• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

47916
Tổng số truy cập:47916
Khách đang online: 245
Kỹ năng phỏng vấn cho các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp
Ngày đăng tin: 05/12/2023 10:00

Kỹ năng phỏng vấn là gì? Làm thế nào để xây dựng kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả? Bài viết dưới đây Cevn sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thiết để có một cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp nhất.

Để đạt được một buổi phỏng vấn chất lượng, điều đầu tiên những người tham gia công tác cần có những kỹ năng phỏng vấn mà chúng tôi nêu ra sau đây:
 
1. Hiểu thật rõ vị trí bạn đang tuyển dụng
 
Bất cứ doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng nào cũng đều đau đầu với câu hỏi: Làm thế nào để tuyển dụng được đúng người? Bởi, nếu tuyển không đúng người thì doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều tổn thất, từ chi phí lương, thời gian đào tạo, v.vv.. Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ của việc lựa chọn nhầm ứng viên? Đó là khi người ta thấy được tầm quan trọng của kỹ năng phỏng vấn.
 
Trước khi đăng thông báo tuyển dụng, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ vị trí đó. Tìm hiểu về những kỹ năng, kiến thức và phẩm chất của một hoặc một vài cá nhân đã từng thành công ở vị trí này.
 


Cần phải hiểu rõ về vị trí bạn cần tuyển dụng
 
Ví dụ với vị trí nhân viên bán hàng: Phẩm chất mà một nhân viên bán hàng cần có là: Làm việc tích cực, có áp lực kiếm tiền để sinh sống, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết phục người khác, tinh thần chiến thắng. Tính kỷ luật và lòng trung thực cũng là những phẩm chất không thể thiếu.
 
Khi đã hiểu rõ về vị trí bạn đang tuyển dụng, bạn đừng chỉ nghiên cứu một mình mà hãy trao đổi cùng những người tham gia quá trình phỏng vấn. Muốn tìm được một ứng viên tốt thì nhóm tuyển dụng hãy thống nhất trước về hình mẫu ứng viên lý tưởng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
 
2. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn?
 
Dưới đây Cevn sẽ đưa ra một số nhóm câu hỏi mà nhà tuyển dụng nên đặt ra cho ứng viên khi phỏng vấn:
 
Các câu hỏi chung
 
Không nên đặt câu hỏi dựa vào bảng mô tả công việc và kinh nghiệm làm việc của các ứng viên, bởi họ thường đoán trước được dạng câu hỏi này và đã chuẩn bị sẵn câu trả lời trước buổi phỏng vấn.
 
Có thể sử dụng một vài câu hỏi dưới đây để có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản của các ứng viên:
 
Ví dụ:
 
Bạn đã làm việc cho công ty X bao lâu rồi?
 
Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?
 
Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
 
Điều gì thôi thúc bạn trở thành một phần của chúng tôi?
 
Nếu bạn đặt những câu hỏi này bạn sẽ tìm hiểu được lý do vì sao ứng viên muốn theo đuổi vị trí này ở công ty của bạn.
 
Câu hỏi hành vi
 
Đây là dạng câu hỏi giúp bạn có thể khai thác được kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên.
 
Sử dụng dạng câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng có thể phần nào đoán được nhân viên tương lai của bạn có kinh nghiệm xử lý công việc như thế nào.
 
Thay vì đặt câu hỏi chung chung, bạn có thể đi thẳng vào vấn đề.
 
Ví dụ:
 
Bạn đã từng xử lý thành công vấn đề này trong quá khứ như thế nào?
 
Hãy nói về một dự án lớn nhất mà bạn từng thực hiện?
 
Bạn có thể kể về một khủng hoảng lớn nhất đã từng xảy ra trong công việc và cách bạn xử lý chúng?
 
Sử dụng câu hỏi về hành vi nhà tuyển dụng sẽ nhận được những câu trả lời đáng trung thực và tin cậy hơn.
 
Tuy nhiên dạng câu hỏi hành vi có một điểm yếu đó là với một số ứng viên đáp ứng đủ phẩm chất, kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu nhưng lại không thực sự hiểu rõ về bản thân mình. Vì vậy đối với kiểu ứng viên này thì đây là một câu hỏi khó.
 
Các câu hỏi gây áp lực
 
Đây là dạng câu hỏi nhà tuyển dụng dùng để dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng rồi từ đó thu thập phản ứng của ứng viên trong tình huống đó.
 
Một loạt dạng câu hỏi gây áp lực, cố tình đi sâu vào những vấn đề có thể mang tính cá nhân, cách đặt câu hỏi gây mất thiện cảm có thể được đưa ra.
 
Ví dụ:
 
Nguyên nhân gì khiến anh/chị thôi việc ở công ty cũ?
 
Anh/chị không có kinh nghiệm ở vị trí này. Tại sao chúng tôi phải chọn anh/chị?
 
Nếu được xếp vào làm việc chung nhóm với một người có mâu thuẫn cá nhân thì anh/chị sẽ làm gì?
 
Mục tiêu của việc đặt câu hỏi này là tìm kiếm sự kiên nhẫn của các ứng viên, tìm kiếm sự phản ứng, đánh giá năng lực xử lý tình huống, đánh giá quan điểm và cá tính của ứng viên.
 
Tuy nhiên chúng tôi khuyên chỉ những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm dày dặn hãy đặt dạng câu hỏi này.
 

Câu hỏi gây áp lực giúp bạn có thể hiểu thêm về cá tính của ứng viên
 
Cấu trúc của một buổi phỏng vấn
 
Một buổi phỏng vấn tuyển dụng sẽ có cấu trúc như sau:
 
Phần 1: Giới thiệu những người tham gia phỏng vấn và trình tự của buổi phỏng vấn. Việc này giúp bạn có thể nắm vị trí chủ động trong buổi phỏng vấn.
 
Phần 2:  Đặt câu hỏi: Đây là bước giúp nhà tuyển dụng thẩm định lại độ chính xác của các thông tin trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Bạn hãy bắt đầu từ những câu hỏi chung chung, tiếp theo đến các câu hỏi hành vi và cuối cùng là câu hỏi áp lực.
 
Phần 3: Tổng kết và kết thúc buổi phỏng vấn: Lúc này nhà tuyển dụng sẽ tóm lại các thông tin và thông báo với ứng viên về các bước tiếp theo.
 
Phần 4: Nhà tuyển dụng dẫn ứng viên đi thăm doanh nghiệp: Việc này không được nhiều doanh nghiệp áp dụng ở Việt Nam dù cho đây thực sự là một điểm cộng cho nhà tuyển dụng trong mắt ứng viên và cũng giúp ứng viên có cơ hội dần dần làm quen và thích ứng với môi trường làm việc mới.
 
Xây dựng hệ thống đánh giá
 
Xây dựng được hệ thống đánh giá sẽ giúp kết quả của cuộc phỏng vấn trở nên khách quan hơn.
 
Ngoài ra việc này cũng giúp các buổi phỏng vấn tuyển dụng sau này diễn ra chuyên nghiệp hơn và có tính thống nhất hơn.
 
Việc xây dựng hệ thống đánh giá sẽ khiến nhà tuyển dụng hạn chế được những rủi ro không đáng có từ buổi phỏng vấn và tìm được ứng viên phù hợp với công việc.
 
Cevn khuyên bạn không nên so sánh các ứng viên với nhau khi chưa so sánh với bảng đánh giá chung. Việc so sánh các ứng viên chỉ nên thực hiện khi bạn đã chốt được số lượng ứng viên cần tuyển dụng.

3. Tips nhỏ để vượt qua buổi phỏng vấn
 
Nghiên cứu CV ứng viên trước khi diễn ra buổi phỏng vấn
 
Việc này giúp bạn hiểu hơn về ứng viên, tránh trường hợp chưa hiểu gì về khả năng và kinh nghiệm của ứng viên và đưa ra những câu hỏi không phù hợp.
 
Ngoài ra, từ CV của ứng viên bạn cũng có thể tìm ra được trang cá nhân của ứng viên trên các mạng xã hội, điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống của ứng viên hơn.
 
Tỏ ra thân thiện với ứng viên
 
Việc tạo ra sự thoải mái cho ứng viên sẽ giúp ứng viên trở nên cởi mở và dễ dàng chia sẻ các thông tin về mình hơn.
 

Hãy tỏ ra thân thiện với ứng viên bạn sẽ nhận lại nhiều kết quả tốt
 
Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn là đặt câu hỏi và lắng nghe ứng viên trả lời. Đừng nói quá nhiều trong buổi phỏng vấn vì như vậy bạn sẽ không cho ứng viên có cơ hội nói về những điều bạn cần nghe.
 
Phỏng vấn là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Để giảm thiểu nguy cơ tuyển dụng sai người thì Cevn khuyên doanh nghiệp cần phải nâng cao kỹ năng phỏng vấn. Trên đây là những kỹ năng phỏng vấn hữu ích nhất dành cho các nhà tuyển dụng. Cevn mong rằng qua bài viết này bạn sẽ thu được nhiều kinh nghiệm và nâng cao được kỹ năng của mình trong quá trình phỏng vấn.
 
Bạn có thể tham khảo thêm một số những kỹ năng mềm rất hữu ích cho công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch,... tại Cevn. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tìm việc, đừng quên Cevn có hàng ngàn việc làm hấp dẫn đang chờ bạn ứng tuyển.

 

Số lượt đọc: 162 -