Đừng nơm nớp nỗi lo bị đuổi việc
Ngày đăng tin: 30/10/2021 11:28
Ngoài những áp lực trong công việc, đôi khi bạn còn bị stress vì lo sợ sẽ bị sa thải, cho nghỉ việc. Nhất là khi một nhân viên hoặc đồng nghiệp nào đó vừa bị sa thải, trong đầu chúng ta lúc nào cũng nghĩ rằng chả mấy chốc lại đến lượt mình. Và rồi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc. Đừng nơm nớp nỗi lo bị đuổi việc nữa, dưới đây là một số lời khuyên mà Cevn dành cho mọi người.
Bị sa thải, đuổi việc là điều nuối tiếc nhất mà không ai muốn nó xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc nhất là đối với những nhân viên mới nỗi lo bị đuổi việc là điều không thể tránh khỏi. Suy nghĩ đó làm bạn bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn khiến kết quả và hiệu suất công việc bị giảm dần, chẳng mấy chốc mà suy nghĩ đó lại thành sự thật. Nhưng nếu thấy những dấu hiệu này, xin chia buồn bạn sắp bị sa thải đến nơi rồi. Tình huống này xảy ra thì bạn cũng đừng quá tuyệt vọng. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu đó để cải thiện lại công việc một cách tốt hơn.
Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn sắp bị đuổi việc
Dẹp ngay nỗi sợ hãi này, xốc lại tinh thần, lấy lại sự tự tin và phong độ làm việc để tạo nên sự khác biệt và giúp mình tỏa sáng trong công việc, để nếu có sợ, thì sợ mình làm quá tốt, sợ lại được thăng chức, tăng lương, chứ không phải sợ bị đuổi việc nữa.
Các cách giúp bạn vượt qua nỗi lo bị đuổi việc
1. Chuẩn bị tâm lý
Thay vì sợ hãi một ngày nào đó công ty cắt giảm nhân sự, người tiếp theo bị đuổi sẽ là bạn, thay vì bị động, bạn nên chủ động để chuẩn bị tinh thần và tâm lý. Cơ hội nghề nghiệp còn rất nhiều, chỉ sợ bạn không làm được việc, không có đủ kỹ năng. Vì vậy ngay từ bây giờ hãy tự học hỏi, trang bị thêm mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, vừa để làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao, ghi điểm trong mắt giám đốc, vừa không lo bị sa thải, hoặc nếu có bị liệt trong danh sách đen thì bạn cũng có kỹ năng để tìm việc làm khác.
2. Hoàn thành tốt công việc của mình
Cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc, nhiệm vụ được giao, nếu có thể hãy xin quản lý giao thêm việc để làm, vừa để ghi điểm trong mắt sếp bạn là người toàn diện, có thể làm được nhiều việc và chẳng có lý do gì để sa thải cả, vừa để học hỏi và trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân. Tham khảo thêm về kỹ năng sắp xếp công việc để quản lý chúng dễ dàng hơn, tạo cho mình một quy củ lại cải thiện được mình trước mắt các quản lý, giảm bớt nguy cơ bị sa thải.
Những cách giúp bạn vượt qua được những giai đoạn khó khăn trong công việc
3. Chuẩn bị sẵn phụ cấp nếu thất nghiệp
Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị cho mình kế hoạch B dự phòng, bằng cách chuẩn bị quỹ đen nếu chẳng may rơi vào tình trạng thất nghiệp dài hạn, chưa tìm việc làm mới. Như vậy nếu có bị đuổi việc hay thất nghiệp, bạn cũng không phải đau đầu về các khoản phí sinh hoạt hàng tháng nữa.
Bài học rút ra cho bạn là đừng có nhìn vào đồng nghiệp bị đuổi việc, bị sa thải mà nơm nớp nỗi lo bị đuổi việc nữa. Một khi cứ mải lo lắng cái này cái kia dẫn đến lơ là, sa sút trong công việc, chẳng mấy chốc mà nỗi lo đấy trở thành sự thật cả. Hãy cứ tự tin làm tốt công việc của mình, chẳng ai có lý do gì để đuổi việc hay sa thải bạn cả. Thêm vào đó, bạn cũng nên biết những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải nhất để tránh lọt vào danh sách "đen" này nhé.