• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59368
Tổng số truy cập:59368
Khách đang online: 118
Việc làm ngành khoa học dữ liệu: Nên ứng tuyển Business Analyst hay Data Analyst?
Ngày đăng tin: 22/02/2022 21:03

Business Analyst và Data Analyst là 2 vai trò nổi bật trong lĩnh vực khoa học dữ liệu vì có nhiều cơ hội, mức lương cũng rất cạnh tranh. Tuy vậy, phải ai cũng biết rõ về 2 công việc này, biết chúng có gì khác và giống nhau cũng như nên ứng tuyển vào vị trí nào khi xin việc.

Trong tương lai, khoa học dữ liệu vẫn sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh và được coi trọng, được dự đoán sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm. Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực này gồm có Business Analyst và Data Analyst - đều là những vai trò có yêu cầu cao với trình độ, bằng cấp chuyên môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ ràng về việc Business Analyst và Data Analyst là làm gì, có giống hay khác nhau và nên lựa chọn công việc nào để có mức lương tốt hơn?
 

So sánh sự khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst
 
I. Business Analyst là gì?
 
Business Analyst hay Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là người làm việc với dữ liệu để tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề đang tồn tại trong kinh doanh. Ví dụ như cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ, quy trình nội bộ hoặc báo cáo tài chính.
 
Để hoàn thành tốt công việc, một Business Analyst cần nắm rõ và áp dụng tốt các bước phân tích dữ liệu. Nói cách khác, dữ liệu chính là công cụ để Business Analyst làm việc, góp phần thúc đẩy lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.
 
Chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, các Business Analyst buộc phải có tầm nhìn xa trông rộng để xác định được điều gì là cần thiết cho doanh nghiệp. Cụ thể, họ là người có đầu óc chiến lược và làm việc vì mục tiêu chính là lợi nhuận cho công ty
 
Bên cạnh kỹ năng phân tích thì khả năng lãnh đạo và giao tiếp xuất sắc là yêu cầu hàng đầu đối với những người làm công việc Business Analyst. Bởi họ không chỉ là những người phân tích dữ liệu mà còn phải làm việc trực tiếp với cấp trên, đồng nghiệp để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất cho công ty.
 
II. Data Analyst là gì?
 
Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) cũng là một vị trí làm việc với dữ liệu như Business Analyst nhưng công việc của họ lại có nhiều điểm khác biệt, cụ thể là chủ yếu chỉ tập trung làm việc với dữ liệu. Dĩ nhiên, một Data Analyst chuyên nghiệp vẫn cần thể hiện kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tuyệt vời nhưng đây không phải là yêu cầu hàng đầu đối với vị trí này.
 
Thay vào đó, giá trị cốt lõi của Data Analyst chủ yếu nằm ở năng lực chuyên môn của họ: kỹ năng lập trình xuất sắc, toán thống kê, quy trình phân tích, tạo dashboard, v.v.
 
III. Sự khác biệt về nhiệm vụ của Business Analyst và Data Analyst
 
1. Nhiệm vụ của Business Analyst
  • Phát triển kinh doanh: Xác định và lập kế hoạch theo đuổi các cơ hội kinh doanh mới.
  • Xây dựng đề án kinh doanh: Lập các chiến lược dự phòng dựa vào những phân tích tài chính và báo cáo về rủi ro, lợi nhuận.
  • Xây dựng lộ trình kinh doanh: Lập các kế hoạch chi tiết, thực tế để vạch ra định hướng tương lai cho tổ chức.
  • Phân tích mô hình kinh doanh: Sử dụng dữ liệu để đánh giá toàn bộ chính sách/cấu trúc của tổ chức, từ đó đề xuất các thay đổi nếu cần thiết.
  • Thiết kế quy trình: Đưa ra quy trình làm việc nhất quán với mục tiêu chung.
  • Phân tích hệ thống: Xác định mục tiêu của một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và đi vào xây dựng (vận hành) nó.
  • Kiểm định chất lượng: Đánh giá/cải thiện chất lượng đầu ra, ví dụ: sản phẩm, dịch vụ, hệ thống CNTT, quy trình làm việc, v.v.
  • Liên lạc viên: Hoạt động như một cầu nối trung gian giữa ban quản lý và nhân viên cấp dưới.
  • Đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng nhiều phương pháp quản lý dự án, sơ đồ dữ liệu nhằm phục vụ hoạt động nâng cao trình độ của các nhân viên trong công ty.
2. Nhiệm vụ của Data Analyst
  • Thu thập dữ liệu: Thực hiện thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Lập mô hình và xử lý dữ liệu: Đề xuất biện pháp thu thập, lưu trữ và thao tác dữ liệu mới, thường dựa vào một số công cụ phổ biến như Python, Excel.
  • Làm sạch dữ liệu: Thu dọn bộ dữ liệu và loại bỏ các điểm dữ liệu trùng lặp, không nhất quán để chuẩn bị cho bước phân tích.
  • Phân tích dữ liệu: Vận dụng kiến thức về nhiều cách thức phân tích dữ liệu, bao gồm phân tích dữ liệu thăm dò, phân tích mô tả, chẩn đoán, dự đoán, v.v.
  • Trực quan hóa dữ liệu và báo cáo: Sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ để xây dựng mẫu báo cáo bắt mắt, dễ hiểu.
  • Chuyên về một lĩnh vực cụ thể: Khác với Business Analyst, các Data Analyst thường chuyên về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể như sales, tài chính, v.v.
  • Báo cáo, thuyết trình: Trình bày các phát hiện bằng nhiều cách khác nhau, từ văn bản, hình ảnh trực quan cho đến thuyết trình trực tiếp.
IV. Công việc nào có mức lương cao hơn?
 
Dù có sự khác biệt lớn trong vai trò và trách nhiệm nhưng nhìn chung, Business Analyst và Data Analyst có mức lương không quá khác biệt. Thực tế cho thấy Data Analyst kiếm được nhiều hơn một chút do đặc thù công việc yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực trình độ cao ở vị trí này còn khá ít ỏi.
 
Quan trọng hơn cả, mức lương trung bình ở mỗi công việc sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố như quy mô tổ chức, lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, trách nhiệm và thâm niên làm việc, v.v.
 

Thu nhập của Business Analyst và Data Analyst cao hay thấp?
 
Theo khảo sát, mức lương của Business Analyst dao động trong khoảng từ 12 - 17 triệu/tháng (với người có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm), cao hơn nữa là khoảng 20 - 30 triệu/tháng và cao nhất có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức thu nhập mà một người làm ở vị trí Data Analyst nhận được trung bình trong khoảng 10 - 15 triệu/tháng và có thể lên tới 20 - 25 triệu khi đã có nhiều kinh nghiệm. Một số doanh nghiệp sẵn sàng trả nhiều nhất khoảng trên 50 triệu/tháng cho vai trò này
 
V. Nên theo đuổi Business Analyst hay Data Analyst?
 
Nếu bạn đã có kiến thức nền về máy tính, khoa học dữ liệu, toán thống kê, v.v. cùng với đam mê được làm việc với dữ liệu trừu tượng, ngôn ngữ lập trình thì Data Analyst sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.
 
Mặt khác, nếu là người có tầm nhìn xa trông rộng, thích giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế, ưa giao tiếp để đàm phán thương mại hay truyền đạt kế hoạch chiến lược thì Business Analyst chính là con đường phù hợp nhất với bạn.
 
Dù đều liên quan đến phân tích dữ liệu và có mức lương lý tưởng, không quá chênh lệch nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt lớn giữa hai vị trí việc làm Business Analyst và Data Analyst. Để đưa ra quyết định đúng đắn nên theo đuổi ngành nghề nào, bạn nên dựa vào các yếu tố quan trọng như sở thích cá nhân, tính cách và cả năng lực thực tế của bản thân.
Số lượt đọc: 352 -