• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

58699
Tổng số truy cập:58699
Khách đang online: 153
Ngành tổ chức sự kiện có vất vả không? thu nhập như thế nào?
Ngày đăng tin: 14/03/2022 09:25

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc có đầy đủ các cơ hội sáng tạo và thú vị, bạn có thể cân nhắc ngành quản lý sự kiện. Đối với người phù hợp, tổ chức sự kiện cung cấp các cơ hội tuyệt vời nhưng rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc ngành tổ chức sự kiện có vất vả không? Thu nhập như thế nào?

Hầu như không có công việc nào cung cấp cho bạn phạm vi sáng tạo, giao tiếp xã hội và du lịch, di chuyển giống như nghề nghiệp trong ngành tổ chức sự kiện. Đây là một ngành công nghiệp rất đa dạng vì ngày hôm nay bạn có thể đang giúp lên kế hoạch tiệc cưới cho khách hàng, ngày mai bạn đã đi điều phối hoạt động ở buổi tiệc gây quỹ của tổ chức phi chính phủ.
 

Tìm hiểu về cơ hội và thách thức khi theo đuổi ngành tổ chức sự kiện
 
Rõ ràng việc hợp tác chặt chẽ với khách hàng để lên kế hoạch và tiến hành một sự kiện thành công là vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, để bắt đầu theo học và bước chân vào nghề này, bạn cần biết về nghề, cân nhắc xem liệu bạn có chịu được vất vả hay không và mức thu nhập bạn nhận được liệu có xứng đáng.

I. Ngành tổ chức sự kiện có vất vả không?
 
Nhiều bạn trẻ thích lĩnh vực tổ chức sự kiện nhưng lại lo lắng về việc ngành này quá vất vả. Không thể phủ nhận đây là ngành thú vị, cực kỳ phù hợp với các bạn hướng ngoại, năng động và giỏi giao tiếp, lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch. Có rất nhiều niềm vui trong quá trình tiến hành công việc nhưng thực tế là ngành này cũng khá vất vả.
 
Làm tổ chức sự kiện, nhân viên quản lý sự kiện bạn có thể phải đi công tác (gặp nhà cung cấp, khách hàng, xem xét đánh giá khu vực tổ chức sự kiện, v.v.) cũng như làm việc ngoài giờ. Tuy vậy, niềm vui khi tổ chức mỗi sự kiện thành công là không gì so sánh được.
 
II. Triển vọng và thu nhập của ngành tổ chức sự kiện
 
1. Nhu cầu của thị trường
 
Trong thế kỷ 21 này, trải nghiệm được cho là "tất cả". Rất nhiều người sẵn sàng chi tiền cho những trải nghiệm ý nghĩa không phải hàng hoá, vật chất. Kết quả là, ngành công nghiệp tổ chức sự kiện đã và đang bùng nổ trong những năm gần đây. Nếu có thể phát triển trong ngành này, bạn đang tiến gần hơn tới thành công trong nhiều năm tới.
 
Công chúng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các bữa tiệc, sự kiện. Nhu cầu đối với nhân viên tổ chức sự kiện, người điều phối, lập kế hoạch sự kiện,... cũng vì thế mà tăng lên. Mọi công ty tổ chức sự kiện hay các khách sạn, nhà hàng,... đều muốn tìm kiếm nhân sự có trình độ, thành thạo kỹ năng để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
 
Ở Việt Nam, nhu cầu với nhân viên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tăng lên trong vài năm gần đây, tập trung vào lĩnh vực tiệc cưới, hội nghị. Nếu có bằng cấp chuyên nghiệp về dịch vụ, du lịch, nhà hàng - khách sạn, v.v. bạn có thể dễ dàng xin việc. Ngành sự kiện còn trở nên hot hơn vì những lý do sau:
 
1.1. Cơ hội phát triển nghề nghiệp
 
Các nhân viên tổ chức sự kiện có rất nhiều cơ hội phát triển nhờ khả năng chuyển từ một tổ chức nhỏ sang một tổ chức lớn hơn hoặc chuyển đổi giữa việc làm bán thời gian sang toàn thời gian. Theo thời gian và với kinh nghiệm cùng các mối quan hệ, bạn thậm chí có thể làm tư vấn độc lập hay mở công ty.
 

Việc làm tổ chức sự kiện đa dạng các vị trí cho ứng viên lựa chọn
 
1.2. Cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp
 
Tổ chức sự kiện là một trong số ít các ngành nghề cung cấp một lượng lớn cơ hội cho phép bạn chuyển đổi nghề nghiệp khi cần. Ví dụ vì một số lý do mà bạn không thể làm việc trong ngành được nữa, bạn có thể tận dụng các kết nối kinh doanh, mối quan hệ cá nhân, v.v. để bắt đầu một sự nghiệp khác. Điều này cũng đặc biệt hữu ích khi bạn ra kinh doanh tổ chức sự kiện độc lập.

2. Thời gian thử việc
 
Khi bắt đầu công việc trong ngành tổ chức sự kiện, bạn có thể sẽ được yêu cầu thử việc 2 tháng (theo Luật Lao động). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào thoả thuận của 2 bên, kinh nghiệm và trình độ của bạn mà thời gian thử việc thực tế có thể được điều chỉnh. Trong hầu hết các trường hợp, điều quan trọng vẫn là năng lực và quá trình làm quen, thích nghi với các nhiệm vụ.
 
3. Mức lương khởi điểm
 
Mức lương của những người làm trong ngành tổ chức sự kiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào vai trò cụ thể và kinh nghiệm làm việc, quy mô công ty cũng như loại hình sự kiện bạn phụ trách. Ở Mỹ, mức lương trung bình của một nhân viên tổ chức sự kiện là 48.922 USD/năm (xấp xỉ 1 tỷ đồng/năm).
 
Lương khởi điểm của vị trí này là khoảng 33.000 USD/năm (700 triệu đồng) - tương đối cao so với các ngành dịch vụ khác. Nếu làm quản lý sự kiện, lương trung bình là 53.213 USD/năm (khoảng 1,3 tỷ đồng), lương khởi điểm là 38.000 USD/năm (gần 900 triệu đồng/năm).
 
Tại Việt Nam, vị trí nhân viên tổ chức sự kiện toàn thời gian có mức lương khởi điểm từ 4 - 7 triệu/tháng, tương đương với hầu hết các ngành dịch vụ khác.

4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
 
Khi làm trong ngành tổ chức sự kiện, ban đầu bạn có thể không có mức thu nhập cao tổng thu nhập sẽ tăng lên theo thâm niên và số sự kiện bạn hỗ trợ, tổ chức thành công. Con số này có thể lên đến 9 - 11 triệu/tháng sau 2, 3 năm làm việc và cao nhất là khoảng 20 triệu (thường cho những ai có kinh nghiệm trên 5 năm).
 
Thu nhập của một số vị trí phổ biến khác trong ngành tổ chức sự kiện, chẳng hạn như nhân viên/chuyên viên marketing cũng là khoảng 9 - 11 triệu/tháng, cao nhất là 30 triệu/tháng; trưởng phòng tổ chức sự kiện kiếm được trung bình 15 - 30 triệu/tháng và vai trò giám đốc thì thu nhập cao nhất có thể lên tới trên 50 triệu/tháng. Đặc điểm thu nhập của ngành tổ chức sự kiện không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà còn chịu ảnh hưởng của mùa vụ (nhất là các trung tâm chuyên về tiệc cưới chẳng hạn), đối tượng khách hàng cụ thể và dĩ nhiên, năng lực thực tế của bạn cũng quyết định rất nhiều.
 
5. Cơ hội sự nghiệp
 
Ngành tổ chức sự kiện phụ trách các sự kiện chính liên quan tới:
  • Hội nghị.
  • Sự kiện văn hóa.
  • Triển lãm.
  • Hội chợ thương mại.
  • Gây quỹ và các sự kiện xã hội.
  • Biểu diễn, sân khấu
  • Lễ hội âm nhạc và chương trình.
  • Tiệc và đám cưới
  • Chương trình khuyến mãi và ra mắt sản phẩm.
  • Lễ trao giải.
  • Chương trình khiêu vũ.
  • Chương trình hài kịch.
  • Ra mắt sách mới.
  • Gây quỹ từ thiện.
Những vị trí công việc chính trong ngành tổ chức sự kiện là:
  • Nhân viên/chuyên viên tổ chức sự kiện.
  • Nhân viên tổ chức tiệc cưới.
  • Quản lý không gian sự kiện hoặc địa điểm.
  • Điều phối viên tài trợ sự kiện.
  • Quản lý dịch vụ ăn uống.
  • Điều phối viên truyền thông xã hội.
  • Nhân viên hoặc điều phối viên hoạt động tình nguyện.
  • Giám đốc tiếp thị hoặc truyền thông.

Thu nhập của các vị trí tổ chức sự kiện cao hay thấp?

5.1. Cơ hội làm việc tại Việt Nam
 
Biết được triển vọng và thu nhập của nghề tổ chức sự kiện, bạn có thể ra quyết định có nên bắt đầu sự nghiệp trong ngành này hay không. Đây là một ngành đang phát triển và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. Nếu cảm thấy mình phù hợp, bạn có thể theo học các chuyên ngành tổ chức sự kiện trong các khoa du lịch, khách sạn, marketing, v.v. sau đó xin vào công ty du lịch, tổ chức sự kiện, khách sạn, tổ chức phi chính phủ.
 
5.2. Cơ hội làm việc tại nước ngoài
 
Bản chất kinh doanh ngày càng toàn cầu hoá sẽ tạo cơ hội cho các nhà quản lý sự kiện tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nước ngoài. Trong trường hợp muốn làm việc ở quốc gia khác, bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt và bằng cấp chuyên nghiệp.
 
6. Khi nào thì được thăng chức?
 
Cơ hội thăng chức trong ngành tổ chức sự kiện phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của bạn, từ việc tiếp xúc với khách hàng, lập kế hoạch, liên hệ với nhà cung cấp đến giám sát và quản lý. Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm bạn có thể lên đến vai trò quản lý/trưởng phòng.
 
Nhìn chung, việc thăng chức trong bất cứ ngành nghề nào cũng cần một quá trình tích luỹ đủ kinh nghiệm và các mối quan hệ. Những điều này đặc biệt quan trọng với ngành tổ chức sự kiện vì bạn cần có vòng kết nối rộng cũng như khả năng tương tác, quản lý và sắp xếp công việc hiệu quả.
 
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
 
Nhân viên tổ chức sự kiện có thể kiếm thêm thu nhập thông qua việc nhận lương làm ngoài giờ, tiền công tác phí, hoa hồng cho mỗi sự kiện khác nhau. Sau khi đã có kinh nghiệm và uy tín, bạn có thể nhận lập kế hoạch hoặc tư vấn tổ chức sự kiện để kiếm thêm.
 
8. Thách thức

8.1. Giờ giấc làm việc không khoa học
 
Giờ làm việc của nhân viên tổ chức sự kiện có thể "kỳ quặc" so với đa số các công việc khác. Bạn sẽ là người sẵn sàng đi công tác, bạn cũng có thể phải làm việc ngoài giờ để lên kế hoạch sự kiện hoặc đến địa điểm từ sớm để chuẩn bị và chỉ trở về khi sự kiện kết thúc hoàn hảo. Nhân viên tổ chức sự kiện cũng có thể không có ngày nghỉ cuối tuần. Đây là một thách thức với nhiều người trẻ vì bạn sẽ buộc phải thích nghi nếu làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
 
8.2. Mức lương khởi điểm không cao
 
Mức lương ban đầu của nhân viên tổ chức sự kiện không phải quá cao so với thực tế là bạn phải đảm nhiệm rất nhiều tác vụ khác nhau, tương đối bận rộn vì chạy việc. Tuy nhiên khi đã chứng minh được bản thân, bạn sẽ nhận lại thu nhập tương xứng.
 

Làm thế nào để đối mặt với những thách thức của ngành tổ chức sự kiện?

8.3. Bạn sẽ phải đối phó với rất nhiều kiểu người
 
Một trong các thách thức lớn nhất với người làm trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và tổ chức sự kiện nói riêng là bạn sẽ phải đối phó với rất nhiều kiểu người. Làm sao để đưa ra một kế hoạch tối ưu dựa trên yêu cầu của khác hàng và được họ chấp nhận? Làm sao để đảm bảo sự kiện diễn ra trơn tru,... là câu hỏi bạn phải giải quyết.
 
Mỗi khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân khác nhau có tính cách, thói quen và sở thích khác nhau. Do đó, người làm tổ chức sự kiện phải có sự nhanh nhạy và tinh tế, giỏi đoán ý. Bạn cũng không được phép để các kế hoạch sự kiện thất bại hoặc nhận đánh giá tiêu cực vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
 
8.4. Giải quyết nỗi lo tăng chi phí cho mỗi sự kiện
 
Thích nghi với sự gia tăng không thể tránh khỏi của chi phí hoặc tìm ra những cách khác để giảm chi phí là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà tổ tổ chức sự kiện. Bạn cũng sẽ là người kiểm soát chi phí sự kiện, tránh bội chi. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đàm phán giá với nhà cung cấp và khả năng xử lý tình huống phát sinh.
Số lượt đọc: 562 -