• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109255
Tổng số truy cập:109255
Khách đang online: 130
Sếp tận tình nhưng tại sao nhân viên lại rời đi?
Ngày đăng tin: 28/10/2023 11:21

Khi đi làm, một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng gắn bó của nhân viên chính là người sếp, quản lý trực tiếp. Nếu làm việc không hợp với sếp, đụng chuyện gì cũng bất đồng quan điểm, thì khả năng cao rằng nhân viên sẽ sớm xin nghỉ, đây là quy luật bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khó hiểu, rằng sếp vẫn rất tận tình, không chèn ép gì quá đáng, nhưng tại sao nhân viên lại rời đi?


Dấu hiệu cho thấy cấp trên tận tình với bạn
 
Để xác định xem cấp trên có đang tận tình với mình không, bạn hãy thử nhìn lại xem trong thời gian vừa qua, trong quá trình làm việc cùng nhau, thì sếp mình có những dấu hiệu này không nhé:
 
Tận tình training, hướng dẫn, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp;
 
Dành thời gian đào tạo chuyên môn định kỳ, xem nhân viên còn thiếu sót gì thì training chỗ đó;
 
Giúp nhân viên hiểu và nắm rõ tường tận quy trình làm việc, hạn chế tối đa những sai sót trong công việc;
 
Tạo điều kiện và hướng dẫn để nhanh viên thành tạo toàn bộ công cụ làm việc, để mang lại năng suất tốt nhất;
 
Duy trì môi trường làm việc lành mạnh, công bằng, minh bạch, không thiên vị, không chia bè kết phái;
 
Quản lý nhân sự theo hướng đề cao tinh thần tập thể, teamwork, quan tâm tới sự phát triển của nhân viên;
 
Review công việc định kỳ, nếu bị tắc hoặc gặp vấn đề ở đâu thì sếp hỗ trợ nhân viên giải quyết;
 
Thường lắng nghe ý kiến, quan điểm của nhân viên khi thảo luận, để đánh giá trước khi ra quyết định;
 
Tạo điều kiện để nhân viên được khám phá năng lực tiềm ẩn, bứt phá giới hạn bản thân và thăng tiến…
 
Sếp tận tình nhưng tại sao nhân viên lại rời đi?
 
Sau khi điểm qua các dấu hiệu kể trên, nếu sếp của bạn có từ 2-3 dấu hiệu trở lên, thì có thể đó là một người cấp trên tận tình, tâm lý, còn nếu có từ 4-5 dấu hiệu trở nên, thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó thật sự là một người sếp rất tốt. Tuy nhiên, sếp tốt và tận tình như thế, nhưng tại sao nhân viên lại rời đi? Thật ra, mỗi người sẽ tự có những lý do riêng, có những điều khách quan do môi trường làm việc, tính chất công việc, đồng nghiệp xung quanh, và cũng có những lý do cá nhân, liên quan tới chuyện riêng của mình, chứ không hẳn là do sếp. Sếp đang rất tốt và tạo nhiều điều kiện để bạn được học hỏi, phát triển bản thân mà, nếu như không có biến cố gì quá lớn, thì khả năng cao rằng bạn sẽ vẫn tiếp tục gắn bó.
 
Trong thực tế, chúng ta sẽ khó lòng nói trước được điều gì, nhiều khi hiện tại bạn đang rất vui vẻ, hài lòng với công việc, nhưng biết đâu được, 1-2 tháng sau, tự dưng sẽ xuất hiện nhiều điều sai sai, khiến bạn cảm thấy không còn phù hợp, không thể tiếp tục gắn bó với công việc này nữa. Chẳng hạn như có nhiều đồng nghiệp xấu tính, lợi dụng sơ hở để dìm hàng, hãm hại, gây kết quả xấu cho kết quả công việc, hoặc môi trường làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi, nhiều việc phải làm tăng ca liên tục, hoặc tính chất công việc có quá nhiều rủi ro, có khi bạn phải chịu trách nhiệm với những điều mà mình không kiểm soát được,… nói chung sẽ có rất nhiều lý do khác khiến bạn muốn rời bỏ công việc, dù hiện tại cấp trên, sếp của bạn đang cực kỳ tâm lý, tận tình. Sếp rất tốt nhưng em rất tiếc, liệu qua chỗ làm mới, có thể tìm được sếp tốt như vậy không?
 
Qua chỗ làm mới, có thể tìm được sếp tốt như vậy?
 
Điều này cũng chưa thể nói trước, cũng còn tuỳ duyên, tuỳ vào khả năng nhìn nhận, đánh giá khi ứng tuyển của bạn, và cũng có một phần liên quan tới may mắn nữa. Tức là có một số trường hợp qua chỗ làm mới, bạn tìm được người sếp tốt, tận tình như ở công ty cũ, hoặc thậm chí còn tâm lý hơn cả sếp cũ. Nhưng cũng có một số trường hợp sếp mới không được như bạn kỳ vọng, để cho nhân viên tự bơi, không tận tình và tạo nhiều điều kiện cho nhân viên như sếp cũ. Tuy không thể kiểm soát hoàn toàn, nhưng bạn cũng có thể góp phần tự quyết định bằng cách tự liệt kê một số tiêu chí, đặc điểm mà mình có thể dựa vào để đánh giá xem liệu cấp trên của mình có khả năng là một người tận tình, tâm lý không?
 
Mỗi người sẽ tự liệt kê được các tiêu chí của riêng mình, thường sẽ xoay quanh về sự công bằng, minh bạch, tạo điều kiện ngang nhau cho tất cả nhân viên cùng phát triển, thường xuyên hỏi thăm, động viên, và sẵn sàng chỉ ra những điểm sai, những thiếu sót để  nhân viên rút kinh nghiệm, khắc phục. Tất nhiên, khi ứng tuyển, trong buổi phỏng vấn, bạn không thể hỏi thẳng thừng những điều này như đang tra hỏi, dò xét cấp trên, thay vào đó, bạn nên dùng khả năng quan sát, lắng nghe và trực giác để tự đánh giá. Hoặc nếu muốn hỏi để làm rõ vấn đề, thì bạn có thể hỏi mấp mé, hỏi khéo léo thông qua những điều tương tự, chứ không nên hỏi thẳng thừng vào vấn đề, để tránh bị vô duyên.
 
Sau này thành công, đừng quên ơn sếp cũ
 
Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có quyền kỳ vọng rằng mình sẽ được làm việc với những người sếp tận tình, tâm lý, tạo điều kiện tốt cho bản thân được học hỏi, phát triển. Đó là điều hoàn toàn bình thường, nhất là khi bạn là một người tham vọng, không ngừng nỗ lực để nâng cao năng lực bản thân, và mong muốn gặt hái được nhiều thành công trong tương lai, thì bạn sẽ luôn tìm kiếm cho mình những người sếp giỏi, tận tình. Họ sẽ vừa là sếp, là người quản lý, đồng thời, cũng sẽ là người mentor, định hướng và giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn, vững vàng năng lực hơn. Những thành công mà bạn lần lượt gặt hái được sau này, thành quả ấy do sự nỗ lực, cố gắng của chính bản thân bạn, nhưng cũng có một phần không nhỏ của những người sếp, quản lý cũ, những người đã tận tình hướng dẫn bạn từ khi mới chập chững làm nghề, cho tới khi đã lên tới đỉnh cao sự nghiệp. Vì thế, sau này thành công, bạn đừng quên ơn sếp cũ nhé!
 
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng sếp tận tình nhưng tại sao nhân viên lại rời đi? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 154 -