Làm gì khi không tìm được việc làm? cách tìm việc hiệu quả
Ngày đăng tin: 04/08/2023 17:02
Bạn dành ra nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng để tìm việc nhưng vẫn không thành công? Bạn cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể nhưng kết quả vẫn không tốt? Rất nhiều người tìm việc gặp phải vấn đề như vậy và không biết cách tìm việc làm hiệu quả, phải làm gì khi không tìm được việc làm.
Những lần gửi CV nhưng không nhận được hồi âm hay phỏng vấn thất bại liên tiếp sẽ khiến chúng ta bực bội, buồn chán nhưng bạn không nên tuyệt vọng. Khi không tìm được việc làm, điều quan trọng là bạn phải cố gắng duy trì động lực của mình. Dưới đây là một số lời khuyên về việc bạn cần làm nếu rơi vào tình huống đó.
Nếu không tìm được việc làm các bạn làm gì?
Cách xử lý khi không tìm được việc làm
1. Tạm dừng tìm việc
Dĩ nhiên việc tạm dừng tìm việc không phải bạn bỏ hoàn toàn không ứng tuyển nữa mà là hãy tự cho mình nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn. Tìm việc quá lâu có thể khiến bạn kiệt sức và chán nản, tạm dừng sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cũng như có cơ hội thấy những công việc mới phù hợp hơn. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này chỉ nên kéo dài vài ngày.
Hãy cho phép bản thân làm điều gì đó tiếp thêm năng lượng cho bạn và khiến bạn vui vẻ cũng như suy ngẫm về những điều tốt đẹp. Sau đó, bạn sẽ tìm thấy chính mình và quay trở lại tìm việc với ý tưởng tốt hơn.
2. Thử tìm việc ở nơi khác
Một số người tìm việc sẵn sàng ứng tuyển vào các doanh nghiệp ở thành phố khác, tỉnh khác để mở rộng phạm vi từ đó tăng cơ hội có được công việc mơ ước. Nếu bạn không thể ra quyết định như vậy, hãy thử nghĩ tới việc ứng tuyển vào các vị trí cho phép làm việc từ xa. Đôi khi đó cũng là giải pháp tốt cho phép bạn chấm dứt quá trình tìm việc kéo dài.
3. Đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của bạn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào sự hiện diện trực tuyến của ứng viên ngay cả trước khi tiếp cận họ để phỏng vấn. Làm thế nào quản lý các mạng xã hội hay blog của bạn? Nó có phải một mớ hỗn độn những hình ảnh sơ sài hay các bài đăng ngẫu hứng? Hãy đảm bảo rằng sự hiện diện trực tuyến của bạn được cập nhật và chuyên nghiệp. Đừng ngại dành thời gian để "dọn dẹp" tài khoản mạng xã hội hoặc tạo một số tài khoản mới cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn.
4. Tập trung vào những công việc phù hợp với trình độ, kỹ năng của bản thân
Thất nghiệp nên lựa chọn những công việc phù hợp với trình độ của bản thân
Bạn có thường xuyên ứng tuyển vào các công việc mà bạn không đủ tiêu chuẩn hay bạn xin vào những vị trí chỉ hợp với người chưa có kinh nghiệm trong khi bạn đã ra trường 5 năm? Rất có thể nguyên nhân khiến bạn không tìm được việc làm là vì bạn gửi CV vào các vị trí không phù hợp với bản thân. Bạn có thể thay đổi bằng cách đọc kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng, tự so sánh và đánh giá sau đó mới quyết định gửi hồ sơ ứng tuyển.
5. Hãy thử xin việc làm thêm
Không tìm được việc trong thời gian dài có thể dẫn tới những khó khăn tài chính, do đó bạn có thể xem xét tới việc làm bán thời gian để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, các công việc này cũng giúp bạn học được một số các kỹ năng mới trong khi vẫn có thời gian để tiếp tục tìm việc.
6. Mở rộng mạng kết nối
Mở rộng mạng kết nối trực tuyến cũng như trực tiếp cũng là một cách tìm việc làm hiệu quả và sẽ giúp bạn có thêm các cơ hội công việc. Đôi khi, lời giới thiệu của "người quen" cho phép bạn tìm thấy công việc phù hợp với bản thân hơn là việc tìm kiếm trên các website tuyển dụng.
7. Kiểm tra lại CV của bạn
Bạn đã nhìn vào CV của mình rất nhiều lần đến nỗi có thể đọc thuộc lòng nguyên văn nhưng nếu bạn vẫn không thể tìm được một công việc thì rất có thể nội dung và cách trình bày CV có vấn đề. Hãy bắt đầu lại bằng cách tự rà soát sau đó nhờ người thân, bạn bè đánh giá CV và chỉ ra các lỗi (nếu có). Thậm chí đôi khi việc thay đổi phông chữ, cỡ chữ và màu sắc lại giúp CV ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
8. Nghĩ đến việc chuyển nghề
Bạn đã mở rộng phạm vi công việc nhưng vẫn không khả quan thì rất có thể đã đến lúc bạn xem xét các vai trò trong lĩnh vực khác. Chuyển nghề không phải lựa chọn hàng đầu nhưng lại hữu ích trong trường hợp bạn tuyệt vọng vì thất nghiệp. Rất có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi có rất nhiều kỹ năng của bạn có thể chuyển giao từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Và hãy nhớ rằng, có một sự thay đổi nghề nghiệp có thể trở thành một khoảng thời gian vô cùng thú vị trong cuộc sống của bạn.
9. Thực hành kỹ năng phỏng vấn
Các cuộc phỏng vấn là cơ hội nhưng cũng có trở thành nguyên nhân khiến người tìm việc không trúng tuyển. Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng nâng cấp kỹ năng phỏng vấn của mình. Bạn có thể thực hành với bạn bè, người thân - những người sẵn sàng đưa ra lời khuyên về thế mạnh và những phần bạn cần phải cải thiện. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng tạo nên tâm thế sẵn sàng và giúp bạn nắm chắc hơn khi có cơ hội trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng.
10. Xác định vấn đề
Rõ ràng, tìm việc có thể là một quá trình đấu tranh với chính bản thân mình. Liên tiếp thất bại khiến bạn kiệt sức nhưng bạn cần biết lý do tại sao để thay đổi. Bạn cần dành thời gian để tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục. Hãy thử đánh giá xem phần nào của quá trình tìm kiếm việc làm mang lại cho bạn nhiều rắc rối nhất? Bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng sau khi nộp CV? Bạn có vấn đề với vòng phỏng vấn? Hiểu lý do tại sao bạn có thể tìm được một công việc là một cách tuyệt vời để có được một công việc.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết hoàn thiện hồ sơ xin việc hay cv xin việc ra sao thì hãy cùng tham khảo cụ thể trên Cevn để lựa chọn cho mình những thông tin hữu ích nhất. Hơn nữa bạn cần tham khảo ngay những cách viết CV ấn tượng để tạo được điểm nhấn với nhà tuyển dụng, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển nhé.