• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59367
Tổng số truy cập:59367
Khách đang online: 117
Giám đốc thương hiệu là làm gì? Có khác gì so với giám đốc marketing?
Ngày đăng tin: 04/03/2022 20:41

Một trong những vai trò cấp quản lý quan trọng nhất trong lĩnh vực tiếp thị, truyền thông hiện nay là giám đốc thương hiệu, tuy nhiên, vẫn có nhiều người không phân biệt được sự khác nhau với giám đốc marketing. Vậy chính xác thì giám đốc thương hiệu là làm gì và bạn cần phải nỗ lực, chuẩn bị thế nào nếu muốn thăng tiến lên vị trí này?

Ở thời đại công nghệ số, truyền thông lên ngôi thì việc quản lý hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, dịch vụ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hình ảnh trong mắt công chúng càng tích cực thì hoạt động kinh doanh càng phát triển và ngược lại. Giám đốc thương hiệu chính là người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu.
 

Giám đốc thương hiệu thường đảm nhận những công việc gì?
 
I. Giám đốc thương hiệu là gì?
 
Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) là người quản lý trong bộ phận marketing của doanh nghiệp, đảm bảo rằng một thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ được định hình tốt trên thị trường, dễ nhận biết và gây hứng thú cho khách hàng. Giám đốc thương hiệu lập kế hoạch để quảng bá và thay đổi nhận thức của công chúng về thương hiệu.
 
Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp thuê giám đốc thương hiệu làm việc nội bộ cho mình, chỉ xây dựng và phát triển một thương hiệu duy nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giám đốc thương hiệu cũng sẽ làm việc ở các agency lớn, cùng lúc hỗ trợ xây dựng và quản lý thương hiệu cho nhiều khách hàng doanh nghiệp khác nhau. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của giám đốc thương hiệu là phải đảm bảo rằng hình ảnh thương hiệu phải nhất quán trong tất cả các quảng cáo và chiến dịch.
 
II. So sánh Giám đốc thương hiệu với Giám đốc marketing
 
Mặc dù cùng phụ trách các công việc liên quan đến tiếp thị, truyền thông nhưng giám đốc thương hiệu và giám đốc marketing có trách nhiệm, vai trò khá khác biệt. Các giám đốc thương hiệu nghiên cứu thị trường và xác định cách một thương hiệu có thể xuất hiện, định vị với hình ảnh phù hợp nhất để thu hút khách hàng mục tiêu. Giống như những vai trò quản lý tiếp thị và quảng cáo trong lĩnh vực này, giám đốc thương hiệu làm việc, báo cáo trực tiếp với ban giám đốc hay chủ doanh nghiệp.
 
Trong khi đó, giám đốc marketing cũng quan tâm đến thương hiệu, nhưng họ tập trung nhiều hơn vào việc phát triển chiến lược tiếp thị cho một nhóm khách hàng cụ thể, cho các sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Giám đốc marketing cũng thường quản lý và tuyển dụng một bộ phận nhân viên, chuyên viên marketing đông đảo.
 
Nhìn chung, cả hai vai trò đều hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc đảm bảo rằng các công ty giữ được hình ảnh tích cực cũng như tăng doanh số bán hàng. Ở các doanh nghiệp nhỏ thì giám đốc marketing có thể phụ trách phần việc của giám đốc thương hiệu.
 
III. Làm gì để thăng tiến lên Giám đốc thương hiệu?
 
Với bất kỳ ai làm việc trong các vai trò liên quan đến tiếp thị nói chung, yêu thích mảng truyền thông và xây dựng thương hiệu nói riêng thì trở thành giám đốc thương hiệu có thể là một mục tiêu hấp dẫn, một ước mơ không dễ gì đạt được. Để thăng tiến lên giám đốc thương hiệu, bạn sẽ thường mất từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm làm việc (ít nhất), và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như:
 
1. Có học vấn, bằng cấp phù hợp
 
Giám đốc thương hiệu cần có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành Marketing, Quảng cáo, Quản trị kinh doanh, Báo chí - Truyền thông hoặc liên quan. Một số nhà tuyển dụng có thể chỉ tuyển ứng viên có bằng cấp cao như thạc sĩ, từng đi du học nước ngoài, đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng ngoại ngữ...
 

Trở thành Giám đốc thương hiệu có khó không?
 
2. Kinh nghiệm và thành tích
 
Như đã đề cập, giám đốc thương hiệu là vai trò chỉ tuyển ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc từ ít nhất 3 - 5 năm trở lên trong lĩnh vực tiếp thị, báo chí, truyền thông, quảng cáo, đặc biệt là từng đảm nhiệm vai trò từ leader tới giám sát, quản lý hay giám đốc thương hiệu. Không chỉ yêu cầu chuyên môn cao hay kinh nghiệm, vị trí giám đốc thương hiệu còn cần bạn có thành tích nổi bật, có thể chứng minh qua số liệu thực tế, những thành công cụ thể và dĩ nhiên, kỹ năng lãnh đạo, lập chiến lược cũng sẽ rất quan trọng và có ý nghĩa.
 
3. Có mạng kết nối, giao thiệp rộng
 
Có quan hệ rộng, đặc biệt là với các tổ chức truyền thông, báo chí là một trong những ưu điểm đáng kể để bạn sẵn sàng thăng tiến lên vai trò giám đốc thương hiệu. Tích cực mở rộng vòng kết nối nghề nghiệp của bạn và thúc đẩy các mối quan hệ có thể tạo ra những kết nối có giá trị trong tương lai.
 
Mức lương trung bình của giám đốc thương hiệu hiện nay là 32,4 triệu/ tháng, khởi điểm khoảng từ 10 triệu (rất ít) và khoảng phổ biến từ 20 - 40 triệu/ tháng, cao nhất có thể lên tới 80 triệu/ tháng. Rõ ràng, đây là một vị trí xứng đáng để bạn nỗ lực, phấn đấu và đạt được. Chúc bạn thành công!
Số lượt đọc: 374 -