• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111065
Tổng số truy cập:111065
Khách đang online: 67
Sinh viên không đi thực tập là một sai lầm
Ngày đăng tin: 23/07/2023 11:21

Quá trình thực tập thường bắt đầu vào năm 3, năm 4 đại học (có thể sớm hơn ở các trường kỹ thuật). Đây là cách hiệu quả để sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc trước khi ra trường và tăng cơ hội việc làm trong tương lai. Vì thế, nếu không đi thực tập thực sự mà chỉ làm báo cáo trên lý thuyết, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều thứ.

Tâm lý chung của nhiều bạn sinh viên cho rằng thực tập là không quan trọng. Thay vào đó, họ thích về quê, đi du lịch,... sau đó tìm một công ty nào đó xin dấu xác nhận báo cáo thực tập là xong. Nhưng chắc hẳn sẽ có không ít bạn chọn làm thực tập sinh là một cách chuẩn bị hành trang sự nghiệp trước khi ra trường. Dưới đây sẽ là một số lợi ích khi sinh viên đi thực tập.
 

Sinh viên được những lợi ích gì khi đi thực tập?
 
5 lợi ích của sinh viên đi tham gia thực tập tại các công ty, doanh nghiệp

1. Tích lũy kinh nghiệm thực tế
 
Lợi ích lớn nhất của quá trình thực tập là một môi trường an toàn cho sinh viên và sinh viên mới tốt nghiệp tích lũy kinh nghiệm làm việc. Điều này rất quan trọng vì đa phần công ty đều không muốn tuyển ứng viên chưa có kinh nghiệm. Họ cho rằng sinh viên mới ra trường không đáng tin, không biết làm gì và làm như thế nào. Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn, người chưa có kinh nghiệm nên không được nhận, không được nhận thì chẳng bao giờ có kinh nghiệm. Đó là lý do vì sao nhiều sinh viên mới tốt nghiệp phải chấp nhận làm trái ngành.
 
Thực tập là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này vì cho phép sinh viên trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế. Ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn còn nhận được nhiều kỹ năng mềm quan trọng khác phục vụ cho quá trình làm việc.
 
2. Trải nghiệm nghề đã chọn
 
Chúng ta buộc phải lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn rất trẻ, trước khi chúng ta được tiếp xúc trực tiếp với công việc đó và đa phần chúng ta không chắc chắn mình muốn làm gì trong cuộc đời về sau. Nhiều người học đại học xong đi làm trước khi nhận ra bằng cấp và nghề nghiệp hiện này không phải thứ họ mong muốn.
 
Thực tập là một cơ hội để bạn xác nhận lại lựa chọn nghề của bạn từ trước đến nay có thực sự đúng đắn hay không. Nếu đúng, bạn sẽ có thêm động lực để học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp sau này. Nếu sai, ít nhất bạn cũng biết đáp án để thay đổi cuộc đời càng sớm càng tốt.
 
3. Xây dựng mạng lưới quan hệ
 
Quá trình thực tập là cơ hội để bạn xây dựng mối quan hệ với các anh/chị cùng ngành nghề mà bạn quyết định theo đuổi sau này, đồng thời tăng cơ hội việc làm trong tương lai. Thực tập cũng là cơ hội để bạn gây ấn tưởng với những người quan trọng. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần am hiểu kiến thức chuyên môn, khát khao làm việc và học hỏi nhiều hơn.

4. Lựa chọn chuyên môn
 
Quá trình thực tập giúp bạn xác định lĩnh vực cụ thể trong ngành nghề bạn đã chọn và tạo cơ hội cho bạn tích lũy thêm kiến thức trong lĩnh vực này. Tất nhiên, cũng có thể bạn sẽ nhận ra rằng bạn không có hứng thú với lĩnh vực đó nhưng bạn sẽ rút ra bài học ý nghĩa cho mình, thay vì hoang mang thì bạn đã có thể thể xác định mình không thích chuyên môn đó và học các kỹ năng mới để chuyển đổi sang chuyên môn bạn yêu thích.
 

Thực tập là quá trình giúp các bạn sinh viên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm hiệu quả
 
5. Đưa vào CV xin việc
 
Thực tập là cách để bạn chứng minh bạn có kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng làm việc khác, điều này sẽ làm gia tăng lợi thế của bạn cho vị trí ứng tuyển. Các kỹ năng có liên quan đến nghề nghiệp bạn lựa chọn thực sự quan trọng đối với một CV như kỹ năng giao tiếp và teamwork. Khi ra trường và bạn muốn viết cv xin việc hay, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì có thể tham khảo thêm các mẫu cv xin việc trên Cevn để dễ dàng lựa chọn cho mình phong cách sáng tạo cv tốt nhất.
 
Ngoài thực tập thì các bạn sinh viên cũng có thể xin làm cộng tác viên để củng cố kiến thức nghề nghiệp đồng thời có thêm kinh nghiệm hơn. Vậy sinh viên được lợi gì khi làm cộng tác viên, để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết và tham khảo các ưu điểm, đánh giá sự phù hợp để lựa chọn việc cộng tác tốt nhất cho mình nhé.
 
Nếu bạn rất muốn đi làm thêm nhưng vẫn băn khoăn không biết phải lựa chọn công việc nào thì hãy cùng tìm hiểu top 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất. Qua đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp để rèn luyện kỹ năng và đem đến kinh nghiệm đặc biệt kiếm thêm thu nhập cho quá trình học của mình đỡ vất vả hơn.
Số lượt đọc: 217 -