• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

146649
Tổng số truy cập:146649
Khách đang online: 46
Tuyệt chiêu nắm thông tin ứng viên nhanh chóng chỉ với 4 câu hỏi cực ngắn!
Ngày đăng tin: 16/10/2023 11:31

Bạn đã từng hỏi bản thân mình rằng, mình phỏng vấn ứng viên như một cảnh sát hình sự đang hỏi cung hay như một một người bạn trò chuyện thẳng thắn với nhau? Bạn nên để buổi phỏng vấn diễn ra một cách nhẹ nhàng thay vì tra hỏi, tìm kiếm, bắt lỗi, nghiên cứu sự thành thật của ứng viên để rồi biến buổi phỏng vấn có không khí vô cùng gượng gạo, đôi khi bạn chẳng thu lại được kết quả như bạn mong muốn. Là một nhà tuyển dụng tài năng, khéo léo bạn cần phải khác biệt bằng cách biến buổi phỏng vấn trở thành một cuộc trò chuyện thoải mái cho cả hai bên. Vậy làm sao để thực hiện điều đó? Hãy cùng Cevn khám phá ngay tuyệt chiêu nắm thông tin ứng viên nhanh chóng chỉ với 4 câu hỏi cực ngắn trong bài viết sau!

 
 
Tuyệt chiêu nắm thông tin ứng viên nhanh chóng chỉ với 4 câu hỏi cực ngắn

1. Hãy kể về khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong công việc của bạn
 

Hãy đánh giá thái độ và sự chuyên nghiệp của ứng viên thông qua cách họ trả lời những câu hỏi?
 
Thay vì đặt câu hỏi hãy trình bày điểm mạnh của ứng viên, bạn hãy khéo léo tìm kiếm câu chuyện thực tế về những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của ứng viên trong hành trình trải nghiệm của họ trước đó. Ứng viên sẽ nói cách họ vượt qua khó khăn như thế nào để thành công, hay bày tỏ sự mừng rỡ khi biết được chính sách “làm việc tại nhà” của công ty ; từ đó bạn có thể kiểm tra liệu có mâu thuẫn trong những câu trả lời hay không?
 
Đồng thời, bạn nên chăm chú lắng nghe câu chuyện của ứng viên, họ có đề cập đến những người khác hay không, hay chỉ chăm chú kể về bản thân mình. Và liệu ứng viên có kể ra được kết quả bằng những số liệu chứng minh cụ thể hay không hay chỉ là “tôi đã làm tăng doanh số của công ty cũ…”. Khéo léo để họ kể câu chuyện của họ bạn sẽ hiểu họ hơn là một câu trả lời đã chuẩn bị sẵn.
 
2. Nếu có thể, bạn sẽ kinh doanh gì?
 
Thông thường, nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên “Bạn nghĩ bạn sẽ như thế nào trong 5 năm tới?”. Thông thường, ứng viên nghĩ rằng bạn muốn nghe xem họ trung thành với công ty của bạn như thế nào. Tuy nhiên một câu trả lời chẳng thể nào nói lên tất cả về ứng viên đó. Ngoài ra, câu hỏi này còn khiến cho ứng viên không thoải mái vì thật sự ứng viên luôn sẽ tìm một nơi khác tốt hơn và sẽ rời bỏ bạn nếu có thể. Không ai có thể cam kết trước lòng trung thành.
 
Tuy nhiên, bằng cách hỏi ứng viên rằng họ sẽ kinh doanh gì, bạn sẽ nhìn thấy tầm nhìn kinh doanh của ứng viên, bạn sẽ biết được ước mơ, tham vọng và mục tiêu của họ. Bạn vừa cho họ cơ hội để nói lên đam mê của mình, tỏa sáng cùng nó và chứng tỏ với bạn rằng họ có năng lực và họ có thể thực hiện được. Chính câu hỏi này sẽ giúp ứng viên bắt đầu nói về những kỹ năng chuyên môn họ có thể phục vụ cho chuyện kinh doanh của họ, và bạn xem xét đó chính là yếu tố có thích hợp với nhu cầu công việc đang ứng tuyển hay không.
 

Bằng cách hỏi ứng viên rằng họ sẽ kinh doanh gì, bạn sẽ nhìn thấy tầm nhìn kinh doanh của ứng viên
 
3. Hãy nói cho tôi nghe điều gì đó mà tôi không thể biết từ hồ sơ của bạn
 
Nhiều buổi phỏng vấn bắt đầu với câu “Hãy giới thiệu bản thân bạn” và rồi nhà tuyển dụng sẽ được nghe “diễn văn” được diễn tập kĩ lưỡng về những điểm nổi bật nhất của ứng viên. Tôi thích hỏi những thông tin đào sâu về ứng viên hơn. Khi bạn hỏi những câu nằm ngoài lý lịch bóng bẩy, bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị về họ.
 
Ví dụ như, một người đã đặt chân đến 20 đất nước chắc hẳn sẽ không ngần ngại nếu công việc đòi hỏi đi công tác thường xuyên, nhưng có thể sẽ thấy mệt mỏi khi phải dính chặt ở bàn làm việc. Một người kể về cách quản lí xưởng sản xuất phim của con họ sẽ thể hiện khả năng lãnh đạo, sự sáng tạo và mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
 
Bạn nên đặt những câu hỏi vượt ngoài hồ sơ ứng tuyển và dựa vào câu trả lời để đánh giá xem liệu ứng viên phù hợp với văn hóa công ty hay không.
 
4. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?: Tuyệt chiêu nắm thông tin ứng viên và mức độ hứng thú về công việc của họ
 
Đúng, đây là một câu hỏi quá bình thường. Nhưng đây không phải là câu hỏi thừa, bạn nên giữ lại và tiếp tục sử dụng nó như một câu hỏi khéo léo để khai thác ứng viên của mình. Đây là lúc thể để bạn nhìn nhận ra rằng đâu là ứng viên chỉ biết hỏi những câu hỏi rập khuôn và đâu là ứng viên biết nắm bắt tình hình và hỏi những câu hỏi vừa mới trao đổi. Ứng viên sẽ hỏi thêm về công việc sẽ phụ trách hay là có muốn biết thêm thông tin khác sau khi quan sát thực tế?
 
Cho dù đây không phải là câu hỏi dễ, một số ứng viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì họ thật sự không biết trả lời như thế nào nhưng cách này sẽ thể hiện bạn tôn trọng ý kiến của ứng viên và luôn sẵn sàng đón nhận mọi nhu cầu từ ứng viên. Nhiều ứng viên sẽ thật sự thích thú nếu như bạn chia sẻ tận tâm về những gì họ đặt câu hỏi và điều đó càng cho họ thêm phần tự tin vào sự thể hiện của mình để có thể thể hiện bản thân tốt nhất.
 

Ứng viên sẽ hỏi thêm về công việc sẽ phụ trách hay là có muốn biết thêm thông tin khác sau khi quan sát thực tế?
 
Thật ra, tuyệt chiêu nắm thông tin ứng viên sẽ không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Đa phần mọi cuộc đàm phán bạn là người làm chủ nắm giữ cuộc đối thoại này, vì vậy nên bản thân hãy chủ động biến cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc trò chuyện thoải mái để bạn có thể gần gũi ứng viên hơn và nhìn thấy được con người thật sự của họ hơn. Chúc bạn có những buổi phỏng vấn thành công để tuyển chọn đúng người, đúng việc.
 
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Cevn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Số lượt đọc: 179 -