• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

54166
Tổng số truy cập:54166
Khách đang online: 268
Lộ trình xây dựng và phát triển sự nghiệp cho Nhân viên R&D
Ngày đăng tin: 21/01/2022 21:25

Cho dù là tham gia vào tối ưu hóa quy trình sản xuất của công ty hay chỉ đơn giản là tìm hiểu, thu thập thông tin về một chủ đề cụ thể nào đó thì một Nhân viên R&D cũng cần phải được đào tạo bài bản với những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết nhất. Chỉ khi có nền tảng kiến thức và kỹ năng cơ bản, Nhân viên R&D mới có cơ hội thành công, thăng tiến trong sự nghiệp.

Nhân viên R&D (Research & Development staff) hay nhân viên nghiên cứu và phát triển đang dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp. Không có nhân viên R&D, thế giới nói chung và các ngành nghề nói riêng sẽ không thể nào phát triển. Nói cách khác, sẽ chẳng có sự tiến bộ nào trong cả các lĩnh vực học thuật và khoa học ứng dụng.
 


Những bước phát triển sự nghiệp đơn giản của nhân viên R&D
 
Các công ty cần có nhân viên R&D để không ngừng đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao tính cạnh tranh vì nếu không, việc kinh doanh sẽ thất bại và họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Các tổ chức công cũng cần có nhân viên nghiên cứu và phát triển để tạo ra những dịch vụ tốt nhất cho người dân. Đó là lý do tại sao nhu cầu tuyển dụng nhân viên R&D trong tất cả các ngành nghề lại không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển sự nghiệp trong vai trò này, bạn cần tự xây dựng cho mình một lộ trình rõ ràng.
 
5 bước phát triển sự nghiệp nhân viên R&D

1. Nuôi dưỡng niềm đam mê với khoa học, nghiên cứu
 
Nếu không có niềm đam mê với khoa học, những nỗ lực của bạn để phát triển sự nghiệp nhân viên R&D rất có thể sẽ phí công vô ích. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nếu như bạn nhận thấy mình tò mò và quyết tâm đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi mang tính chất hiển nhiên như tại sao bầu trời lại màu xanh, tại sao con người lại già đi, ... thì bạn đã mang trong mình những tố chất để làm tốt công việc này. Đọc bài viết trên các tạp chí khoa học, xem phim tài liệu cũng là những cách hay để bạn hình thành và nuôi dưỡng sự đam mê với lĩnh vực nghiên cứu và khoa học.

2. Phát triển các kỹ năng cần thiết của nhân viên R&D
 
Không chỉ phát triển tình yêu với khoa học, bạn cũng nên tự mình rèn luyện các kỹ năng cần có của nhân viên R&D. Bạn cần có kỹ năng làm việc nhóm để có thể hợp tác một cách hiệu quả với những nhà khoa học và kỹ sư khác; kỹ năng phân tích để đánh giá tính chính xác của các kết luận mình đưa ra; kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn phòng khi phải vào nghiên cứu ở những môi trường không thuận lợi.
 
3. Chọn một lĩnh vực chuyên môn
 
R&D là một lĩnh vực rất rộng lớn; vì vậy, bạn nên chọn cho mình một lĩnh vực chuyên môn càng sớm càng tốt để từ đó có kế hoạch học tập và rèn luyện cho phù hợp.
Ví dụ, bạn muốn tìm hiểu về Trái Đất và các hành tinh khác trong không gian, bạn muốn tham gia vào quy trình sản xuất tàu vũ trụ. Nếu vậy thì bạn có thể đăng kí theo học các ngành liên quan đến khoa học vũ trụ. Nếu bạn đam mê tìm hiểu về các tính năng mới của một chiếc iPhone sắp ra mắt hay một sản phẩm điện tử khác thì có thể theo học các ngành về kỹ thuật điện tử, viễn thông.
 

Nhân viên R&D cần những kỹ năng gì để phát triển sự nghiệp?
 
4. Tích lũy bằng cấp
 
Nhân viên R&D thường cần phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề, bằng Cử nhân thôi là chưa đủ, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu phải có bằng Thạc sĩ. Việc có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng sẽ giúp nhân viên R&D được nhanh chóng thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn như chuyên viên R&D, quản lý R&D, giám đốc R&D.
 
5. Tìm việc làm
 
Khi có đủ bằng cấp cần thiết thì bạn có thể bắt tay vào xin việc làm. Có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau cho những người muốn theo đuổi lĩnh vực này. Bạn có thể vào làm cho các cơ quan của Chính phủ, công ty sản xuất, viện nghiên cứu, liên đoàn lao động, các trường đại học, bệnh viện, doanh nghiệp tư nhân, công ty cố vấn dịch vụ,...
 
Với sự lựa chọn công việc đa dạng và nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe và y dược, nhân viên R&D có thể dễ dàng tìm việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích. Mức thu nhập cũng khá hậu hĩnh, có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất mà bạn nhận được khi làm công việc này chính là góp phần tạo nên những điều ý nghĩa, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Số lượt đọc: 921 -