Làm gì khi bị phê bình với những đánh giá tiêu cực?
Ngày đăng tin: 31/01/2023 21:25
Trong quá trình làm việc, sẽ không tránh khỏi những lúc bạn mắc sai lầm và nhận lời phê bình từ người khác. Trước những tình huống bạn bị phê bình như vậy bạn thường làm gì? Làm thế nào để không bị ảnh hưởng đến công việc, hãy đón đọc bài viết sau đây để có cách cư xử khéo léo hơn khi bị phê bình với những đánh giá tiêu cực nhé.
Hãy bình tĩnh
Thông thường khi bị một ai đó phê bình chúng ta thường có những cảm xúc tiêu cực từ trên khuôn mặt cho đến cử chỉ hay một thái độ tức đến đối phương. Thế nhưng, khi càng trưởng thành bạn cần phải khôn khéo trong mọi cư xử của mình, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc và đón nhận mọi thứ. Bạn không nên phản ứng lại với cấp trên của mình. Ngày lúc này, bạn cần phải bình tĩnh để đón những đánh giá tiêu cực, đó có thể là những lời nói khó nghe. Chỉ khi bạn bình tĩnh mới có thể đưa ra những nhận định và hướng giải quyết tốt nhất .
Sự bình tĩnh của bạn ngay lúc này để tránh những hành động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ giữa hai bên.
Đón nhận lời phê bình một cách cởi mở
Suy cho cùng những lời phê bình mà bạn nhận được đều muốn hướng đến công việc và kết quả của bạn tốt hơn. Nếu đồng nghiệp phê bình bạn, hãy tự nhủ bản thân là điều đó không nhất thiết đối phương không thích bạn, hay năng lực của bạn không thể đáp ứng yêu cầu công việc. Khi bạn có một thái độ tích cực bạn sẽ học được rất nhiều điều từ nó. Hãy cố gắng giữ tinh thần cởi mở và tích cực trong việc tiếp nhận phản hồi khi bị phê bình. Bạn cũng cần nhận định lời phê bình này đã đúng chưa, xuất phát từ bản thân bạn hay chỉ là do yếu tố bên ngoài tác động. Hãy yêu cầu giải thích rõ hoặc đặt câu hỏi nếu có bất kỳ băn khoăn nào.
Từ những phản hồi tiêu cực ấy với một thái độ tích cực, bạn sẽ xem đây là bài học để sửa sai, để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo để không phải mắc phải những sai lầm thêm một lần nào nữa.
Xin lời khuyên từ người đã cho góp ý
Có thể bạn khó để nhận ra những khuyết điểm của mình mà chỉ người cùng làm việc với bạn mới nhận ra. Sau những lời phê bình đánh giá tiêu cực, hãy cố gắng xin lời khuyên và góp ý từ người trực tiếp đã góp ý bạn. Điều này cũng cho thấy bạn mong muốn cải thiện và hoàn thành nhiệm vụ ngay trong lần tiếp theo.
Với tinh thần khiêm tốn, mong muốn được học tập và phát triển chắc chắn sếp của bạn sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể nhằm giúp bạn thay đổi tích cực.
Thay đổi bản thân
Đừng lãng phí thời gian để tỏ ra khó chịu hoặc thất vọng về những lời chỉ trích. Thay vào đó, bạn cần bắt tay vào công việc ngay lập tức. Bạn nên cố gắng tận dụng những nội dung phê bình, góp ý vào bản sửa đổi, để không quên những gì đã được khuyên, sẽ không gì quan trong hơn bằng việc thay đổi sau một quá trình lắng nghe, hỏi ý kiến, phân tích là thay đổi bản thân. Hãy xem những lời phê bình là động lực để cố gắng và hoàn thiện.
Trong quá trình đó, hãy theo dõi thường xuyên và tiếp tục thử hỏi phản hồi của người đã đưa ra để đảm bảo bảo đúng hướng, để chứng thực rằng bạn đã xử lý những lời phê bình một cách đúng đắn. Ngay khi đã hoàn thành những điều cần xem lại hoặc đã cố gắng hết sức điều chỉnh. Luôn cần có thời gian và sự hướng dẫn thích hợp để có thể khắc phục các nhược điểm, vì vậy, hãy kiên trì và hỗ trợ, sự thay đổi sẽ đến.
Phê bình không đáng sợ, chỉ đáng sợ khi bản thân bạn không biết mình mắc sai lầm hay khuyết điểm ở đâu. Chính vì vậy hãy luôn đón nhận lời phê bình một cách tích cực nhất. Và cảm ơn những người đã đưa ra những lời góp ý và phê bình để từ đó bạn có cơ hội để nhìn nhận và hoản thiện bản thân mình.