• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109955
Tổng số truy cập:109955
Khách đang online: 193
Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì? Điểm danh 9 vị trí nghề nghiệp “Nóng Hổi”
Ngày đăng tin: 11/12/2023 09:34

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, các ngành học liên quan đến công nghệ thông tin được nhiều bạn trẻ lựa chọn, trong đó bao gồm ngành robot và trí tuệ nhân tạo. Vậy học ngành robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì? Để trả lời câu hỏi này và mở rộng góc nhìn về ngành học đặc biệt này, mời bạn cùng Cevn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

 
1. Ngành robot và trí tuệ nhân tạo là gì?
 
Robot và trí tuệ nhân tạo là ngành học đào tạo về các lĩnh vực công nghệ điện tử trong robot và AI (artificial intelligence). Trong đó, trọng tâm hướng đến phần bộ não của robot, lập trình cho robot và các thiết bị tự động sử dụng robot.
 
Sinh viên theo học ngành học này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, qua đó đảm bảo khả năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật và kỹ năng công nghệ vào các nhiệm vụ thực tế. 
 
Robot và trí tuệ nhân tạo học những môn gì? Tùy vào chương trình đào tạo cụ thể tại các trường đại học sinh viên sẽ được đào tạo các môn học phù hợp. Trong đó, một số môn học có thể kể đến như: Lập trình robot, Trí tuệ nhân tạo, Machine learning, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, v.v.


Ngành robot và trí tuệ nhân tạo là gì?
 
2. Học ngành robot và trí tuệ nhân tạo ở đâu?
 
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học FPT
Trường Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh 17 điểm (xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT); 18 điểm (xét tuyển học bạ) A00, A01, D01, C01, XDHB
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 22.4 điểm (xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT);28.25 điểm (xét tuyển học bạ) A00, A01, D01, D90; XDHB
Swinburne Việt Nam
 
Các tổ hợp môn được các trường xét tuyển ngành học này bao gồm: A00; A01; A19; D01; C00; D07; D90. Bên cạnh đó, ngoài việc xét tuyển theo kết quả thi THPT, một số trường tuyển sinh theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực hoặc xét tuyển kết hợp.
 

Học ngành robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì?
 
3. Các kỹ năng cần có khi theo học ngành robot và trí tuệ nhân tạo
 
Dưới đây là một số kỹ năng mà sinh viên theo học ngành học này cần trau dồi:
 
3.1. Kỹ năng cứng
 
Để có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe, và môi trường làm việc đặc thù. Sinh viên cần trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin.
 
Các kỹ sư AI phần lớn xuất thân từ background Khoa học máy tính và có kỹ năng lập trình vững vàng.
 
Kỹ sư AI cần có kinh nghiệm với các ngôn ngữ lập trình như: R. Java, Python, v.v. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị kỹ năng thiết kế các thuật toán thích ứng và phát triển hệ thống máy tính.
 
3.2. Kỹ năng mềm
 
Ngoài các kỹ năng chuyên môn, các sinh viên cần trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm để phục vụ tốt nhất cho công việc.
 
Trong đó bao gồm kỹ năng giao tiếp; làm việc nhóm; làm việc độc lập; chịu áp lực công việc; ham học hỏi; v.v.
 

Điều kiện để phát triển trong ngành Trí tuệ nhân tạo robot.

4. Điểm danh 9 vị trí nghề nghiệp hấp dẫn dành cho sinh viên ngành robot và trí tuệ nhân tạo
 
Học ngành robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì? Dưới đây là một vài gợi ý nghề nghiệp hấp dẫn dành cho bạn:
 
Kỹ sư phát triển và vận hành hệ thống tự động hóa tại doanh nghiệp
Chuyên viên phân tích kinh doanh
Lập trình viên IoT, thiết kế hệ thống mạng
Giảng viên đào tạo các chuyên ngành liên quan
Kỹ sư phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Kỹ sư máy học
Lập trình robot
Kỹ sư dữ liệu lớn 
Kiến trúc sư AI
 
Tạm kết
 
Trên đây là một số chia sẻ về câu hỏi “Học ngành robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì?” mà Cevn muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều góc nhìn thú vị về ngành học đặc biệt này.
Số lượt đọc: 199 -