• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

55105
Tổng số truy cập:55105
Khách đang online: 102
Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch viết thế nào trong CV là chuẩn?
Ngày đăng tin: 19/01/2022 14:33

Nhà tuyển dụng ngày càng quan tâm hơn đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên để đánh giá, lựa chọn đúng người, giao đúng việc. Vậy, muốn trình bày tốt mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch trong CV, bạn nên bắt đầu từ đâu?

Nhân viên, phiên dịch là một trong những việc làm xu hướng, tuyển dụng khá thường xuyên nhưng yêu cầu cao khiến ứng viên không dễ gì trúng tuyển khi thiếu kinh nghiệm. Viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch thật ấn tượng, chuyên nghiệp trong CV được xem là một bước đi thông minh để bạn ngay lập tức tạo thiện cảm và thuyết phục NTD rằng mình là người phù hợp nhất cho vị trí.
 

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên biên, phiên dịch

I. Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch là gì?
 
Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch được hiểu là mục tiêu của những người làm việc trong vai trò nhân viên biên dịch, phiên dịch (tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác). Mục tiêu cũng đồng thời là mục đích, tham vọng của bạn, định nghĩa của bạn với thành công sự nghiệp trong lĩnh vực biên, phiên dịch. Có người muốn lấy được bằng cấp cao hơn, chứng chỉ biên phiên dịch uy tín quốc tế, người khác muốn thăng tiến, tự kinh doanh các dịch vụ biên, phiên dịch,...

II. Cách tìm ra mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch
 
1. Tầm quan trọng của việc xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp biên, phiên dịch
 
Cũng giống như tất cả các nghề nghiệp khác, việc xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn có định hướng rõ ràng về những gì mình muốn đạt được, từ đó biết rằng mình còn thiếu sót những gì, phải nỗ lực ra sao. Nói cách khác, mục tiêu nghề nghiệp biên, phiên dịch giúp bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự nghiệp của mình, có động lực và đảm bảo sẽ đi đúng hướng. Nhờ vào việc xác định đúng mục tiêu bạn sẽ chủ động phát triển kỹ năng nghe, nói hoặc đọc viết, chuyên sâu về mảng dịch thuật bạn thích hoặc có năng khiếu, học và thi lấy chứng chỉ chuyên ngành khi thấy cần thiết.

2. Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch
 
Để tìm ra mục tiêu nghề nghiệp biên, phiên dịch chính xác nhất cho riêng mình, bạn nên căn cứ vào:
  • Bằng cấp và năng lực thực tế của bạn ở thời điểm viết mục tiêu nghề nghiệp vì công việc nhân viên biên, phiên dịch đặc biệt coi trọng bằng cấp cũng như kỹ năng dịch thuật. Nếu bạn vừa tốt nghiệp cao đẳng hoặc không học chuyên ngành ngôn ngữ ở đại học mà tự học, tay ngang thì nên chọn mục tiêu nghề nghiệp khiêm tốn, có thể đạt được.
  • Tự hỏi bản thân xem bạn muốn đạt được những thành công gì từ vị trí việc làm nhân viên biên, phiên dịch? Phát triển theo hướng chuyên môn hay thăng tiến theo hướng quản lý dự án, điều phối các dự án dịch thuật?
  • Bạn có thể tìm đọc ở website của công ty bạn ứng tuyển, hỏi trên các hội nhóm review công ty để có cái nhìn trực quan nhất, chính xác nhất về mục tiêu, sứ mệnh của công ty, từ đó điều chỉnh một chút mục tiêu cá nhân của mình, tốt nhất là cùng định hướng với doanh nghiệp bạn ứng tuyển.

Vai trò của việc xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên biên, phiên dịch
 
III. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch trong CV
 
1. Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?
 
Có lẽ một trong những câu hỏi hay gặp nhất của ứng viên vị trí nhân viên biên, phiên dịch là nên viết CV bằng tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) hay tiếng Việt và đối với mục tiêu nghề nghiệp cũng tương tự. Ở đây, đáp án rất đơn giản - bạn viết CV bằng ngôn ngữ nào thì viết mục tiêu nghề nghiệp bằng ngôn ngữ đó.
 
2. Tìm hiểu tổng quan về các công việc biên, phiên dịch
 
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những đặc điểm riêng và khả năng phát triển, tiềm năng thăng tiến sự nghiệp không giống nhau. Ví dụ, nghề nghiệp marketing có thể đặt mục tiêu trở thành giám đốc tiếp thị nhưng nhân viên biên, phiên dịch thì lại khác.
 
Bạn cần tìm hiểu các vị trí tiềm năng bạn có thể thăng tiến từ khi tìm việc làm nhân viên biên, phiên dịch, các "ngã rẽ" - trường hợp bạn muốn chuyển sang những công việc liên quan nhưng không thuần túy là dịch thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rõ ràng về yêu cầu của NTD liên quan tới số năm kinh nghiệm, bằng cấp và năng lực để ước tính trong khoảng thời gian bao lâu mình sẽ đạt được.
 
Với nghề biên, phiên dịch thì ở Việt Nam chưa có chứng chỉ được công nhận rộng rãi (chủ yếu là chứng chỉ tự cấp tại các trung tâm nếu bạn theo học). Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc học và thi các chứng chỉ năng lực ngôn ngữ hoặc có bằng cấp sau đại học là điểm cộng giúp bạn thăng tiến.
 
3. Chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên biên, phiên dịch trong CV
 
Trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp là một phần khá ngắn nhưng thường được sắp xếp ở ngay trang đầu CV (bên cạnh hoặc ngay dưới thông tin cá nhân). Cho dù mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch của bạn là gì thì tất cả sẽ không còn ý nghĩa nếu bạn không biết cách trình bày trong CV. Nhìn chung, bạn có thể viết thật khéo léo và tạo ấn tượng tốt nếu:
  • Tuân thủ nguyên tắc viết mục tiêu ngắn nhưng đúng trọng tâm, mục tiêu nghề nghiệp nhân viên biên, phiên dịch phải phù hợp với ngôn ngữ bạn thành thạo và định hướng phát triển đúng ngành.
  • Rõ ràng về các mốc thời gian để chia ra mục tiêu ngắn gạn và dài hạn, đảm bảo mục tiêu của bạn có khả năng thực hiện được dựa theo kinh nghiệm và trình độ hiện có. Giả sử bạn là nhân viên biên, phiên dịch có 3 năm kinh nghiệm thì mục tiêu trở thành leader sau 2, 3 năm có thể hợp lý nhưng nếu vừa mới ra trường thì nên tránh viết mục tiêu trở thành điều phối dự án dịch thuật chỉ sau 1 năm.
  • Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch nên gắn liền với công ty, thể hiện được rằng bạn yêu thích ngôn ngữ và nghề nghiệp dịch thuật, muốn gắn bó lâu dài, có những đóng góp tích cực cho công ty, tránh chỉ tập trung hoàn toàn vào chính mình.

Nguyên tắc cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên biên, phiên dịch
 
IV. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch theo kinh nghiệm
 
Như đã đề cập, mục tiêu sự nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch cần được viết dựa theo trình độ và kinh nghiệm. Nếu có thể điều chỉnh thì hình ảnh "biết người biết ta" của bạn sẽ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên, về cơ bản thì bạn cũng phải đảm bảo các mục tiêu cá nhân của riêng bạn vẫn được trình bày rõ ràng.
 
1. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch cho ứng viên mới ra trường
 
Trường hợp vừa mới ra trường, tốt nghiệp ngành ngôn ngữ hoặc không học chuyên ngành ngôn ngữ ở đại học nhưng chọn theo hướng biên, phiên dịch, viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch bạn nên tập trung vào việc phát triển trình độ và kỹ năng dịch, cũng có thể nhắc tới các thế mạnh nếu có (ví dụ thành thạo phần mềm dịch thuật nào, có khả năng ngôn ngữ tốt nhất ở mảng nào...).
  • Nhân viên biên dịch mới ra trường, thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh, kỹ năng dịch - bao gồm cả lý thuyết dịch và thực hành dịch xuất sắc, thành thạo Wordfast, muốn được làm việc để trau dồi, nâng cao năng lực trong môi trường dịch thuật chuyên nghiệp.
  • Hoàn thành tất cả nhiệm vụ được công ty giao phó, định hướng gắn bó lâu dài và có thể thăng tiến lên trưởng nhóm dịch thuật tài liệu chuyên ngành sau 3 năm.
2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch cho ứng viên ít kinh nghiệm
 
So với ứng viên chưa có kinh nghiệm thì các bạn đã có chút ít kinh nghiệm vẫn có lợi thế hơn. Điều quan trọng là trong trường hợp này, bạn nên "chèn thêm" một số lợi thế ví dụ như kinh nghiệm, trải nghiệm ở các đơn vị dịch thuật uy tín hoặc làm phiên dịch cho các event như thế nào...
  • Nhân viên biên, phiên dịch có kinh nghiệm 1 năm làm việc trong công ty nước ngoài, phụ trách dịch hợp đồng, tài liệu và phiên dịch cuộc họp với đối tác nước ngoài, thành thạo kỹ năng lắng nghe, dịch đuổi và quen thuộc với khẩu âm tiếng Anh của người Ấn Độ.
  • Kỳ vọng được tiếp tục làm việc trong môi trường cạnh tranh của tập đoàn lớn, kết hợp khả năng ngôn ngữ và bằng cấp quản trị kinh doanh đang theo học để phát triển sự nghiệp theo hướng trở thành thư ký tổng giám đốc sau 5 năm.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên biên, phiên dịch theo từng đối tượng cụ thể

3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch cho ứng viên nhiều kinh nghiệm
 
Trong lĩnh vực biên, phiên dịch, không thể phủ nhận rằng kinh nghiệm giúp ích rất nhiều và những người có kinh nghiệm cũng dễ cạnh tranh và trúng tuyển hơn. Do đó, ngay từ phần mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch bạn cùng đừng quên khoe kinh nghiệm làm việc của mình nhé.
  • Nhân viên biên, phiên dịch có 4 năm làm việc trong vai trò biên, phiên dịch tại trung tâm dịch thuật công chứng và dịch tài liệu chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, xây dựng; có trường từ vựng rộng và khả năng dịch chuyên môn chuẩn. Tham gia một số sự kiện phiên dịch cabin, mong muốn phát triển sự nghiệp theo hướng chuyên về phiên dịch tại công ty Nhật.
  • Có chứng chỉ tiếng Nhật N1, định hướng trở thành trưởng bộ phận sau 3 - 5 năm tới.
Sau khi hoàn thành phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cũng cần kiểm tra lại và đảm bảo rằng những thông tin mình chia sẻ trong mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch đúng với các thông tin về kinh nghiệm, bằng cấp bạn nhắc tới ở các phần khác trong CV. Không chỉ vậy, một lưu ý quan trọng khác là bạn cũng sẽ cần tập trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp trong buổi trò chuyện với NTD (nếu vượt qua vòng xét duyệt hồ sơ).
 
Lúc này, vẫn là chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp biên phiên dịch nhưng sẽ cần giải thích và kết hợp với thái độ,... Bạn có thể tìm hiểu thêm để chắc chắn sẽ có một buổi phỏng vấn xin việc hiệu quả nhất.
 
Cevn vừa gợi ý một số hướng dẫn chi tiết kèm theo mẫu để bạn dễ dàng hình dung về cách viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên biên, phiên dịch. Tùy vào quy mô công ty bạn ứng tuyển, lĩnh vực dịch thuật chuyên biệt mà viết phần mục tiêu sao cho hay nhất, ấn tượng nhất nhé.
Số lượt đọc: 1469 -