• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

56711
Tổng số truy cập:56711
Khách đang online: 106
Tố chất quyết định thành công của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Ngày đăng tin: 17/05/2022 08:35

Việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cũng giống như bất cứ vị trí nào khác là đòi hỏi ứng viên cần có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn. Đặc biệt, nếu có sự chủ động rèn luyện tố chất, phẩm chất, kỹ năng mềm thành thạo, cơ hội thăng tiến và thành công trong sự nghiệp của bạn sẽ không còn xa.

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có trách nhiệm như một người trung gian để mua hoặc bán sản phẩm giữa các công ty nội địa và nước ngoài. Công việc cụ thể của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và loại hình công ty. Để có thể tạo dựng, phát triển một sự nghiệp thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, bạn sẽ tập trung vào nâng cao kiến thức, thành thạo kỹ năng.


Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cần có kỹ năng gì?

I. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
 
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên vị trí Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có ít nhất là bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành Xuất nhập khẩu, Logistics, Quản trị kinh doanh, Marketing, Ngoại ngữ hoặc liên quan. Trong trường hợp làm trái ngành thì bạn cần học thêm về chính sách thương mại, giao dịch tiền tệ, luật xuất nhập khẩu... Những phẩm chất, kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là:

1. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu
 
Để làm Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, trước hết bạn phải thành thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cụ thể là am hiểu về thị trường mục tiêu, về sản phẩm và hàng hóa kinh doanh, mẫu bảng báo giá, quy trình tìm hiểu về đối tác, khách hàng đến tiếp cận, đàm phán và ký hợp đồng giao dịch. Dĩ nhiên, bạn cũng sẽ phải biết về luật, hợp tác thương mại, thanh toán quốc tế... Nói chính xác, đây không hoàn toàn là phẩm chất hay kỹ năng thuần túy mà bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, sự quen thuộc trong việc xử lý, hoàn thành tất cả quy trình xuất nhập khẩu.

2. Khả năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ
 
Đối với lĩnh vực kinh doanh nói chung và vai trò Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ là chìa khóa để thành công. Khi bạn có thể khéo léo, nhạy bén trong giao tiếp thì có thể ký được những hợp đồng có lợi nhất cho công ty. Với một số người hướng ngoại, năng động và có năng khiếu từ trước thì hoàn toàn không khó để thể hiện khả năng giao tiếp, trong khi đó, nhiều người khác phải thường xuyên rèn luyện mới có thể dùng khả năng ăn nói để đảm bảo hiệu quả công việc.
 
Đặc biệt, trong xuất nhập khẩu, bạn sẽ cần đàm phán tốt bằng ngoại ngữ chứ không chỉ là tiếng Việt. Hãy tập trung vào kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, chú ý đến thư tín thương mại, email kinh doanh ngay từ khi còn đi học và tiếp tục rèn luyện thường xuyên khi đã đi làm.

3. Kỹ năng phân tích, nghiên cứu thị trường
 
Công việc hàng ngày của Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xoay quanh việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường... nên bạn cần phải không ngừng phát triển kỹ năng phân tích số liệu cũng như nghiên cứu thị trường. Ngày nay, thông tin chính xác sẽ quyết định hiệu quả của các chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu không làm tốt ở bước này thì bạn rất khó để hoàn thành nhiệm vụ, khó cạnh tranh trong một ngành nghề như kinh doanh, xuất nhập khẩu.

4. Tư duy phản biện
 
Một người có tư duy phản biện là người có thể giải quyết vấn đề thông qua các quy trình hợp lý và kiến thức dựa trên bằng chứng. Giống như phương pháp khoa học, tư duy phản biện có rất nhiều bước nhưng về lâu dài thì những bước này sẽ giúp ngăn chặn các sai lầm, các nguy cơ từ trong trứng nước.
 
Tiếp cận vấn đề với một quá trình suy nghĩ độc lập là một trong những loại tư duy phản biện. Tư duy phản biện hình thành lập luận từ bằng chứng, đồng thời đặt tên các vấn đề và giả định có thể cản trở việc đánh giá vấn đề đó là như thế nào, sau đó giải quyết vấn đề theo cách tập trung vào quá trình tận dụng kiến thức và bằng chứng khách quan. Trong thế giới kinh doanh, những kỹ năng này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu phải thành thạo kỹ năng này để lập kế hoạch, thực thi và hoàn thành các giao dịch.


Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với những ai?

II. Cách xác định bạn có phù hợp với công việc hay không
 
Xuất nhập khẩu là cốt lõi của phần lớn các mối quan hệ quốc tế ngày nay, với khoảng 1,2 nghìn tỷ USD nhập khẩu hàng năm chỉ tính riêng ở Mỹ. Những cá nhân quan tâm đến quá trình này có thể có cơ hội việc làm tuyệt vời với lương cao, môi trường tốt, dễ thăng tiến hoặc tự phát triển doanh nghiệp của riêng mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp làm Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
 
Để đánh giá xem bản thân mình có phù hợp với vai trò này hay không, bạn cần cân nhắc đến:
  • Sở thích của bản thân: Bạn có thích xuất nhập khẩu hay không?
  • Năng lực: Bạn có thi được vào các ngành liên quan hay không? Bạn học xong có đủ tự tin vào trình độ thực tế và các kỹ năng để xin việc Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu không?
  • Hiểu về công việc: Chỉ khi thực sự hiểu được các cơ hội và thách thức của nghề bạn mới ra quyết định chính xác nhất được cho lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh những kỹ năng, phẩm chất kể trên, Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu còn cần có sự chăm chỉ, chịu được áp lực công việc để thành công. Không chỉ với nghề xuất nhập khẩu mà với các công việc khác cũng vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì và có định hướng, có kế hoạch để thực hiện. Trên hành trình đó, đừng quên nỗ lực phát triển và hoàn thiện bản thân để xuất sắc, nổi bật hơn.
 
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong rất nhiều vị trí việc làm ngành xuất nhập khẩu. Do đó, nếu bạn đủ khả năng và yêu thích công việc này thì hãy tự tin ứng tuyển nhé. Tuy nhiên, bạn cũng có rất nhiều cơ hội khác khi tạo CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên chứng từ, thu mua hay thanh toán quốc tế,... để nộp vào những công ty, doanh nghiệp liên quan đến logistics, vận tải.
Số lượt đọc: 355 -