân tích tiếp thị thương mại điện tử.
- Chuyên viên phân tích thương mại điện tử.
- Quản lý sản phẩm trực tuyến.
5.1. Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhu cầu đối với nhân sự ngành thương mại điện tử đã tăng nhanh trong vài năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Hàng loạt doanh nghiệp thương mại điện tử ra đời thu hút nguồn nhân lực lớn, chủ yếu tập trung vào người lao động có trình độ học vấn các chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, thương mại, thương mại điện tử, phát triển website,... Trong đó các sàn thương mại điện tử phổ biến thu hút người dùng có thể kể đến như Lazada, Shopee, Tiki,...
Nếu muốn làm việc trong ngành thương mại điện tử, bạn có thể xin vào các doanh nghiệp thương mại điện tử, bán lẻ, bán hàng trực tuyến, các công ty chuyên về phân phối,... Hiện nay, Tiki tuyển dụng rất nhiều việc làm đa dạng, cơ hội lương thưởng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phát triển của mình. Vì vậy, người tìm việc có thể tham khảo để lựa chọn công việc ưng ý nhé.
5.2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài
Thương mại điện tử có triển vọng tăng trưởng toàn cầu dài hạn. Tổng thị trường hiện nay đạt hàng tỷ USD, dự đoán sẽ tiếp tục tăng hơn 20% mỗi năm. Bán hàng trực tuyến phổ biến ở khắp nơi, từ Mỹ đến Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á.
Nếu bạn học về thương mại điện tử hoặc các ngành liên quan và có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Một số thị trường tuyển dụng lao động Việt Nam làm trong ngành marketing và thương mại điện tử tiêu biểu như Philippines, Singapore,...
6. Khi nào thì được thăng chức?
Thương mại điện tử là một ngành tương đối mới, vì vậy con đường thăng tiến trong sự nghiệp của bạn chủ yếu dựa vào năng lực thực tế. Có những người chỉ mất 2, 3 năm đã có thể thăng chức lên vị trí quản lý, trong khi những người khác mất nhiều thời gian hơn.
Thông thường, những người có trên 5 năm kinh nghiệm với hiệu quả công việc tốt có thể trở thành trưởng nhóm, trưởng phòng. Ngoài ra, rất nhiều người sau khi tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức và có nguồn vốn nhất định sẽ xem xét tự mở công ty để tham gia thị trường thương mại điện tử bằng doanh nghiệp của chính mình.
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
Khi có kiến thức và công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn có thể có cơ hội kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm việc chính thức bằng các công việc như viết lách, marketing online hoặc tư vấn, chốt đơn hàng,... Vì đã có kinh nghiệm và hiểu được quy trình vận hành cũng như các nền tảng thương mại điện tử nên bạn có cơ hội làm thêm đa dạng hơn so với nhiều nghề nghiệp khác.
Cơ hội và thách thức của ngành thương mại điện tử ra sao?
8. Thách thức
8.1. Thiếu hụt nhân sự chất lượng cao
Như đã nói ở trên, ngành thương mại điện tử chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, vì vậy thiếu hụt rất nhiều nhân sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Nếu bạn không có trình độ học vấn, kỹ năng, sự chủ động và đam mê, bạn sẽ không thể cạnh tranh và rất dễ bị đào thải.
8.2. Bắt kịp với tiến bộ khoa học công nghệ và xu hướng thị trường
Các nền tảng thương mại điện tử và các công ty thương mại điện tử cần phải cố gắng bắt kịp với các tiến bộ khoa học công nghệ và xu hướng thị trường, nhắm mục tiêu tạo sự tiện dụng nhất cho người dùng. Nhân sự trong lĩnh vực này làm việc tập trung vào tạo lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu, bán được càng nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ càng tốt.
Có một sự thật là các kênh thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh. Bạn sẽ không còn có thể chỉ dựa vào một loại nền tảng để hướng lưu lượng truy cập đến cửa hàng trực tuyến mà phải tận dụng hiệu quả của SEO, PPC, email, mạng xã hội, quảng cáo, nhắm mục tiêu lại, di động, công cụ mua sắm và các chi nhánh để giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến cửa hàng trực tuyến.