• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

47919
Tổng số truy cập:47919
Khách đang online: 247
Kỹ năng ra quyết định khách quan, không cảm tính
Ngày đăng tin: 30/11/2023 10:34

Ra quyết định là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, không chỉ trong cuộc sống, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của bạn sau này. Tất nhiên, khi ra quyết định thì bạn phải luôn dựa trên cơ sở khách quan, logic, tránh quyết định theo cảm tính sẽ khiến công việc đổ bể. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng ra quyết định khách quan, không cảm tính? Trước tiên, hãy cùng Cevn tìm hiểu xem kỹ năng ra quyết định là gì?

 
Kỹ năng ra quyết định là gì?
 
Kỹ năng ra quyết định là một kỹ năng mềm quan trọng, tổng hợp của nhiều yếu tố như khả năng thu thập thông tin, phân tích, cân nhắc, đánh giá và ra quyết định dựa trên cơ sở khách quan, sao cho đảm bảo đó là quyết định đúng đắn, phù hợp và khả thi nhất. Sau khi hiểu rõ kỹ năng ra quyết định là gì, thì bạn sẽ thấy rằng đây là một kỹ năng mềm cực kỳ phức tạp, chứ không đơn giản như chúng ta nghĩ, vậy có thể nào bỏ qua luôn không, chứ ráng rèn luyện chi cho mất công? Bạn không nên có quan điểm như thế, trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu xem kỹ năng ra quyết định quan trọng như thế nào, cần thiết ra sao trong công việc và cả trong cuộc sống?
 
Kỹ năng ra quyết định quan trọng như thế nào?
 
Bạn sẽ không thể vững bước tiến về phía trước nếu lúc nào mình cũng theo hướng nước đôi, nói chuyện và hành động một cách thiếu quyết đoán, do dự không dám ra quyết định, hoặc quyết định một cách thiếu cân nhắc thì lại càng tệ hơn. Ra quyết định chính xác, khách quan sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi, tăng khả năng thành công, ngược lại, ra quyết định sai lầm, hoặc chọn đại cho có, thì sẽ kéo theo nhiều hệ quả khôn lường cho bản thân và những người có liên quan. Tất nhiên, trong cuộc sống thì bạn sẽ không tránh khỏi những lần bắt buộc phải lựa chọn, ra quyết định. Thậm chí, khi làm việc nhóm, nếu đảm nhận vai trò nhóm trưởng hoặc thành viên nòng cốt, thì bạn cũng góp phần trong việc thảo luận, thống nhất quan điểm và ra quyết định chung cho cả nhóm sao cho khách quan, chính xác nhất.
 
Chính vì thế, dù bạn là ai, làm việc trong lĩnh vực nào, đảm nhiệm vị trí chức vụ nào, thì cũng đều cần phải lưu tâm đến kỹ năng ra quyết định, cố gắng rèn luyện để mình có khả năng đưa ra phương án, lựa chọn, quyết định một cách khách quan và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Vậy làm thế nào để học cách ra quyết định khách quan, không cảm tính?
 
Làm thế nào để ra quyết định khách quan, không cảm tính?
 
Để ra quyết định hiệu quả, bạn cần đảm bảo mình luôn trong trạng thái cực kỳ tỉnh táo và tập trung cao độ, làm theo đầy đủ các bước, từ việc thu thập các thông tin liên quan, cho tới việc xử lý, phân tích logic, xâu chuỗi sự liên quan giữa các thông tin đã có, để có thể đưa ra các phương án, rồi cân nhắc, đánh giá lựa chọn ra được phương án tốt nhất, phù hợp nhất. Đây là một quy trình ra quyết định khá phổ biến, được nhiều người áp dụng và đã thành công. Tuy nhiên, trong quá trình ra quyết định ấy, nếu tâm lý không vững, hoặc có những góc nhìn chủ quan, cảm tính, thì hoàn toàn có thể kiến quyết định của bạn đi chệch hướng, mang lại kết quả không tốt, hoặc có tác động tiêu cực tới những người xung quanh, họ sẽ cho rằng bạn là người ra quyết định thiếu khách quan, bị cảm xúc chi phối, nên sẽ không phục trước quyết định ấy.
 
Để đảm bảo mình có thể ra quyết định một cách khách quan, không cảm tính, thì bạn phải có góc nhìn đa chiều, nhìn nhận sự việc, vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đặt mình vào vị trí của những người khác để nhìn nhận theo hướng của họ nữa, thì khi đó bạn mới có đủ dữ liệu, cơ sở khách quan để cân nhắc và ra quyết định. Đồng thời, khi nhìn sự việc dưới góc nhìn đa chiều thì cũng sẽ tăng độ chính xác trong việc tư duy, phân tích và ra quyết định của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế, ngăn không để cảm xúc cá nhân tác động tới quyết định, cho dù điều đó liên quan tới những người thân quen, thân thiết, thì bạn hãy loại hết tất cả ý kiến chủ quan sang một bên, đảm bảo sự khách quan khi ra quyết định.
 
Bài viết này đã giúp bạn nắm được cách làm sao để rèn luyện kỹ năng ra quyết định một cách khách quan, không cảm tính. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 282 -