• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

47917
Tổng số truy cập:47917
Khách đang online: 246
3 Cách xử lý mâu thuẫn cực tốt mà bạn nên học hỏi
Ngày đăng tin: 21/11/2023 11:04

Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong học tập, công việc cũng như trong đời sống. Đặc biệt, nó lại là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể thường xuyên gặp phải khi làm việc nhóm, khi xảy ra bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong nhóm. Khi đó, những người chưa có kinh nghiệm xử lý mâu thuẫn thường sẽ bị lúng túng, không biết xử lý thế nào và thường khiến mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại, những người có kinh nghiệm xử lý mâu thuẫn sẽ có những cách xử lý mâu thuẫn cực tốt, cực kỳ khéo léo và chuyên nghiệp. Dưới đây là 3 cách xử lý mâu thuẫn cực tốt mà bạn nên học hỏi:

 
1. Xác định rõ nguyên nhân và xử lý mâu thuẫn từ gốc rễ
 
Cách đầu tiên và cũng là một trong những cách xử lý mâu thuẫn cực kỳ thuyết phục, đó chính là xác định nguyên nhân và xử lý mâu thuẫn từ gốc rễ. Đầu tiên, bạn cần bình tĩnh, cùng ngồi xuống trao đổi thẳng thắn với đối phương để xác định rõ toàn bộ nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm hoặc hiểu lầm giữa đôi bên với nhau. Khi này, bạn cần phải đặt mình ở trong tâm thế lắng nghe, để đối phương chia sẻ rõ ràng mọi việc, đừng ngắt lời họ và cũng đừng vội phản biện khi có những điều mà mình chưa đồng ý với họ.
 
Sau khi xác định rõ toàn bộ nguyên nhân gây mâu thuẫn, bạn cần phải phân tích kỹ lưỡng để xác định những điều mình đồng tình và chưa đồng tình. Tức là trong trường hợp mâu thuẫn xảy ra thì không được mặc định là mình sai, cũng không được mặc định là đối phương sai, hoặc có những lúc không nhất thiết phải xác định ai đúng ai sai, mà chỉ cần mình phân tích kỹ lưỡng và hoá giải những nguyên nhân gây nên mâu thuẫn. Chứ một số người tự nhiên chưa phân tích gì mà tự nhận là mình sai, hoặc thậm chí là im lặng, không thèm xử lý mâu thuẫn, để mặc cho thời gian xoá nhoà mâu thuẫn thì như vậy là xử lý mâu thuẫn kém. Vì mâu thuẫn đó chưa được xử lý từ gốc rễ, nên có thể nó sẽ im ắng một thời gian, nhưng sau đó sẽ lại bùng nổ và trầm trọng hơn trước.

2. Dùng hành động để hoá giải mâu thuẫn
 
Có một cách xử lý mâu thuẫn khác cũng cực kỳ hiệu quả, đó chính là dùng hành động để hoá giải mâu thuẫn. Đây là cách mà những người nói ít làm nhiều thường sử dụng. Tức là họ không thích huyên thuyên, giải thích quá nhiều bằng lời nói, thay vào đó, họ dùng những hành động cụ thể, rõ ràng để dần dần hoá giải mâu thuẫn.
 
Chẳng hạn như trong công việc, bạn và đồng nghiệp mâu thuẫn với nhau về cách làm việc, đối phương nghĩ rằng bạn không biết làm việc nhóm, không nhiệt tình hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Lúc này, thay vì giải thích bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để cho đối phương thấy rằng mình vẫn luôn sẵng sàng phối hợp cùng mọi người trong nhóm để hoàn thành tốt các công việc chung. Hoặc thậm chí là có những lúc đối phương gặp khó khăn trong công việc, chưa cần họ mở lời, bạn đã chủ động giúp đỡ họ. Lúc đó chắc chắn mọi mâu thuẫn sẽ được hoá giải, thậm chí là sau đó cả hai sẽ còn thân thiết với nhau hơn và phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc hơn.
 
3. Vừa xử lý mâu thuẫn, vừa ngăn ngừa nó xuất hiện trong tương lai
 
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là câu nói cực kỳ đúng, đặc biệt là đối với việc xử lý mâu thuẫn. Tức là thay vì chỉ chăm chăm vào việc xử lý mâu thuẫn ở thời điểm hiện tại, thì bạn cũng nên dành thời gian cho việc ngăn ngừa nó xuất hiện lại trong tương lai, để sau này mình đỡ mất thời gian giải quyết lại một mâu thuẫn mà mình đã từng giải quyết trong quá khứ nữa. Tức là nếu bạn đang gặp mâu thuẫn A với người B, thì bạn sẽ ngăn ngừa, không để sau này tiếp tục xảy ra mâu thuẫn A với người C, người D, người E…
 
Để làm được điều này thì bạn cần phải biết rút kinh nghiệm, để các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn A sẽ không xảy ra trong tương lai nữa, như thế thì mâu thuẫn A chắc chắn sẽ không bao giờ lặp lại. Chẳng hạn như đối phương nghĩ bạn không phối hợp với mọi người khi làm việc nhóm vì bạn ít khi chat trong group chung của nhóm, phản hồi tin nhắn của mọi người trễ,… thì bạn cần khắc phục những nguyên nhân đó ngay lập tức và không để nó xảy ra trong tương lai. Đây là những điều đơn giản, không quá khó và bạn hoàn toàn có thể làm được, vừa để xử lý mâu thuẫn ở thời điểm hiện tại, vừa ngăn ngừa nó xuất hiện trong tương lai. Chứ đừng để mình phải mất công toát mồ hôi giải quyết mâu thuẫn, xong rồi sau này mâu thuẫn đó lại tiếp tục diễn ra trong tương lai nhé.
 
Trên đây là 3 cách xử lý mâu thuẫn cực tốt mà bạn có thể áp dụng nếu gặp mâu thuẫn trong tương lai. Bạn có thể làm theo 1 trong 3 cách trên, hoặc cũng có thể kết hợp cả 3 phương án này để mình có thể xử lý mâu thuẫn một cách khéo léo nhất. Chúc bạn thành công!
Số lượt đọc: 176 -