• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109818
Tổng số truy cập:109818
Khách đang online: 165
Vì sao các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng?
Ngày đăng tin: 20/12/2023 08:33

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
 
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng đã và đang là xu hướng toàn cầu trong chiến lược nhân sự của các tổ chức. Làm thế nào để các doanh nghiệp dồn tâm dồn sức thực hiện được việc này. Tham khảo bài viết dưới đây của Cevn để có những thông tin chính xác nhất!
 
Vì sao cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng?
 
Thương hiệu tuyển dụng (employer branding) là hình ảnh của 1 doanh nghiệp, công ty hay tổ chức truyền tải đến ứng viên cũng như nhân viên hiện tại. Mục đích của Employer Branding là giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, khác biệt hơn so với những nơi khác. 
 
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín sẽ thu hút nhân tài. Đồng thời, là nơi mà những ứng cử viên khao khát gia nhập khi tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp nâng tầm doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
 
Nâng cao hiệu quả tuyển dụng
 
Có một sự thật hiển nhiên mà bất cứ đơn vị nào cũng cần hiểu rõ đó là muốn sở hữu nhiều nhân tài doanh nghiệp cần phải có thương hiệu. Những nhân viên ưu tú khi tìm việc đều có nhu cầu riêng tương xứng với giá trị của họ. Vì vậy, trước khi ứng tuyển họ sẽ tìm hiểu rõ về công ty để cân nhắc có phù hợp với năng lực và văn hóa của doanh nghiệp hay không. 
 

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng mang lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp
 
Giảm thiểu chi phí tuyển dụng
 
Khi doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ không tiêu tốn quá nhiều tiền, nhân lực vào hoạt động tuyển dụng. Lúc này, các ứng viên tài năng sẽ tự tìm đến để ứng tuyển vào vị trí mà họ mong muốn. 
 
Giữ chân nhân tài
 
Một doanh nghiệp nổi tiếng, có thương hiệu trên thị trường sẽ giúp nhân viên tự hào khi trở thành một phần của đơn vị đó. Như vậy, họ sẽ nỗ lực cống hiến vì sự phát triển chung của đơn vị. 
 
Thông thường, những doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có các chính sách, đặc quyền, đặc lợi, đãi ngộ hấp dẫn. Vì thế, nhân viên sẽ có sự gắn kết tốt hơn, mức độ hài lòng cao hơn dẫn tới hiệu suất làm việc tối ưu hơn. 
 
Các bước doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu tuyển dụng
 
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng, các doanh nghiệp cần thực hiện dựa trên các bước cụ thể. Qua đó, xác định được đâu là hoạt động phù hợp với tiêu chí, nhu cầu của đơn vị.
 
Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp hiện tại
 
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả và đáng tin cậy, các quản lý nhân sự cần phải nhìn nhận lại hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thời điểm hiện tại. Bắt đầu từ môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và chế độ đãi ngộ. Đây là thời điểm tận dụng cả nguồn trong lẫn ngoài doanh nghiệp để đánh giá chính xác thương hiệu của mình một cách chính xác và chi tiết nhất.
 

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng cần thực hiện đúng các bước
 
Bước 2: Xác định Employee Value Propositions
 
EVP (Employee Value Propositions) là khái niệm cơ bản trong xây dựng thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đây là các điểm nổi bật, lợi ích của doanh nghiệp nhằm khuyến khích các ứng viên có thể ứng tuyển làm việc hoặc tạo động lực cho các nhân viên gắn bó lâu dài. Theo đó, mỗi doanh nghiệp cần xác định EVP của doanh nghiệp để đảm bảo sự khác biệt, tạo nên sức hút đối với ứng viên và nhân viên.

Bước 3: Quảng bá xây dựng thương hiệu tuyển dụng
 
Những hình thức quảng bá để xây dựng thương hiệu tuyển dụng phổ biến hiện nay là:
 
Hình ảnh: Hơn 40% người nói rằng nhiều khả năng sẽ tương tác với doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp đăng hình ảnh lên các phương tiện truyền thông nào. Hình ảnh có thể là các bức ảnh chụp hay video về doanh nghiệp. Nội dung phải liên quan đến công ty như hình ảnh tại sự kiện, các nhân viên đang làm việc, hoạt động vui chơi giải trí, …
 

Quảng bá xây dựng thương hiệu tuyển dụng
 
Xây dựng trang tuyển dụng doanh nghiệp riêng: Ngày nay, đa số người lao động tìm kiếm các cơ hội việc làm qua Internet. Hầu hết các ứng viên đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, …) để phục vụ cho công việc hoặc mục đích cá nhân. Thông qua những mạng xã hội doanh nghiệp có thể truyền tải những thông tin việc làm thu hút đến với các ứng viên.
 
Ngoài ra, trang đăng tin tuyển dụng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:
 
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
 
Tối giản quá trình đăng ký trực tiếp.
 
Thể hiện được hình ảnh và văn hóa của doanh nghiệp.
 
Cập nhật liên tục và thường xuyên tương tác.
 
Có thể sử dụng trên điện thoại di động.
 
Được sự công nhận từ cộng đồng.
 
Bước 4: Xây dựng sự gắn bó giữa các nhân viên
 
Cần phải có những biện pháp nhằm giữ chân nhân viên ở lại với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ những thứ nhân viên cần:
 
Cung cấp nhiều giá trị hơn những cam kết
 
Xây dựng nhân viên để đạt mục tiêu khách hàng
 
Thường xuyên cải tiến quy trình, phương pháp làm việc của doanh nghiệp.
 
Tạo điều kiện để nhân viên chia sẻ ý kiến của mình với cấp trên hoặc trước tổ chức.
 
Cung cấp các chương trình đào tạo thường xuyên để nhân viên không ngừng phát triển
 


Xây dựng thương hiệu tuyển dụng cần đảm bảo sự gắn bó của các nhân viên
 
Bước 5: Đánh giá, đo lường hiệu quả
 
Điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng là cần thiết lập hoạt động theo dõi, đo lường và đánh giá định kỳ các hoạt động. Tiến hành khảo sát, tiếp thu những ý kiến của nhân viên để tìm ra những bất cập đang tồn tại nhằm lên phương án giải quyết.
 
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ trong thời gian dài. Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong tương lai. Hãy truy cập Cevn để không bỏ lỡ các tin tức hữu ích cho các HR nhé!
Số lượt đọc: 131 -