• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

123617
Tổng số truy cập:123617
Khách đang online: 242
Xin việc hay tìm việc, dùng từ nào cho đúng?
Ngày đăng tin: 25/10/2023 08:04

Hiện nay, vẫn có rất nhiều tranh luận trái chiều, xoay quanh chuyện nên dùng từ xin việc hay tìm việc khi ứng tuyển việc làm. Ngay cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng, mỗi người đều có quan điểm, lập luận của riêng mình, và tin rằng mình đúng, mình đã dùng từ chính xác. Trong bài viết này, hãy cùng Cevn phân tích trên nhiều khía cạnh để xác định xem giữa “xin việc” và “tìm việc”, thì nên dùng từ nào cho đúng?

 
Xin việc hay tìm việc được dùng phổ biến hơn?
 
Khi được hỏi rằng xin việc hay tìm việc được dùng phổ biến hơn, thì tất nhiên, những người làm tuyển dụng lâu năm trong ngành đều sẽ trả lời rằng xin việc là từ cực kỳ phổ biến, đã được dùng từ rất lâu, qua nhiều thế hệ. Từ khâu viết CV, gửi email ứng tuyển, cho tới vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, hầu như các ứng viên đều quen miệng dùng từ xin việc, chứ vẫn không có quá nhiều người sử dụng cụm từ tìm việc. Nếu xét tỷ lệ, thì sẽ khoảng 70-30, nghiêng về tìm việc. Còn đối với các ứng viên, đặc biệt là các bạn gen Z, sinh viên mới ra trường, các em có quan điểm khác biệt rằng khi ứng tuyển, mình dùng từ tìm việc sẽ hay hơn, bình đẳng hơn, chứ không nên dùng từ xin việc, vì nó không fair, nghe có vẻ như ứng viên đang ở kèo dưới, vậy liệu điều đó có chính xác không?
 
Xin việc có phải rằng ứng viên đang ở kèo dưới?
 
Với thời buổi hiện đại ngày nay, hầu như hiếm có nhà tuyển dụng nào quan niệm rằng mình là kèo trên, còn ứng viên đi xin việc là kèo dưới. Hơn ai hết, nhà tuyển dụng hiểu rất rõ rằng tìm kiếm ứng viên trong thời buổi hiện nay không hề đơn giản, nhất là các ứng viên giỏi, năng lực tốt và phù hợp với công việc, phù hợp với văn hoá công ty.
 
Đi tìm việc hiện nay là một mối quan hệ cực kỳ bình đẳng, win – win, nhà tuyển dụng có quyền đánh giá, lựa chọn ứng viên, thì ở hướng ngược lại, ứng viên cũng có quyền cân nhắc, lựa chọn giữa rất nhiều công ty, để tìm ra bến đỗ phù hợp nhất với nguyện vọng, năng lực, và là nơi để mình có thể gắn bó làm việc lâu dài, chứ không muốn mất thời gian thử sức, vào làm việc đại ở một công ty mà mình chưa ưng ý lắm. Vì thế, nếu đang trong quá trình ứng tuyển việc làm, bạn đừng lo lắng chuyện dùng từ xin việc thì mặc định mình đang ở kèo dưới, đang bị thua thiệt, yếu thế trước nhà tuyển dụng, mà hãy nghĩ đơn giản rằng đó là một cụm từ bình thường để áp chỉ quá trình tìm việc làm, nhà tuyển dụng tìm ứng viên phù hợp, mình cũng đang đi tìm công ty phù hợp, đôi bên đều nắm quyền chủ động quyết định, chứ không ai kèo dưới cả.
 
Sau khi đã làm rõ chuyện xin việc hay tìm việc đều mang ý nghĩa như nhau, thì vẫn có một số ứng viên quyết tâm không thay đổi quan điểm, vẫn nhất quyết sử dụng từ tìm việc khi ứng tuyển. Đó là quyền tự do của mỗi người, chẳng có gì sai trái, vậy liệu tìm việc có thể soán ngôi của xin việc trong tương lai không?
 
Tìm việc có thể soán ngôi xin việc trong tương lai?
 
Thật khó để nói trước tương lai rằng xin việc sẽ vẫn duy trì được tính phổ biến, hay sẽ bị tìm việc soán ngôi, nhất là khi thế hệ gen Z trong tương lai sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong độ tuổi lao động, sẽ là đối tượng chính trong các đợt tìm việc làm sau này, nên sẽ có rất nhiều bất ngờ mà chúng ta không lường trước được. Còn nói về khả năng soán ngôi, thì tìm việc có thể sẽ được dùng phổ biến hơn, nhưng tỷ lệ cao nhất cũng sẽ khoảng 60-40, nghiêng về tìm việc, chứ sẽ khó lòng trở nên phổ biến quá mức tới nỗi lấn át hẳn xin việc. Vì dù sao đi nữa thì cụm từ xin việc đã xuất hiện từ rất lâu, vẫn luôn giữ lợi thế, luôn được sử dụng rộng rãi qua rất nhiều thế hệ rồi, nhất là khi sau này mọi người cũng sẽ suy nghĩ thoáng hơn, rằng đó chỉ đơn giản là một cụm từ mình dùng khi ứng tuyển, chứ không phân biệt ai hơn ai.
 
Bài viết này đã phân tích trên nhiều khía cạnh về vấn đề xin việc hay tìm việc, dùng từ nào cho đúng? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, đã giúp bạn có được sự lựa chọn của riêng mình!
Số lượt đọc: 195 -