• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

127695
Tổng số truy cập:127695
Khách đang online: 596
Đi làm đừng chỉ lo kiếm tiền, tiền không phải là tất cả
Ngày đăng tin: 25/07/2023 10:54

Khi được hỏi: "Bạn đi làm vì điều gì?", rất nhiều người sẽ nói rằng họ đi làm vì để kiếm tiền. Điều này không sai, tất cả chúng ta, làm việc để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình. Nhưng ta sống không chỉ vì trách nhiệm, mà còn vì bản thân, hãy tự hỏi mình: "Bạn sống để kiếm tiền hay kiếm tiền để sống?". Tiền là một trong những động lực để chúng ta làm việc nhưng chưa đủ để cho ta một cuộc sống đáng "sống". Theo dõi ngay những chia sẻ của Cevn để hiểu và lý giải về vấn đề này.

Chắc hẳn tiền luôn là động lực để chúng ta đi làm mỗi ngày, tuy nhiên để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, chúng ta đừng chỉ nghĩ đến tiền, hãy biết học hỏi kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm và hãy biết tận hưởng cuộc sống này. Đừng để cho tiền khiến bạn trở nên nặng nhọc, mệt mỏi mỗi ngày. Khi ứng tuyển vào bất cứ công việc nào, nếu bạn đặt tiền lên trên hết thì sẽ chẳng bao giờ trụ vững với nghề. Chẳng hạn như làm cộng tác viên bán hàng, cái bạn nhận được còn quan trọng hơn tiền. Các nghành nghề khác cũng vậy, do đó bạn nên cân nhắc khi lựa chọn việc làm phù hợp, đồng thời tránh bị đồng tiền chi phối mọi thứ.
 

Hãy luôn biết cố gắng và nỗ lực thay vì bị đồng tiền quá chi phối
 
Lý do tại sao bạn không nên làm việc chỉ vì tiền

1. Bạn sẽ không bao giờ thấy đủ
 
Tiền là một thứ vô hạn, có rồi sẽ muốn có nhiều hơn, cũng như nhu cầu của con người vậy, ngày càng tăng lên. Phấn đấu vì một thứ vô hạn sẽ đến một lúc bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn sẽ không biết bao nhiêu là đủ và chẳng thể vui nổi. Bạn kiếm tiền để bản thân và gia đình có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và tiện nghi hơn, nhưng nếu vì tiền mà khiến ít nhất 1/3 cuộc sống của bạn trở thành địa ngục thì thật không đáng.
 
Hãy theo đuổi mục tiêu và đam mê của bạn rồi tiền sẽ theo bạn. Vậy nên trong cuộc sống của mình hãy luôn biết xác định động lực làm việc của bạn là gì? từ đó xây dựng cho mình kế hoạch để triển khai, thực hiện kế hoạch đó, luôn tạo cho mình một động lực, đà phát triển để có cơ hội khẳng định bản thân mình.
 
2. Bạn không có động lực để phát triển bản thân
 
Nếu làm việc chỉ vì tiền thì khi bạn đã có bằng cấp cùng với 2-3 năm kinh nghiệm làm việc và một mức lương bạn cảm thấy thỏa mãn, bạn sẽ không còn động lực nào để tiếp tục cố gắng nữa. Không còn gì thôi thúc bạn học thêm kỹ năng mới, tiếp tục đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn hay thăng tiến trong công việc. Ngày này qua ngày khác, bạn chỉ đều đều đi làm và đều đều nhận lương mà không biết bản thân đang "giậm chân tại chỗ". Trong một thế giới không ngừng tiến về phía trước, giậm chân tại chỗ đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ mình lại phía sau.

3. Bạn trở thành nô lệ của đồng tiền
 
Nhiều người có thể bất chấp mọi giá để kiếm được tiền, kể cả nguyên tắc sống và đạo đức nghề nghiệp của bản thân. Bản thân bạn chính là tài sản quý giá nhất nhưng bạn lại không "đầu tư" kỹ năng và kiến thức để tiến bộ hơn, giậm chân quá lâu ở một vị trí sẽ khiến bạn phải đối mặt với nỗi sợ bị mất việc.
 
Nỗi sợ hãi sẽ khiến bạn không dám mạo hiểm, không dám đầu tư, kinh doanh, thậm chí không dám đổi nghề mình yêu thích. Thay vào đó, bạn tức giận và đổi lỗi cho người khác khi không có đủ tiền. Bạn đổ lỗi cho quản lý vì không được tăng lương mà không chịu nhìn lại bản thân vì sao không cố gắng và làm việc nhiều hơn. Vậy nên khi bạn đang làm việc ở bất kỳ một ngành nghề nào từ biên tập viên, giáo viên mầm non, phiên dịch hay trợ lý... thì chúng ta đều phải luôn học hỏi, trau dồi cho mình kỹ năng để không ngừng phát triển, đừng an phận, bị ỉ nại và phụ thuộc đồng tiền, hãy luôn biết làm chủ cuộc sống đừng để cho đồng tiền chi phối bạn quá nhiều.
 

Đừng để tuổi trẻ của bạn bị đồng tiền chi phối quá nhiều
 
Bằng cách kiểm soát tiền bạc để nó phục vụ mình, chẳng hạn như đăng ký khóa học online về bán hàng, Excel hay tiếp tục đào tạo chuyên sâu, bạn sẽ có được sự tự do thực sự và làm chủ cuộc sống của mình. Chắc hẳn trong một chuỗi những ngày làm việc dài đằng đẵng, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, thấy chán nản. Do vậy, tự bản thân chúng ta phải luôn biết cách lấy động lực để vượt qua giai đoạn chán nghề, chán việc, luôn biết cách không ngừng học hỏi hoặc xây dựng mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
 
Ở bài viết này, mục đích của Cevn không phải khuyên bạn nghỉ việc hay sống với ước mơ không tưởng và bỏ qua giá trị của tiền bạc mà chỉ muốn bạn nhìn nhận lại mục đích sống của bản thân cho rõ ràng. Cuộc sống là một quá trình không ngừng tìm kiếm và khám phá chính bản thân mình, tìm ra mục tiêu của đời mình để phấn đấu vì nó rồi tiền bạc sẽ tìm đến bạn!
Số lượt đọc: 581 -