• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

112084
Tổng số truy cập:112084
Khách đang online: 325
Freelancer tính giá dự án như thế nào?
Ngày đăng tin: 19/02/2023 22:13

Bắt đầu với công việc Freelancer, bạn sẽ gặp khó khăn khi phải tính giá dự án để báo cho khách hàng. Việc đưa ra mức giá hợp lý vừa giúp bạn có được mức thu nhập tốt lại làm khách hàng hài lòng và sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác về sau. Vậy tính giá dự án, bạn cần xem xét những yếu tố, dựa trên các tiêu chí nào?

Vì không muốn theo đuổi những công việc gò bó tại môi trường công sở mà nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức làm việc Freelancer. Mỗi hình thức làm việc có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, điều mà những người làm Freelance băn khoăn là không biết đưa ra mức giá dự án cho khách hàng ra sao?


Phương pháp áp dụng để tính giá dự án của Freelancer như thế nào?

Cách tính giá dự án cho Freelancer
 
Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi bạn quyết định giá dự án freelance:
 
1. Khách hàng đang yêu cầu gì?
 
Hãy cân nhắc dựa trên đối tượng trả chi phí cho bạn: Là dự án cho một doanh nghiệp nhỏ hay là cho một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng? Làm việc cho người quen của bạn hay là một người lạ? Quan trọng là bạn hãy xem xét những gì khách hàng yêu cầu. Hãy nghĩ về giá trị bạn cung cấp cho họ. Bạn cần tính giá cho công việc freelance của mình dựa trên những giá trị mà bạn cung cấp.
 
2. Thuế "Jerk"
 
Một khách hàng có thể khiến bạn phải chịu đựng họ khi cùng hợp tác hoặc họ đang chiếm phần lớn thời gian cá nhân của bạn? Những điều này nên được xem xét và tính vào giá chung của dự án. Hãy nhớ rằng, bạn hoàn toàn có quyền làm thế. Không hoàn toàn là vì tiền bạc mà còn vì niềm vui trong công việc của bạn.
 
3. Trung thực về trình độ và kỹ năng của bạn
 
Hãy trung thực về việc bạn có bao nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cũng giống như khi làm việc tại các công ty, bạn sẽ bắt đầu với mức giá tương đối thấp khi bắt đầu công việc freelancer của mình. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói dối về thời gian bạn cần để hoàn thành một dự án, hãy đưa ra thời gian xa hơn mức mà bạn thực sự nghĩ mình có thể thực hiện được.
 
Việc trung thực sẽ cho bạn cơ hội hoàn thiện công việc tốt hơn, đồng thời xây dựng uy tín cá nhân của bạn để có thể nhận nhiều dự án hơn trong tương lai.
 
4. Tính giá dựa trên thời gian thực hiện dự án
 
Có những mặt tích cực và tiêu cực khi tính giá dựa trên thời gian thực hiện dự án. Phương pháp này hữu ích nhất khi bạn từng thực hiện một dự án tương tự trước đó và có thể ước tính xem tốn bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nỗ lực.
 
Ví dụ, nếu bạn đang thiết kế/phát triển trang web, hãy xem xét tính phí theo trang. Một trang web 10 trang so với 20 trang sẽ có chi phí khác nhau. Hãy nghĩ về giá trị bạn đang mang lại cho doanh nghiệp của họ.
 
5. Bạn muốn kiếm được bao nhiêu trong năm nay
 
Bạn cũng có thể tham khảo mức giá mà các doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng vị trí tương tự, làm toàn thời gian, sau đó cân đối cho phù hợp.
 
6. Đừng quên tính thuế
 
Nếu bạn lựa chọn việc làm freelancer, bạn vẫn phải chịu thuế, vì vậy, đừng quên cộng thêm 10 hoặc 15% tiền thuế vào mức giá chính thức bạn đưa ra.
 
7. Vật tư và các thiết bị làm việc
 
Bạn cần tính thêm vật thư, thiết bị vào trong mức giá đề xuất với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn đừng quên bao gồm chi phí cho vật tư, trang thiết bị mà bạn cần để thực hiện dự án. Hãy dành vài phút để xem xét những khoản này trước khi đưa ra ước tính giá cuối cùng cho khách hàng.
 
8. Tỷ suất lợi nhuận
 
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thêm vào mức lợi nhuận từ 10% - 30%. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm vốn cho các khoản đầu tư phát triển nghề nghiệp và các nhu cầu tài chính khác.
 
9. Đừng lo lắng về việc đưa ra mức giá quá cao
 
Sẽ luôn có những freelancer khác tính phí thấp hơn hoặc cao hơn bạn nên bạn không cần lo lắng về việc mình đã đưa ra mức giá cao. Nếu bạn đưa ra mức giá thấp, đối tác có thể nghi ngờ trình độ, kỹ năng của bạn hoặc bạn không đủ tiền để đáp ứng cho những nhu cầu cơ bản của bản thân.
 

Nhiều Freelancer băn khoăn khi đưa ra mức giá dự án

10. Tìm kiếm các nghiên cứu/công bố về mức giá Freelancer
 
Bạn cũng có thể theo dõi các ấn phẩm thương mại hoặc nghiên cứu nói về mức thu nhập của freelancer để so sánh và đưa ra giá phù hợp cho mình.
 
11. Tìm thông tin trên các nhóm Freelancer
 
Việc tìm hiểu thông tin trên các nhóm freelancer có thể được tiến hành trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Cộng đồng sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện hơn, cho phép bạn trao đổi ý tưởng và tìm hiểu cách cải thiện công việc của mình. Thêm vào đó, bạn cũng có thể lượm lặt được một số cách tính chi phí từ những người khác.
 
12. Hỏi khách hàng về ngân sách của họ
 
Rất nhiều người làm freelance lo lắng về cách định giá một đề xuất dự án mới và liệu giá họ đưa ra có nằm trong ngân sách của khách hàng tiềm năng hay không. Nếu băn khoăn về vấn đề này, tại sao bạn không hỏi thẳng khách hàng? Nhiều người sẵn sàng đưa ra mức chi phí tối đa mà họ có thể chi trả cho một dự án, điều này sẽ giúp bạn cân đối giá phù hợp hơn.
 
13. Đừng ngại đàm phán
 
Không có tỷ lệ tiêu chuẩn hay giá cả cố định cho công việc freelance. Không ai sẽ ngay lập tức từ chối bạn vì bạn yêu cầu mức chi phí cao hơn một chút. Hãy nhớ rằng mọi thứ đều có thể thương lượng.
Số lượt đọc: 254 -