Đâu là nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả?
Ngày đăng tin: 17/12/2021 10:58
Tuyển dụng sai người là điều mà không nhà tuyển dụng nào mong muốn vì tốn kém nguồn lực, đồng thời gây ra hậu quả lâu dài, ngăn đà phát triển của doanh nghiệp cũng như tổ chức. Vậy đâu là nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả và cách khắc phục tốt nhất là gì?
Chất lượng nguồn nhân lực quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và vì vậy, doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển người "được việc". Tuyển dụng là một quy trình phức tạp gồm nhiều bước để tìm kiếm và thuê nhân viên mới phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu tuyển dụng không hiệu quả, nhân viên không thực sự có năng lực chuyên môn, khả năng phối hợp với đồng nghiệp, nhân viên chểnh mảng làm giảm hiệu suất,... thì đó chắc chắn là một thảm họa. Hiểu được nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý nhân sự, tuyển dụng khắc phục khó khăn và chuẩn hóa toàn bộ quy trình.
Lý do khiến tuyển dụng không hiệu quả?
I. Như thế nào là tuyển dụng không hiệu quả?
Sau mỗi đợt tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả. Việc đánh giá này được đo lường qua các tiêu chuẩn khác nhau tùy vào công ty. Tuyển dụng không hiệu quả được định nghĩa là:
- Mất quá nhiều thời gian để lấp đầy một vị trí trống.
- Chi phí tuyển dụng cao.
- Nhận được quá ít CV xin việc, chất lượng ứng viên kém.
- Tỷ lệ nhân viên thử việc không đạt tiêu chuẩn ở mức cao.
- Nhân viên mới thích nghi chậm với công việc, hiệu suất làm việc kém.
Nhìn chung, tuyển dụng không hiệu quả còn được gọi ngắn gọn là không tuyển được nhân sự, tuyển sai người và trong dài hạn có thể khiến công ty lãng phí rất nhiều nguồn lực.
II. Nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả và cách khắc phục
Tìm hiểu nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả, nhà tuyển dụng có thể áp dụng các giải pháp để khắc phục kịp thời, đảm bảo tuyển đúng người, đúng việc.
1. Coi trọng tốc độ hơn chất lượng
Kết quả một nghiên cứu ghi nhận, 85% chuyên gia nhân sự thừa nhận rằng có những quyết định tuyển dụng tồi xảy ra trong công ty của mình và 1/3 trong số đó thừa nhận nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả là vì họ vội vàng muốn nhanh chóng lấp đầy các vị trí còn trống. Áp lực chủ yếu đến từ việc thiếu nhân sự cho một số vị trí đặc thù cần tuyển nhanh, áp lực thời hạn từ quản lý, vấn đề ngân sách,... Khi quá gấp rút thì việc đánh giá ứng viên và ra quyết định cũng thường không đảm bảo.
Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này, nhà tuyển dụng cần biết cách lựa chọn kênh đăng tuyển chất lượng, hiệu quả. Ngày nay, không khó để thấy rằng nhà tuyển dụng có rất nhiều lựa chọn đối với các kênh đăng tuyển. Ngoài việc đăng tin mất phí trên các website tuyển dụng truyền thống hoặc đăng trên website công ty, các fanpage, group trên Facebook thì nhiều nhà tuyển dụng đang tin tưởng và lựa chọn Cevn - nền tảng kết nối nhân sự toàn diện.
Cevn là nền tảng đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào tuyển dụng. Công nghệ lõi Job Search Engine đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi người Việt của Cevn thu gom nguồn việc làm phong phú từ tất cả các kênh trên internet, lọc rồi hiển thị trên trang. Nghĩa là tin tuyển dụng của bạn có thể xuất hiện miễn phí. Nếu muốn đẩy nhanh quy trình tuyển dụng, doanh nghiệp có thể trả phí và tin tuyển sẽ hiển thị ở vị trí VIP, đảm bảo tiếp cận được với nhiều nhất ứng viên chất lượng.
Không chỉ vậy, các công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine learning) của Cevn có tính năng gợi ý ứng viên phù hợp cực kỳ hữu ích cho nhà tuyển dụng. Thay vì phải thụ động chờ đợi CV ứng tuyển, khi đăng tuyển trên trang thì nhà tuyển dụng sẽ được kết nối với các ứng viên tài năng, phù hợp và chủ động trao đổi với họ.
Kênh đăng tuyển chất lượng giúp đẩy nhanh quy trình, tốc độ tuyển dụng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng nhân sự.
Giải pháp khắc phục tuyển dụng không hiệu quả
2. Viết JD kém hấp dẫn, không đầy đủ
Một nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả khá phổ biến khác là do nhà tuyển dụng viết JD chưa chính xác, tin đăng tuyển kém hấp dẫn. Không khó để thấy rất nhiều bản mô tả công việc thiếu các thông tin cơ bản nhất như tên công ty, địa chỉ, hình thức làm việc. Đôi khi, sự không rõ ràng về mức lương hoặc cách mô tả nhiệm vụ công việc và các yêu cầu khiến ứng viên tài năng ngay lập tức bỏ qua không ứng tuyển.
Không chỉ vậy, JD không rõ ràng cũng dễ dẫn đến tình trạng sau khi vào làm, nhân viên mới nhận ra các nhiệm vụ không giống như trong JD sẽ chán nản, thất vọng hoặc không hề theo kịp dẫn đến việc xin nghỉ hoặc bị sa thải do không đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Cách khắc phục:
Đầu tư cho mô tả công việc (JD) bằng cách làm việc với các bộ phận liên quan, tìm hiểu rõ về vị trí cần tuyển, viết JD thật đầy đủ và chuyên nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết, sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho ứng viên,... sẽ giúp bạn thu hút một lượng lớn CV xin việc và có cơ hội tiếp cận được với ứng viên tài năng. Tham khảo các bản mô tả công việc các vị trí của Cevn để có cơ sở điều chỉnh JD ấn tượng nhất bạn nhé.
3. Quá ít người tham gia vào quyết định tuyển dụng
Quyết định tuyển dụng có thể đúng hoặc sai nhưng điều quan trọng là phải minh bạch và rõ ràng, có đóng góp ý kiến, dựa trên quan điểm của các bộ phận liên quan trực tiếp đến vị trí tuyển dụng. Nếu như chỉ có duy nhất nhà tuyển dụng ra quyết định mà thiếu đi ý kiến của trưởng bộ phận, quản lý trực tiếp,... thì nguy cơ tuyển sai người là rất cao.
Cách khắc phục:
Có sự phối hợp tốt giữa các phòng ban từ bước tiếp nhận thông tin, nhu cầu tuyển dụng tới trao đổi để thống nhất phương án, kế hoạch tuyển. Bên cạnh đó, khi sắp xếp phỏng vấn cần đảm bảo có sự tham gia của bộ phận nhân sự, trưởng bộ phận, CEO (nếu cần). Nhà tuyển dụng cũng nên rõ ràng về các yêu cầu, có tiêu chuẩn đánh giá ứng viên đầy đủ và chi tiết để tất cả các thành viên ban phỏng vấn nắm được và coi đó là căn cứ để "chấm điểm" ứng viên sao cho đảm bảo tính công bằng và khách quan.
Đồng thời, các tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên nên được thống nhất từ trước, đảm bảo ứng viên là người phù hợp nhất cả về năng lực chuyên môn cũng như phù hợp với văn hóa công ty.
Điều gì khiến quá trình tuyển dụng nhân sự kém hiệu quả?
4. Sử dụng hình ảnh tuyển dụng "một màu" chung cho tất cả các vị trí
Sử dụng duy nhất một hình ảnh cho các vị trí tuyển dụng khác nhau, không có sự điều chỉnh dù thực tế công việc khác, mô tả công việc và các "hứa hẹn" về cơ hội đào tạo hay chế độ phúc lợi cũng rất chung chung cũng là một nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả. Thậm chí, theo cách nhìn của nhiều ứng viên thì nếu họ thấy các tin tuyển dụng từ một công ty nhưng hình ảnh một màu thì sẽ cảm thấy nhàm chán, JD trở nên kém hấp dẫn nên không gửi CV ứng tuyển dẫn tới số lượng CV ít, lựa chọn ứng viên chất lượng cũng bị giới hạn.
Cách khắc phục:
Tốt nhất, bạn hãy đa dạng hóa hình ảnh tuyển dụng bằng cách đầu tư nhiều hơn trong các tin tuyển, làm sao để thể hiện được hình ảnh công ty toàn diện hơn, JD điều chỉnh khác nhau cho các vị trí khác nhau ngay cả từ cách tiếp cận để thu hút ứng viên.
5. Chưa biết cách làm thương hiệu công ty
Thương hiệu nhà tuyển dụng không tích cực với những đánh giá về sự thiếu chuyên nghiệp khi tương tác với ứng viên,... tất cả đều là các nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả và ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng nguồn lực nhân sự của doanh nghiệp, tổ chức.
Cách khắc phục:
Tạo thương hiệu nhà tuyển dụng và xây dựng thương hiệu công ty không phải là việc "một sớm một chiều" và đòi hỏi các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều công sức, nỗ lực. Chưa nói đến các nỗ lực xây dựng văn hóa công ty thì chỉ riêng việc làm thương hiệu phục vụ tuyển dụng cũng sẽ cần nhiều bước:
- Có bộ quy tắc ứng xử với ứng viên: Hệ thống tự động cung cấp thông tin, chuyên nghiệp trong trả lời các câu hỏi và thắc mắc của ứng viên, hỗ trợ ứng viên gửi CV hay đến phỏng vấn, trả kết quả,... sẽ giúp hình ảnh nhà tuyển dụng chuyên nghiệp hơn. Gửi lời mời làm việc thế nào hoặc từ chối ứng viên ra sao cũng có ý nghĩa quan trọng giúp bạn tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công, khắc phục các nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả.
- Chú ý sử dụng hình ảnh công ty trong tuyển dụng đa dạng, chuyên nghiệp, hấp dẫn: Nên có sự thống nhất về logo thương hiệu trong các tin đăng tuyển, cung cấp các hình ảnh khác nhau về văn phòng công ty sạch đẹp,...
- Nhận feedback, đánh giá từ ứng viên để điều chỉnh kịp thời: Song song với việc cung cấp phản hồi qua email cho ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đề nghị ứng viên cho phản hồi.
6. Tuyển dụng liên tục một vị trí khiến ứng viên "nghi ngờ"
Đăng tin tuyển dụng các vị trí khác nhau, với tần suất phù hợp có thể phần nào cho thấy công ty đang phát triển, mở rộng quy mô nhân sự. Tuy nhiên, việc tin tuyển dụng gần như liên tục xuất hiện cho cùng một vị trí có thể khiến ứng viên cân nhắc đến lý do vì sao? Do môi trường công ty không tốt, do đãi ngộ kém,... mà nhân viên mới vào làm việc liên tục nghỉ dẫn tới tuyển nhiều? Đây cũng là một nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả vì khó thu hút ứng viên chất lượng, thậm chí số lượng CV nhà tuyển dụng nhận được cũng bị giảm đi.
Một số lỗi sai trong tuyển dụng khiến bạn "đánh mất" ứng viên tiềm năng
Cách khắc phục:
- Cung cấp thông tin rõ ràng về lương, chế độ phúc lợi, thông tin công ty và địa chỉ để ứng viên có cảm giác tin tưởng, yên tâm nếu ứng tuyển.
- Có tiêu chí lựa chọn ứng viên rõ ràng để đánh giá đúng năng lực ứng viên, tăng tỷ lệ tuyển đúng người để hạn chế tuyển liên tục một vị trí.
- Đầu tư vào đào tạo, định hướng nhân viên mới để các nhân viên mới tuyển có khả năng thích nghi nhanh với công việc, giảm tỷ lệ bỏ ngang hoặc buộc phải loại để tuyển mới.
- Có thể lựa chọn các kênh tuyển dụng uy tín mà qua đó, nhà tuyển dụng tiếp cận được nhiều ứng viên tài năng như Cevn. Hệ thống giới thiệu ứng viên của Cevn giúp bạn chủ động tiếp cận ứng viên phù hợp, từ đó tuyển nhanh hơn, tỷ lệ tuyển được ứng viên phù hợp cũng tăng lên.
7. Quy trình phỏng vấn chưa chuyên nghiệp, không kiểm tra thông tin tham chiếu
Thông tin tham chiếu trong CV của ứng viên có thể là phần dễ bị bỏ qua dù thực tế là nó có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá khách quan hơn về ứng viên, xác định xem ứng viên có nói dối hay không, năng lực học tập và làm việc thế nào. Nếu không coi trọng các thông tin tham khảo thì rất dễ tuyển sai người. Bên cạnh đó, vì bận rộn và áp lực thời gian mà nhiều nhà tuyển dụng chưa đầu tư hợp lý cho quy trình phỏng vấn, qua loa hoặc sử dụng các câu hỏi phỏng vấn chung chung - chắc chắn đây cũng là nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả.
Cách khắc phục:
- Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn toàn diện: Không thể phủ nhận rằng sẽ không có gì có thể thay thế được tương tác giữa người với người trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Phỏng vấn là cơ hội tuyệt vời để ứng viên thể hiện bản thân còn nhà tuyển dụng cũng tiếp xúc và đánh giá họ theo cách toàn diện nhất. Câu hỏi phỏng vấn cho các vị trí khác nhau cần có sự điều chỉnh và hình thức phỏng vấn cũng nên đa dạng hơn: Phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn video và phỏng vấn trực tiếp. Các câu hỏi chung, câu hỏi chuyên môn, câu hỏi tình huống,... nên được kết hợp với nhau hợp lý, trong khoảng thời gian quy định.
- Có tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá chất lượng ứng viên từng vị trí: Tiêu chí tuyển dụng, yêu cầu cụ thể của mỗi vị trí là khác nhau. Nhà tuyển dụng cần xác định chi tiết các yêu cầu này và sử dụng để sàng lọc CV cũng như đánh giá trong cuộc phỏng vấn. Tiêu chí càng chi tiết, rõ ràng thì đo lường năng lực ứng viên, đánh giá thái độ của họ càng chính xác.
- Dành thời gian tìm hiểu kỹ về ứng viên bằng cách liên hệ với người tham chiếu: Đôi khi, dành vài phút để liên hệ và hỏi thêm thông tin về ứng viên từ giáo viên, giảng viên và quản lý cũ của họ lại giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn hẳn về ứng viên đó, đặc biệt là khi tuyển các vị trí yêu cầu cao về sự trung thực hoặc kỹ năng làm việc nhóm, chủ động,... Một vấn đề nữa là nhiều ứng viên qua loa ở phần tham chiếu nên không điều chỉnh thông tin, cho thông tin sai,... thì việc bạn phát hiện từ sớm cũng sẽ có ích.
Sự thiếu chuyên nghiệp cũng khiến quy trình tuyển dụng thất bại
8. Chưa có phương pháp đánh giá năng lực, thái độ làm việc phù hợp
Các bài kiểm tra năng lực và thái độ, khả năng xử lý tình huống đơn thuần sẽ không xác định được ứng viên lý tưởng, nhưng chúng có thể hữu ích hơn là chỉ trao đổi chung chung, không có trọng tâm. Thiếu đi phương pháp đánh giá chi tiết và toàn diện, nhà tuyển dụng có nguy cơ đánh giá chủ quan, ra quyết định dựa vào cảm giác và ấn tượng.
Cách khắc phục:
Ngoài phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên cân nhắc kết hợp với đánh giá năng lực ứng viên qua các bài kiểm tra ngoại ngữ, IQ, chuyên môn (biên dịch, thiết kế, viết lách,...), thậm chí là kỹ năng đánh máy, tin học văn phòng,... Tùy vào vị trí tuyển dụng, các ngành nghề khác nhau sẽ có các bài kiểm tra khác nhau, một số bài kiểm tra như:
- Kiểm tra kiến thức chuyên môn.
- Kiểm tra tính trung thực.
- Kiểm tra năng lực nhận thức.
- Kiểm tra tính cách.
- Kiểm tra Trí tuệ cảm xúc.
- Kiểm tra kỹ năng thực tế.
- Kiểm tra sức khỏe thể chất.
9. Người phỏng vấn chỉ trao đổi một chiều
Nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả này có thể khó tin nhưng là sự thật, đó là nhiều người phỏng vấn dành cả buổi trao đổi từ 30 - 60 phút chủ yếu là để nói về công ty, cơ hội công việc và thậm chí là bản thân thay vì dẫn dắt và lắng nghe ứng viên. Với những cuộc trao đổi một chiều như vậy thì chắc chắn nhà tuyển dụng chẳng có căn cứ nào để đưa ra quyết định sáng suốt, thường ra quyết định sai lầm vì chọn ứng viên có vẻ như tôn sùng và lắng nghe mình.
Cách khắc phục:
- Chuẩn bị trước các nội dung phỏng vấn, bám sát vào kế hoạch: Có kế hoạch từ trước, giới hạn thời gian, số câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng quản lý đến thời gian cũng như mạch trò chuyện, không bị đi quá xa trong nỗ lực giao tiếp và kết nối với ứng viên.
- Nên có nhiều người phỏng vấn cho một vị trí: Nhiều người phỏng vấn sẽ đảm bảo công bằng và dễ kiểm soát tình hình hơn là chỉ có 1 hoặc 2 người. Hơn thế nữa, bản thân nhà tuyển dụng và mỗi người phỏng vấn nên rèn cho mình cách lắng nghe tích cực, cách đặt câu hỏi và dẫn dắt ứng viên.
III. Làm gì để tuyển dụng đúng người, đúng việc?
1. Chuẩn hóa quy trình tuyển dụng
Xây dựng quy trình tuyển dụng hiệu quả chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, ngay cả với các nhà tuyển dụng nhiều kinh nghiệm. Nguyên nhân là do quy mô doanh nghiệp, đặc điểm của ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, các chính sách, ngân sách khác nhau sẽ buộc nhà tuyển dụng phải điều chỉnh quy trình. Ở các công ty và tập đoàn lớn thì quy trình tuyển dụng có thể được thiết kế chuyên nghiệp và hợp lý, trong khi đó, các công ty vừa và nhỏ, startup thì khó khăn hơn.
Việc chuẩn hóa quy trình tuyển dụng sẽ đòi hỏi nhà tuyển dụng có kinh nghiệm và trình độ, đồng thời doanh nghiệp cũng như tổ chức phải đầu tư nhiều nguồn lực ngân sách. Hơn nữa, các quy trình có thể cần được điều chỉnh linh hoạt dựa vào tình hình thực tế, nhu cầu của công ty trong những thời điểm khác nhau. Dù vậy, về lâu dài thì việc có sẵn quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ giúp ích đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả tuyển dụng.
Bí quyết tuyển dụng nhân sự đúng người đúng việc
2. Áp dụng công nghệ vào tuyển dụng
Đăng tuyển qua nền tảng tuyển dụng bằng công nghệ như Cevn, thử nghiệm và sử dụng hệ thống giám sát nhân sự, quản lý ứng viên ATS, tự động hóa từng bước quy trình tuyển dụng (như gửi email, chatbot,...) cũng được coi là xu hướng hiện đại nhất trong tuyển dụng và quản trị nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các hệ thống quản trị nhân sự HRIS thường bao gồm các tính năng về lưu trữ thông tin, quản trị dữ liệu, hỗ trợ đào tạo nhân viên mới bằng việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, quy định,... Công nghệ trong tuyển dụng sẽ giúp hạn chế các thao tác thủ công để nhà tuyển dụng tập trung vào yếu tố con người.
3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu, văn hóa công ty tích cực
Một sự thực không thể phủ nhận đó là hình ảnh thương hiệu tuyển dụng và văn hóa công ty ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tuyển dụng. Môi trường làm việc hiệu quả nhưng thoải mái, tôn trọng nhân viên, thúc đẩy sự phát triển, cung cấp những điều kiện phúc lợi tốt sẽ giúp công ty của bạn cạnh tranh tốt hơn trong "cuộc chiến" giành nhân tài với các đối thủ. Hơn nữa, cách cư xử, tổng thể quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp cũng sẽ khiến ứng viên có ấn tượng tốt với công ty ngay cả khi họ bị loại.
Khi đã có hình ảnh tích cực, nhân viên có thể gắn bó với doanh nghiệp, giới thiệu nhân viên mới chất lượng, các thông tin truyền thông tích cực hơn, thu hút hơn.
IV. Hậu quả của việc tuyển dụng không hiệu quả
1. Tốn thời gian
Khi tuyển dụng không hiệu quả, doanh nghiệp phải liên tục đăng tuyển cho cùng một vị trí, tốn rất nhiều thời gian cho việc chờ đợi ứng viên ứng tuyển, sàng lọc CV, phỏng vấn, trả kết quả,... Vị trí đang tuyển bị bỏ trống gây ảnh hưởng nhất định trong khi quá trình tuyển dụng cứ kéo dài mãi.
2. Chi phí quá cao cho tuyển dụng và đào tạo
Để tin đăng tuyển tiếp cận được với nhiều ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng chi tiền để tin hiển thị VIP hoặc đăng trên các website tuyển dụng với chi phí khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn, đánh giá và đào tạo nhân viên mới đều tốn kém chi phí. Khi tuyển dụng không hiệu quả, phải tuyển nhiều lần thì chi phí sẽ càng tăng.
3. Hiệu suất kém
Một quyết định tuyển dụng tồi có thể dẫn đến năng suất bằng không, vì nhân viên không có kỹ năng phù hợp sẽ phải vật lộn để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản dưới áp lực. Điều này sẽ dẫn đến sai sót, tốn kém và việc hoàn thành dự án sẽ bị chậm lại.
4. Khách hàng không hài lòng
Một nhân viên có năng lực kém hoặc cách làm việc chưa hiệu quả, thái độ thiếu chuyên nghiệp có thể mắc sai lầm, cung cấp dịch vụ khách hàng kém dẫn đến một loạt các khiếu nại, chỉ trích, khiến công ty mất đi khách hàng cũ thân thiết và khó mở rộng danh sách khách hàng mới.
Tuyển dụng không hiệu quả ảnh hưởng tới doanh nghiệp như thế nào?
5. Mất nhân viên tài năng
Mọi doanh nghiệp đều muốn giữ chân nhân viên xuất sắc nhưng trong nhiều trường hợp, nhân viên tài năng nghỉ việc, chuyển việc vì họ không phối hợp được với những nhân sự tồi. Tuyển dụng không hiệu quả khiến chất lượng nhân sự đi xuống vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 80% quyết định nghỉ việc của nhân viên là do các nhân viên khác gây ra.
6. Danh tiếng công ty bị tổn hại
Cuối cùng, tuyển dụng không hiệu quả cũng gây tổn hại đến danh tiếng công ty của bạn. Bên cạnh đó, khi công ty "có tiếng" là thuê nhân sự kém chất lượng thì việc thu hút nhân sự tài năng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Như đã đề cập, thuê sai người khiến chất lượng dự án, dịch vụ khách hàng đi xuống thì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp cũng tiêu cực đi.
Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả nhưng nếu nhận thức rõ vấn đề ở đâu, nhà tuyển dụng có thể điều chỉnh kịp thời và từng bước chuyên nghiệp quy trình, nâng cao chất lượng nhân sự cho doanh nghiệp.