• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

123399
Tổng số truy cập:123399
Khách đang online: 550
Gặp đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện thì phải làm sao?
Ngày đăng tin: 26/10/2023 08:39

Nhắc tới tính tò mò, thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có những lúc tò mò về những chuyện nào đó trong cả học tập lẫn công việc, có thể điều đó liên quan tới mình, hoặc chẳng liên quan. Bạn có thể tò mò, tuy nhiên, không nên để điều đó phát triển lên thành hành vi soi mói người khác, vì sẽ làm phiền những người xung quanh. Vậy đi làm gặp đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện thì phải làm sao?

 
Biểu hiện của đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện
 
Có thể bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng nhiều chuyện tức là nói nhiều, gặp câu chuyện nào cũng thấy đồng nghiệp ấy xuất hiện, bàn tán, trao đổi một cách sôi nổi, hào hứng. Đó cũng là một góc nhìn, tuy nhiên, điều đó chưa hoàn toàn chính xác, vì như mô tả nêu trên thì có thể đó chỉ là người thích tám chuyện, chứ chưa đến mức độ nhiều chuyện, thích soi mói người khác, tọc mạch vào những chuyện không liên quan tới mình.
 
Nếu muốn xác định xem một đồng nghiệp nào đó có phải là người soi mói, nhiều chuyện hay không, thì bạn cần quan sát xem họ có thường xuyên xía mũi vào chuyện người khác, điều tra những câu chuyện riêng tư, tò mò những điều ngoài phạm vi công việc, chẳng hạn như chuyện tình cảm, gia đình, bạn bè ngoài xã hội, tiền bạc, nhà cửa,… của người khác không? Hoặc trong công việc, mặc dù có những khía cạnh thuần về công việc, nhưng mỗi người đều có những nhiệm vụ riêng, đặc trưng KPI khác nhau, nếu có đồng nghiệp nào đang liên tục soi xét xem bạn đang làm gì, tìm ra những điểm thiếu sót để bắt bẻ, theo kiểu vạch lá tìm sâu, chứ không mang tính góp ý xây dựng, thì đó chính là người soi mói, nhiều chuyện.
 
Soi mói, nhiều chuyện mang lại những tai hại gì?
 
Soi mói, nhiều chuyện là một thói quen xấu, hoặc nếu ăn sâu vào trong bản tính mỗi người, thì điều đó lại càng nghiêm trọng hơn, mang lại nhiều tai hại cho cả người ấy lẫn những người xung quanh. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu những tác hại của soi mói, nhiều chuyện trong công việc. Khi đi làm, những đồng nghiệp nào luôn dành thời gian để soi mói, tọc mạch chuyện của người khác, thì tất nhiên sẽ khó lòng tập trung cho công việc của mình, làm việc chểnh mảng, thường để xảy ra sai sót, và tất nhiên sẽ mang về kết quả làm việc không tốt. Về lâu dài, điều này sẽ khiến họ tạo nên ấn tượng xấu với cấp trên, khả năng sẽ sớm bị sa thải, mất việc.
 
Còn với những người xung quanh, khi làm việc chung với một đồng nghiệp có tính soi mói, nhiều chuyện, thì sẽ luôn trong trạng thái đề phòng, bất an, lo rằng lỡ mình làm gì sai sót thì sẽ bị lôi ra bàn tán, méc với cấp trên. Hoặc tệ hơn, khi bị soi mói quá nhiều về chuyện đời tư cá nhân, thì chắc chắn ai cũng sẽ thấy khó chịu, không muốn tiếp xúc, không muốn làm việc chung với một đồng nghiệp nhiều chuyện như thế, và nếu lỡ xui rủi đôi bên lại phải thường xuyên teamwork, thì khả năng cao rằng kết quả làm việc nhóm sẽ rất tệ, vì có ưa nhau đâu mà làm việc chung được?
 
Gặp đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện thì phải làm sao?
 
Khi gặp đồng nghiệp không lo tập trung làm việc, mà suốt ngày chỉ lo soi mói, nhiều chuyện, thì chắc hẳn rằng bạn sẽ cảm thấy bực bội, khó chịu, không muốn đối mặt, tiếp xúc, và cũng chẳng có nhu cầu làm việc chung với họ. Tuy nhiên, nếu để tâm trạng bực tức này kéo dài, sẽ khó lòng tập trung làm việc, có khả năng kéo kết quả làm việc của bạn đi xuống. Hoặc nếu lỡ có những công việc phải teamwork, làm việc cùng nhau nhưng lại đang khó chịu với nhau thì cũng không mang về kết quả tốt được. Chính vì thế, khi có vấn đề thì bạn cần phải nhanh chóng giải quyết, xử lý triệt để, không nên để điều đó âm thầm tồn tại, lúc nào cũng cảm thấy nặng đầu, sớm muộn gì bạn cũng không chịu nổi. Vậy đi làm gặp đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện thì phải làm sao để giải quyết?
 
Đầu tiên, bạn cần phải gạt bỏ cảm giác bực bội sang một bên, hãy mạnh mẽ hơn, đối mặt và xử lý thẳng vấn đề, vì cùng là đồng nghiệp như nhau, bạn hoàn toàn có thể nói chuyện thẳng thắn, ngang hàng với họ, chứ chẳng việc gì phải ngại ngùng, im lặng chịu trận, và cũng càng không nên biến thành tranh cãi, lớn tiếng qua lại trong môi trường làm việc. Trong buổi nói chuyện, bạn cần chú ý giữ thái độ ôn hoà, sử dụng lời nói sắc bén, lập luận chặt chẽ, và nên có những bằng chứng cụ thể cho thấy đối phương thật sự đã có những hành vi soi mói, nhiều chuyện, tọc mạch đời tư một cách quá mức, để họ nhận ra vấn đề và không thể chối, không thể bắt bẻ ngược lại bạn. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra, nếu đồng nghiệp ấy nhận ra vấn đề, chịu sửa đổi, không soi mói nữa thì tốt. Tuy nhiên, nếu họ vẫn chứng nào tật nấy, mặc kệ những gì bạn nói, thì bạn có thể báo cáo lên với cấp trên, với ban lãnh đạo công ty để có biện pháp xử lý, tránh để môi trường làm việc trở nên toxic vì kiểu đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện như thế. Tất nhiên, khi đã gửi lên công ty, thì bạn đừng quên đính kèm những bằng chứng cụ thể, khách quan, tránh để công ty hiểu lầm rằng đây chỉ là mâu thuẫn, xích mích cá nhân, cảm tính.
 
Không nhiều chuyện, nhưng đừng mù tịt thông tin khi đi làm
 
Soi mói, nhiều chuyện là điều không tốt, và tất nhiên chẳng ai muốn tiếp xúc với một đồng nghiệp như thế. Khi đi làm, bạn cũng cần lưu ý tránh để bản thân mình bị quá cuốn vào những chuyện không liên quan, nhất là chuyện đời tư cá nhân của đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng mình không nhiều chuyện, nhưng đừng trở thành người mù tịt thông tin khi đi làm, đụng chuyện gì cũng không biết, có thông tin, thông báo gì cũng chẳng quan tâm, vì như thế cũng không tốt một chút nào, lỡ đâu bạn bỏ sót những thông tin quan trọng liên quan tới công việc thì sao? Vì thế, khi đi làm, bạn cần duy trì giao tiếp với đồng nghiệp trong một giới hạn hợp lý, kiểm soát nội dung của các cuộc trò chuyện, sao cho mình vẫn nắm được các thông tin liên quan tới công việc, vẫn có thể tám chuyện về các sở thích riêng, các chủ đề đang hot, nhưng đừng quá soi mói, quan tâm quá nhiều tới đời tư cá nhân của người khác là được.
 
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng đi làm gặp đồng nghiệp soi mói, nhiều chuyện thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 539 -