• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59343
Tổng số truy cập:59343
Khách đang online: 113
10 yếu tố quan trọng tạo nên một trợ lý thiết kế giỏi
Ngày đăng tin: 03/03/2022 21:08

Nếu bạn mới bước chân vào ngành thiết kế, cách nhanh nhất để học việc và tích lũy kinh nghiệm chính là trở thành trợ lý - "cánh tay phải" đắc lực cho những nhà thiết kế hàng đầu. Đặc biệt, khi trau dồi cho mình đủ các yếu tố của một trợ lý thiết kế giỏi, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất cao.

Làm một trợ lý thiết kế đồng nghĩa với việc bạn phải chịu áp lực từ khối lượng lớn công việc, tuy nhiên, thành quả cũng vô cùng xứng đáng. Vậy làm thế nào để trở thành một trợ lý thiết kế giỏi?
 

Những yếu tố nào tạo nên một trợ lý thiết kế chuyên nghiệp?

1. Đừng thúc giục nhà thiết kế phải nhanh chóng phản hồi bạn
 
Khi bạn liên hệ với một nhà thiết kế nào đó để bày tỏ nguyện vọng muốn trở thành trợ lý của họ, đừng vội sốt ruột khi chưa nhận được email hoặc tin nhắn trả lời. Nhà thiết kế thường rất bận, họ phải chú tâm vào cả sự nghiệp thiết kế lẫn chuyện đời tư. Thay vì tiếp tục gửi email thúc giục họ kiểu như "Chào anh, không biết anh đã nhận được tin nhắn em mới gửi chưa ạ?" thì hãy lịch sự để lại lời nhắn rằng bạn luôn sẵn sàng bất cứ khi nào họ cần.
 
2. Luôn làm việc có tổ chức
 
Phong cách làm việc có tổ chức sẽ giúp bạn và cả sếp của mình giảm bớt căng thẳng, công việc trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt, luôn nắm rõ mọi thứ sẽ giúp bạn không chậm deadline. Giữ một cuốn lịch bên người, phân loại từng folder riêng biệt cho từng khách hàng khác nhau và ghi chú mọi thứ quan trọng là những cách hay để bạn làm việc có tổ chức hơn.
 
3. Ghi chú mọi thứ
 
Cho dù bạn có trí nhớ tốt đến mức nào, sẽ có lúc bạn quên mất những điều quan trọng. Còn gì tệ hơn việc bạn order cho khách sai loại sản phẩm chỉ vì bạn lỡ không ghi lại và quên mất yêu cầu của họ? Hãy đảm bảo những tình huống như vậy không bao giờ xảy ra bằng cách giữ một cuốn sổ bên người và ghi chú mọi thứ cần phải nhớ.
 
4. Chủ động trong mọi việc
 
Sếp giao cho bạn nhiệm vụ là phải tới công ty nội thất A để tìm loại sản phẩm sếp yêu cầu, nhưng thật không may, khi đến nơi thì loại sản phẩm này đã hết hàng. Lúc này, đừng quay về tìm sếp và hỏi: "Công ty A hết hàng rồi, nên làm thế nào đây ạ?". Thay vào đó, hãy thông báo rằng công ty A đã bán hết nhưng công ty B và công ty C ở gần đó có thể vẫn còn hàng và bạn sẽ tới kiểm tra thử xem sao. Điều này sẽ gây ấn tượng với sếp của bạn rằng bạn luôn chủ động trong công việc và không dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
 
5. Giữ thái độ vui vẻ
 
Đừng than mệt vì sếp của bạn còn mệt mỏi hơn bạn rất nhiều lần. Hãy cứ mỉm cười, lấy lại năng lượng và vui vẻ làm việc, ủ rũ, chán nản chỉ khiến bầu không khí trong công ty tệ hơn mà thôi.
 
6. Có đạo đức nghề nghiệp
 
Với cương vị là một trợ lý, nhiệm vụ của bạn là giúp đỡ nhà thiết kế và khiến cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Hãy ở lại muộn nếu bạn cần hoàn thành công việc đúng deadline. Thay vì ngồi đợi sếp giao việc, luôn chủ động làm nhiều hơn những gì được giao sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
 
7. Sẵn lòng phụ trách mọi việc
 
Dù là nhân viên mới, đừng chỉ ngồi không mà hãy sẵn sàng làm mọi thứ, từ việc sắp xếp lại phòng vật liệu, đến việc chuẩn bị trước cho bài viết trên blog vào tuần sau. Điều này thể hiện rằng bạn luôn sẵn lòng làm thêm việc để giúp công ty vận hành tốt hơn.
 

Trợ lý thiết kế giỏi sẽ luôn có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt
 
8. Làm việc hiệu quả
 
Làm việc đa nhiệm (multitasking) là một kỹ năng quan trọng đối với trợ lý thiết kế. Nếu không hiểu thuật ngữ này khi làm việc, hãy chủ động search trên Google. Hãy luôn chuẩn bị trước và sẵn sàng cho bước tiếp theo.
 
9. Đừng đưa ra ý kiến tiêu cực khi không được yêu cầu
 
Nếu bạn cùng sếp nhận một dự án thiết kế phòng ngủ và sếp quyết định sử dụng họa tiết da báo, đừng nói rằng "sếp ơi em thấy họa tiết này không đẹp". Hãy nhớ rằng, công việc của bạn là giúp đỡ một nhà thiết kế có gu thẩm mỹ riêng, chứ không phải là tạo ra gu thẩm mỹ của chính mình.
 
10. Luôn luôn lắng nghe
 
Lắng nghe chỉ dẫn của sếp cho dự án tiếp theo. Lắng nghe khi khách hàng nói rằng họ không thích họa tiết trên chiếc ghế đó. Lắng nghe khi sếp bảo bạn order ghế sofa màu xám chứ không phải cái màu xanh. Luôn chú ý lắng nghe và đặt câu hỏi khi cần thêm thông tin là một kỹ năng vô cùng quan trọng.
 
Với 10 yếu tố quan trọng tạo nên một trợ lý thiết kế giỏi Cevn giới thiệu trên đây hy vọng bạn đọc có thể trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân tốt nhất. Những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được khi làm trợ lý thiết kế chắc chắn sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai.
Số lượt đọc: 332 -