Nghề lập trình: Nghề hot với mức lương cao và nhiều cơ hội phát triển
Ngày đăng tin: 13/01/2022 11:00
Các lập trình viên viết mã và phát triển các chương trình phần mềm, kiểm soát cách máy tính thực hiện một số tác vụ nhất định như lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Nghề lập trình là một nghề hot với mức lương cao và nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Các lập trình viên thường thông thạo một số ngôn ngữ máy tính như SQL, C ++ và Java,... Sự phát triển nhanh của thiết bị di động và công nghệ điện toán đám mây trong những năm gần đây cũng dẫn đến việc các lập trình viên phải thành thạo nhiều nền tảng ngôn ngữ.
Triển vọng phát triển nghề nghiệp của nghề lập trình trong tương lai
Chu trình lập trình bao gồm viết, gỡ lỗi, bảo trì và kiểm tra các chương trình. Các lập trình viên làm việc chặt chẽ với các kỹ sư phần mềm - những người tạo ra các khung phần mềm. Họ cũng sử dụng các chương trình mã tham chiếu và lập trình tiên tiến để tăng cường và đơn giản hóa quy trình. Trở thành lập trình viên là một lựa chọn hấp dẫn vì mức lương cao, nhiều cơ hội việc làm. Nhu cầu về lập trình viên máy tính vẫn tăng mạnh để theo kịp và dẫn đầu xu hướng công nghệ.
1. Nhu cầu của thị trường
Nghề lập trình được dự đoán tiếp tục thu hút đông đảo lực lượng lao động trình độ cao trong tương lai. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành này. Nhiều lập trình viên làm việc chăm chỉ để giới thiệu ứng dụng, phần mềm mới trên thị trường. Công nghệ đang phát triển không ngừng, vì thế nhu cầu với lập trình viên cũng tiếp tục tăng mạnh.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tăng tới 56% trong năm 2019 và thực trạng của thị trường việc làm trong ngành này là "cung không đủ cầu". Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực lập trình dự kiến cũng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới.
Việt Nam là một quốc gia đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ. Ngày càng có nhiều công ty công nghệ, phần mềm ra đời hoặc các công ty từ nước ngoài đầu tư vào, tập trung sang thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ vào tất cả các mảng từ kinh tế đến đời sống.
Như vậy, phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực lập trình có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho bạn. Với trình độ chuyên môn tốt, bạn gần như sẽ không phải lo lắng về nguy cơ không tìm được việc làm.
2. Thời gian thử việc
Hầu hết các vị trí công việc trong lĩnh vực lập trình đều được yêu cầu thử việc trong vòng 2 tháng (theo Luật Lao động). Trong trường hợp bạn có kinh nghiệm lâu năm hoặc từng hoàn thành những dự án xuất sắc, là thực tập lập trình viên php giỏi thời gian thử việc có thể rút ngắn hoặc thậm chí không cần thử việc. Nhìn chung, thời gian thử việc phụ thuộc nhiều vào năng lực và thoả thuận giữa ứng viên với nhà tuyển dụng.
3. Mức lương khởi điểm
Có rất nhiều vai trò công việc khác nhau trong lĩnh vực lập trình, vì vậy mà mức lương khởi điểm sẽ khác nhau. Lương khởi điểm của lập trình viên nói chung là từ khoảng 4 triệu đến 8 triệu - cao hơn lương khởi điểm của rất nhiều ngành nghề khác. Lập trình viên .Net có lương khởi điểm từ khoảng 5 - 10 triệu/tháng; lập trình viên Java cũng tương tự.
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
Có thể nói, nghề lập trình là một trong những nghề có khả năng tăng lương nhanh nhất hiện nay. Chỉ sau 1 - 3 năm làm việc, bạn hoàn toàn có khả năng nhận được mức lương từ 12 - 20 triệu. Những kỹ sư lập trình giỏi nhất có thể nhận mức lương tới 40 - 50 triệu đồng/tháng sau khoảng 5 năm làm việc.
Như đã trình bày ở trên, mức lương trong lĩnh vực lập trình phụ thuộc rất nhiều vào sự thành thạo các ngôn ngữ lập trình, các dự án bạn hoàn thành. Thu nhập trong nghề này cao hơn rất nhiều so với những lĩnh vực khác (kinh tế, thương mại, marketing,...)
Thu nhập của việc làm nghề lập trình cao hay thấp?
5. Cơ hội sự nghiệp
Có rất nhiều vị trí việc làm khác nhau trong nghề lập trình. Một số vai trò phổ biến nhất là:
- Lập trình Front-End.
- Kỹ sư di động.
- Lập trình viên Java.
- Lập trình viên PHP.
- Lập trình viên .Net.
- Lập trình viên game.
- Lập trình viên Back-End.
- Lập trình viên ứng dụng.
- Lập trình viên công cụ và phần mềm doanh nghiệp.
- Nhà khoa học dữ liệu.
- QA/Test/Tự động hóa.
- Thuật toán/Lập trình phần mềm khoa học.
- Lập trình viên hệ thống nhúng.
- Lập trình viên hệ điều hành Linux Kernal và OS.
- Kỹ sư DevOps.
- Lập trình viên ngôn ngữ/trình biên dịch.
- Lập trình viên dữ liệu điện toán đám mây.
5.1. Cơ hội việc làm tại Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng công bố vào tháng 1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cho rằng trong vòng 10 năm tới, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có tới 100.000 công ty công nghệ. Điều này có nghĩa là có vô số cơ hội việc làm cho những người theo nghề lập trình. Bạn có thể làm việc trong các công ty phần mềm, phát triển ứng dụng, truyền thông, thương mại điện tử,...
Cơ hội việc làm của người lao động theo nghề lập trình không chỉ bó hẹp trong các công ty khởi nghiệp hay tập đoàn công nghệ trong nước mà còn có thể hướng đến những công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, doanh nghiệp IT vốn nước ngoài,...
5.2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài
Các thị trường công nghệ phát triển như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines đều thường xuyên tuyển dụng lập trình viên có trình độ cao. Mức thu nhập của các lập trình viên, kỹ sư phần mềm ở nước ngoài cao hơn so với mức lương ở trong nước, tuy nhiên bạn sẽ cần thời gian thích ứng, làm quen với yêu cầu công việc của họ.
6. Khi nào thì được thăng chức?
Thời gian thăng chức cho những người làm nghề lập trình không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và khả năng thực tế. Thông thường, bạn có thể mất khoảng 3 đến 5 năm để trở thành trưởng nhóm, trưởng phòng. Các vị trí quản lý cấp cao hơn có thể mất tới 10 năm phấn đấu.
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
Lập trình là một trong những nghề cung cấp nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập nhất trên thị trường hiện nay. Những lập trình viên luôn có cơ hội nhận dự án lập trình bên ngoài để làm thêm khi có thời gian rảnh. Đặc biệt, những việc làm thêm này cũng có thu nhập rất cao, phụ thuộc vào thoả thuận với công ty hoặc người đứng đầu dự án.
8. Thách thức
Lập trình là một trong những con đường sự nghiệp an toàn và đáng mong đợi nhất trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công việc này cũng luôn tồn tại những khó khăn, thách thức. Trong lĩnh vực lập trình, sẽ luôn có những trở ngại liên quan đến công việc mà người lao động phải nỗ lực vượt qua.
8.1. Áp lực cạnh tranh
Bởi vì lập trình là một lĩnh vực rất hot nên cũng rất cạnh tranh. Điều này có nghĩa là các lập trình viên phải liên tục xây dựng các sản phẩm chất lượng cao cho doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ. Nếu bạn không thể tạo ra những sản phẩm chất lượng thì sẽ luôn có cảm giác bị những người tài năng, sáng tạo, nhiều ý tưởng hơn thay thế vị trí của bạn.
Dĩ nhiên, trong thời điểm hiện tại, thị trường việc làm vẫn đang có một nhu cầu lớn đối với các lập trình viên giỏi nên mối đe dọa bị thay thế không thực sự quá nguy hiểm với nhiều ứng viên. Mặc dù vậy, rõ ràng áp lực cạnh tranh vẫn luôn tồn tại. Để hạn chế nguy cơ này, bạn phải luôn cố gắng cải thiện kỹ năng lập trình và khiến bản thân trở nên "đắt giá" hơn để cạnh tranh tốt hơn.
8.2. Khó khăn khi quyết định tập trung vào ngôn ngữ lập trình nào
Bạn có nên học PHP? Bạn có nên học .Net không? Hay làm thế nào để lựa chọn giữa hàng chục ngôn ngữ lập trình phổ biến khác?
Tìm ra ngôn ngữ lập trình hoặc kỹ năng nào để học có thể là một trong những quyết định khó khăn nhất mà một lập trình viên phải đưa ra bởi vì không ai có thể dự đoán chính xác ngôn ngữ lập trình hoặc kỹ năng nào sẽ phù hợp nhất, cân bằng nhất giữa sở thích của bạn và xu hướng phát triển trong tương lai.
Những thách thức người theo đuổi nghề lập trình phải đối mặt
8.3. Đối phó với các chính sách và quy tắc kinh doanh
Nếu bạn làm việc cho một công ty phần mềm hoặc công nghệ thông tin thì bạn có thể không phải tìm hiểu các chính sách và quy tắc kinh doanh dành riêng cho các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, nhiều lập trình viên làm việc cho các công ty đa quốc gia, ngân hàng, chính phủ hoặc các tổ chức có tính đặc thù phải hiểu đầy đủ về các quy định liên quan.
8.4. Đối phó với áp lực thời gian
Lập trình viên là những người thường có thời gian làm việc không cố định nhất. Ngoài thời gian làm việc toàn thời gian theo quy định, bạn sẽ thường xuyên phải làm thêm giờ để dự án theo kịp tiến độ. Cũng vì vậy mà công việc này có rất nhiều áp lực và đòi hỏi khả năng sắp xếp, quản lý thời gian một cách hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần, từ đó cho ra những thành quả chất lượng, được ứng dụng rộng rãi.