• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109859
Tổng số truy cập:109859
Khách đang online: 174
Làm thế nào để trở thành người quản lý giỏi?
Ngày đăng tin: 22/12/2023 10:33


Làm thế nào để trở thành người quản lý giỏi?
 
Thành công của tổ chức không thể thiếu vai trò người quản lý. Để trở thành nhà quản trị giỏi không hề dễ dàng. Đó là cả quá trình học hỏi, nỗ lực không ngừng. Hãy cùng Cevn tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức hữu ích nhé!
 
Người quản lý được hiểu là gì?
 
Người quản lý là danh từ để chỉ tất cả những người lao động đảm nhận vị trí quản lý trong một tổ chức nhất định. Nhà quản lý thực hiện tổ chức, điều khiển công việc và chịu trách nhiệm trước các kết quả mà tập thể đạt được. Người giữ chức vụ này trực tiếp lập kế hoạch, thực hiện, lãnh đạo, kiểm soát để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. 
 
Vai trò chính của nhà quản lý là đưa ra quyết định. Họ nắm quyền đưa ra những quyết sách trong phạm vi thẩm quyền để thực hiện, giải quyết công việc. Đồng thời, là người chịu trách nhiệm cho quyết định đó. 
 
Không phải ứng viên nào cũng có đủ năng lực và trình độ để đảm nhận vị trí quản lý tại một đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng còn phải là người có tố chất lãnh đạo, hội tụ các kỹ năng và tinh thần trách nhiệm cao. 
 

Người quản lý là gì?
 
Tùy thuộc vào quy mô hoạt động tại các đơn vị mà vị trí nhà quản lý có thể được phân thành các các cấp bậc khác nhau như: Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và các quản lý cấp thấp hơn. 
 
Mục tiêu chính của vị trí quản lý cần đạt được đó là tạo ra sự thống nhất, định hướng rõ ràng, tổ chức, điều phối các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, luôn đốc thúc nhân viên, truyền động lực cho đội ngũ có sự hăng hái và nhiệt tình trong công việc. 
 
Làm thế nào để trở thành người quản lý giỏi?
 
Nhân sự là một yếu tố quyết định tới sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, nhân viên giỏi thôi là chưa đủ, công ty còn cần những nhà quản trị tài năng. Nhà quản lý không chỉ dừng lại đơn thuần là chức danh hay vị trí. Quản lý nhân sự còn là người tạo ra sự tác động, gắn kết tất cả mọi người trong đội nhóm. 
 
Để trở thành một quản trị giỏi ngoài yếu tố chuyên môn vững các bạn cần:
 

Người quản lý cần nắm vững cách thức thực hiện để nâng cao hiệu quả quản trị
 
Hiểu rõ đội ngũ dưới sự quản lý
 
Tùy theo quy mô của từng đơn vị mà dưới cấp quản lý sẽ có một đội nhóm nhân viên với số lượng nhiều, ít khác nhau. Tập thể với những nhân viên có cá tính riêng biệt. Do vậy, nhà quản trị tài năng cần phải là người thấu hiểu tường tận, rõ ràng về những người trong đội ngũ này. Sự thấu hiểu sẽ là chìa khóa quan trọng giúp người đứng đầu có thể dễ dàng chia sẻ trong công việc, dẫn dắt đội ngũ hướng tới mục tiêu chung. 
 
Sức mạnh của tập thể có thể tạo nên những thành công vượt trội, nhà quản trị cần nắm rõ được điểm mạnh, yếu của từng thành viên. Qua đó, phối kết hợp, bổ trợ cho nhau trong công việc để tối ưu hóa công việc, hạn chế rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp.
 
Ưu tiên trao đổi thông tin 
 
Để nâng cao chất lượng công việc, nhà quản lý tài năng cần phải biết cách trao đổi thông tin chất lượng. Những phương thức trao đổi truyền thống thông qua các cuộc họp, trình chiếu Powerpoint chưa phải là hình thức hiệu quả nhất. 
 

Người quản lý nên biết cách tối ưu hoạt động trao đổi để có thêm sáng kiến
 
Phát triển đội ngũ thời đại mới cần đảm bảo hiệu quả thông qua việc lưu thông hai chiều. Bên cạnh việc đặt ra kỳ vọng, người quản trị còn đảm bảo việc nhân viên được trực tiếp đóng góp ý kiến xây dựng mục tiêu để hoàn thành tối ưu nhiệm vụ. 
 
Xây dựng môi trường làm việc văn hóa
 
Không thể phủ nhận sự tác động mạnh mẽ từ môi trường làm việc tới hiệu suất và thái độ làm việc của nhân viên. Người quản lý thực sự tài năng cần phải biết cách để tạo được môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp nhất dành cho nhân sự làm việc dưới quyền của mình. 
 
Nhân viên không chỉ là người làm việc mà họ được tôn trọng, yêu thương, hiểu rõ điểm mạnh, được trọng dụng và hỗ trợ bất cứ khi nào cần thiết. Vị trí đầu tàu cần nắm rõ được trách nhiệm của bản thân không chỉ dẫn dắt, chèo lái mà còn tạo được điều kiện tốt nhất cho nhân sự phát huy hết khả năng của mình. 
 

Người quản lý cần chú trọng tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên
 
Tập trung phát triển từng cá nhân
 
Thực trạng nhân viên có hiệu suất công việc cao không hài lòng với lộ trình thăng của mình đang diễn ra phổ biến tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp. Người quản trị thời điểm này đóng vai trò then chốt ảnh hưởng tới những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải. 
 
Một quản trị giỏi cần phải biết cách dành nhiều thời gian hơn cho nhân viên. Qua đó, thấu hiểu được những mong muốn, mục tiêu và các khó khăn mà đội ngũ mình đang gặp phải.
 
Không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo chất lượng công việc mà còn cần phát triển các kỹ năng để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Hơn nữa, quản lý cần biết cách cân bằng mong muốn phát triển bản thân, định hướng phát triển chung của công ty để đưa ra được một kế hoạch phù hợp. 
 

Người quản lý cần tạo cơ hội phát huy năng lực từng thành viên

Tạo động lực, cảm hứng cho đội ngũ dưới quyền
 
Điểm quan trọng nhất quyết định năng lực của người quản lý đó chính là việc họ có biết cách truyền động lực, hay cảm hứng cho nhân viên hay không. Quản lý cần biết cách tạo môi trường làm việc an toàn giúp nhân viên an tâm làm việc. Hơn thế, người đứng đầu cũng cần tập trung tạo điều kiện giúp đội nhóm có thể hợp tác và hoạt động hiệu quả. 
 
Nhiệm vụ của nhà quản lý là gì?
 
Nhiệm vụ chính trong hoạt động quản lý của tổ chức không chỉ đơn thuần xác định đúng mục tiêu mà còn cần phải nắm chắc được những nhiệm vụ mà bản thân cần hoàn thành tốt. 
 
Dự đoán tình huống
 
Trong vai trò một nhà quản lý các ứng viên có nhiệm vụ dự đoán trước các sự kiện, tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Những dự đoán này không được mang tính chủ quan mà còn cần phải dựa trên đánh giá, phân tích từ tình hình thực tế để nhận định. Nếu đưa ra được các dự đoán tốt sẽ giúp doanh nghiệp tránh các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra. Không những vậy còn nắm bắt được cơ hội để phát triển trong tương lai. 
 

Người quản lý có nhiệm vụ quan trọng trong đội ngũ
 
Lên mục tiêu, chương trình hành động
 
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của nhà điều hành, quản trị. Thông qua những ý tưởng đã được đưa ra cần biết cách xây dựng mục tiêu, hành động, bước đi cụ thể trong thời gian nhất định. Kế hoạch cần phải đảm bảo được lộ trình hợp lý và thay đổi tùy theo từng thời điểm để linh hoạt đưa ra những phương án hiệu quả. 
 
Động viên kịp thời
 
Tận dụng khả năng vô tận của đội ngũ dưới quyền là nhiệm vụ mà người quản lý cần phải thực hiện được. Các nhân viên khi được khích lệ, nhìn nhận đúng năng lực sẽ có thể cống hiến hết mình vì mục tiêu chung. 
 
Tiêu chí chọn người quản lý xứng đáng cho doanh nghiệp
 
Người quản lý được ví như một vị “thuyền trưởng” của mỗi nhóm, tổ chức trong cơ quan, doanh nghiệp. Thuyền trưởng tài ba sẽ có thể chèo lái con thuyền đơn vị vươn mình ra biển lớn. Vì thế, việc tìm kiếm một vị quản lý xuất sắc luôn là một bài toán lớn dành cho các công ty trong quá trình tuyển dụng. 
 
Theo tổng hợp từ các doanh nghiệp lớn, khi đăng tin tuyển dụng chọn lựa ứng viên đảm nhận vị trí quan trọng này cần đưa ra các tiêu chí cụ thể:
 

Nhận biết người quản lý giỏi dựa trên các dấu hiệu cụ thể
 
Sẵn sàng lắng nghe 
 
Một người quản lý giỏi, được lòng nhân viên cần phải là người từ tốn, biết lắng nghe và thấu hiểu. Đây là tố chất đặc biệt quan trọng giúp quản lý có thể nắm bắt được thông tin, ý kiến từ cấp dưới tất cả vì mục tiêu chung. Người quản lý phải biết nắm bắt, kết hợp sức mạnh chung của tập thể để hướng tới những kết quả khả quan. 
 
Trong quá trình phỏng vấn, phía nhà tuyển dụng có thể lưu ý tới thái độ của ứng viên trước những câu hỏi và lời khuyên từ đơn vị tuyển dụng. Nếu nhận thấy ứng viên có thái độ tích cực, tiếp nhận mọi nhận xét thì có thể cân nhắc và lựa chọn vào vị trí phù hợp. 
 
Linh hoạt thích nghi
 
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống thường gặp trong công việc để thử tài ứng viên. Qua đó, có thể đánh giá được sự linh hoạt và nhạy bén của đơn vị để đưa ra những lựa chọn hợp lý. 
 
Trong hoạt động kinh doanh việc xuất hiện các tình huống bất ngờ từ các công ty, khách hàng và đối thủ không phải là chuyện hiếm. Thời buổi kinh tế thị trường, với các cơ hội, rủi ro bất ngờ buộc nhà tuyển dụng cần sở hữu các vị trí quản lý nhạy bén nắm bắt thời cơ, đưa ra quyết định thông minh cho kết quả tốt đẹp.

Có mục tiêu rõ ràng và kế hoạch làm việc chu đáo
 
Một dấu hiệu quan trọng và rõ ràng nhất để xác định được ứng viên phù hợp cho vị trí người quản lý đó chính là người có mục tiêu. Trong quá trình tuyển dụng, thông qua một số các ý tưởng, tình huống đưa ra nhà tuyển dụng có thể xác định được đâu là người biết cách lập kế hoạch chu đáo, sáng tạo phù hợp với nhu cầu công việc. 
 

Người quản lý giỏi phải là người có kế hoạch rõ ràng
 
Có kỹ năng quyết định
 
Tố chất của nhà quản lý giỏi là người có tính quyết đoán. Đảm nhận vị trí đứng đầu cơ quan, bộ phận các quản lý cần luôn đặt mình trong trạng thái sẵn sàng đưa ra quyết định khó khăn trong những điều kiện áp lực. Vì thế, khi chọn lựa một nhân tố có kỹ năng quyết định và khả năng quyết đoán sẽ có thể đảm bảo được chất lượng cho mỗi quyết sách đưa ra. 
 
Ham học hỏi
 
Học hỏi là tính cách tuyệt vời của một quản lý tài ba. Những ứng viên có sự thể hiện khiêm tốn, nhã nhặn và lịch sự, luôn mong muốn được học hỏi thêm những kiến thức mới từ chính các nhân viên của mình sẽ là người xứng đáng đảm nhận vị trí thuyền trưởng. Đây là tiêu chí quan trọng giúp nhà tuyển dụng chọn được người xứng đáng.
 
Không phải ai ở vị trí người quản lý cũng có thể trở thành một nhà quản trị giỏi. Kinh nghiệm và kỹ năng quản lý cần phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện và thực hành thường xuyên. Hy vọng với những chia sẻ trên từ Cevn sẽ giúp nhà tuyển dụng có được các lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí quản lý quan trọng này. 
Số lượt đọc: 158 -