• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

128908
Tổng số truy cập:128908
Khách đang online: 103
Các vị trí việc làm ngành Xuất bản thu nhập hấp dẫn
Ngày đăng tin: 10/07/2023 15:16

Hiện nay, ngành Xuất bản được đào tạo với thời hạn là 4 năm. Mặc dù yêu thích nghề này nhưng không phải ai cũng biết có những trường nào đào tạo ngành Xuất bản chất lượng hay cơ hội việc làm ra sao. Trong bài viết Cevn chia sẻ, bạn đọc sẽ nắm được các vị trí việc làm "Hot" của ngành Xuất bản để ứng tuyển khi có nhu cầu.

Xuất bản là lĩnh vực liên quan đến việc triển khai các nội dung, hình ảnh, ý tưởng dưới dạng văn bản như báo in, tạp chí, sách, truyện, sách điện tử, CD,... Thông thường, những ý tưởng để xuất bản thành các sản phẩm lưu truyền rộng rãi thường là tập thơ, truyện ngắn, câu chuyện truyền cảm hứng, tin tức hot... Theo đó, người làm công việc Xuất bản thường sẽ ứng tuyển vào các công ty, nhà xuất bản sách, báo, cơ quan truyền thông,... sau khi tốt nghiệp.
 


Ngành xuất bản có những việc làm gì ho? có dễ ứng tuyển không?
 
I. Ngành Xuất bản học những gì?
 
Mục tiêu đào tạo của các ngành Xuất bản ở trường đại học là sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng chuyên môn đủ để đáp ứng yêu cầu làm việc tại cơ quan văn hóa, nhà xuất bản, đơn vị truyền thông,... Theo học ngành này, nhà trường tập trung đào tạo để các em sẽ có đủ khả năng chuyên môn biên tập các loại bản thảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
 
Cụ thể những sinh viên học ngành Xuất bản sẽ được trau dồi cả kiến thức và kỹ năng mềm một cách toàn diện. Những kiến thức lý luận về ngành biên tập, in, phát hành ấn phẩm,... giúp sinh viên có thể hiểu rõ về nghề, áp dụng khi thực hành vào công việc sau khi ra trường. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trau dồi thêm nhiều kiến thức tổng hợp để hỗ trợ quá trình biên tập các lĩnh vực đa dạng như xã hội, lịch sử, văn hóa, khoa học,...
 
Cùng với đó, một nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất bản sẽ khó có thể phát triển sự nghiệp nếu không có kỹ năng tổ chức, biên tập bản thảo, ngôn ngữ hoặc đơn giản là biết sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công việc đạt hiệu quả tốt như máy tính, máy in, máy ảnh,... Vì vậy, đây sẽ là những gì mà sinh viên theo đuổi ngành Xuất bản tại các trường đại học được học.
 
II. Học ngành xuất bản ra làm gì? Mức lương ngành Xuất bản
 
Tốt nghiệp ngành Xuất bản, sau khi ra trường các bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí có mức lương hấp dẫn. Tùy theo mức độ kinh nghiệm cũng như vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc mà mức thu nhập của nhân sự ngành Xuất bản có sự khác biệt.
 
1. Việc làm lĩnh vực sáng tạo nội dung
 
Với khả năng biên tập, biên soạn ngôn ngữ,... được dạy từ trường học thì sinh viên tốt nghiệp ngành Xuất bản có thể tự tin để làm các công việc liên quan đến sáng tạo nội dung. Thay vì chỉ làm xuất bản thì họ cũng có thể đảm nhận việc tạo nội dung và xuất bản chính nội dung đó.
Các việc làm cụ thể liên quan đến nội dung như:
  • Biên tập viên nội dung.
  • Nhân viên content marketing.
  • Phóng viên báo chí.
  • Nhân viên PR, truyền thông.
Những công việc trên đây bạn có thể tìm kiếm dễ dàng tại tin đăng tuyển dụng của các tòa soạn, đài truyền hình, công ty truyền thông, doanh nghiệp kinh doanh,... Thu nhập trung bình của việc làm lĩnh vực sáng tạo nội dung thường dao động từ 7 - 20 triệu đồng/tháng.
 

Tốt nghiệp ngành Xuất bản, ứng viên có rất nhiều cơ hội việc làm
 
2. Việc làm lĩnh vực hành chính
 
Tốt nghiệp ngành Xuất bản, các nhà tuyển dụng hoàn toàn tin tưởng ứng viên có thể đảm nhận những công việc "bàn giấy" một cách xuất sắc. Do đó, với tính tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng ngôn ngữ tốt thì sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí hành chính như:
  • Nhân viên đối ngoại: Chịu trách nhiệm tìm kiếm, tạo mối quan hệ tốt với các đối tác (nhà xuất bản, cơ quan truyền thông khác).
  • Kế toán tài vụ sách báo: Trong mỗi đợt xuất bản, người đảm nhận sẽ phải làm thống kê, xử lý đơn hàng và kiểm soát chi phí xuất bản.
  • Thủ thư: Giữ nhiệm vụ trông coi, lưu trữ, sắp xếp tài liệu, bản thảo của cơ quan, doanh nghiệp.
Theo thống kê của các trang tuyển dụng, tìm việc làm thì các vị trí trên đây có thể nhận mức lương dao động khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng.

3. Việc làm lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
  • Thiết kế mỹ thuật: Là người chuyên thiết kế, giúp ấn phẩm hoàn thiện bằng khả năng vẽ như vẽ bìa, ảnh minh họa, kiểu chữ, dàn trang... Nói chung, nhân viên thiết kế mỹ thuật sẽ đảm nhận trách nhiệm liên quan đến thẩm mỹ cho sản phẩm trước khi xuất bản.
  • Nhân viên sửa bài: Nhiệm vụ chính của họ là phát hiện và sửa lỗi sai từ cấu trúc câu cho đến chính tả.
  • Kỹ thuật viên chế bản: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để biến các bản thảo thành sản phẩm cuối như sách, báo, tạp chí để xuất bản.
  • Nhân viên phụ trách in ấn: Trao đổi với khách hàng về số lượng in ấn, giám sát hoạt động, chất lượng in ấn và xác nhận thời gian giao sản phẩm.
  • Nhân viên phát hành: Công việc của họ là nhận sách từ nhà in rồi phân phối tới các cửa hàng, đại lý để độc giả có thể tiếp cận nhanh chóng. Ngoài ra, họ cần đảm nhận nhiệm vụ quản lý kho, hoạt động xuất nhập sách.
  • Nhân viên khai thác và giao dịch bản quyền: Với khả năng am hiểu về luật bản quyền, nhân viên đảm nhận vai trò này sẽ tư vấn, đàm phán hoạt động giữ bản quyền của tác giả và nhà xuất bản với khách hàng, đối tác.
Thu nhập trung bình của các vị trí việc làm lĩnh vực sản xuất/kinh doanh cho sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng từ 6 - 8 triệu/tháng. Với những bạn có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm có thể nhận lương khoảng 8 - 11 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, khi đảm nhận vị trí cấp cao như quản lý, trưởng bộ phận in ấn, sản xuất thì mức lương còn cao hơn rất nhiều, vào khoảng 20 - 30 triệu đồng/tháng.
 
 
Thu nhập của các vị trí việc làm ngành Xuất bản tương đối ổn định
 
III. Trường nào đào tạo ngành Xuất bản tốt?
 
Nếu có niềm đam mê với ngành Xuất bản thì bạn cần tìm hiểu kỹ về môi trường đào tạo để sau khi tốt nghiệp sẽ dễ xin việc làm. Hiện nay, ngành Xuất bản được đào tạo riêng và được cấp bằng Cử nhân chỉ duy nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại một số trường, lĩnh vực xuất bản thường dạy kết hợp chung với môn học của ngành khác như xã hội học, báo chí, truyền thông, văn học, sử học,... Vì vậy, theo học những ngành này, bạn cũng có thể hoàn toàn ứng tuyển vào các công việc tại công ty, nhà xuất bản.
 
Ngoài học khoa Xuất bản tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì bạn cũng có thể theo học ngành kinh doanh xuất bản phẩm của Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa TP.HCM,...
 
Để có thể theo học ngành này, sinh viên phải trải qua kỳ thi xét tuyển theo tổ hợp môn học với các khối là A16 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn); C15 (Toán, Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội) và D17 (Toán, Địa Lý, Tiếng Nga).
 
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc làm ngành Xuất bản để các em học sinh và phụ huynh tham khảo. Dù đây là ngành nghề khá thú vị, cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhưng cũng còn tùy vào khả năng và sự nỗ lực của các em khi học tập trên ghế nhà trường. Nếu có sự cố gắng, chịu khó rèn luyện về kinh nghiệm và kỹ năng thì chắc chắn sẽ không khó để xin được việc làm tốt, lương cao.
Số lượt đọc: 1337 -