Đồng nghiệp “thân tín” nghỉ việc hàng loạt sau tết, tôi có nên đi theo lời rủ rê của họ?
Ngày đăng tin: 01/01/2023 11:28
Bạn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp ở công ty, mọi người vẫn thường xuyên hẹn gặp mặt nhau vào thời gian rảnh và giúp đỡ nhau trong công việc. Cho đến một hôm, bạn biết được đồng nghiệp của mình quyết định nghỉ việc sau tết, và người đồng nghiệp đó rủ bạn cùng họ nhảy việc. Bạn băn khoăn không biết mình nên nghỉ việc “đi theo tiếng gọi đồng nghiệp” hay tiếp tục ở lại công ty?
Những lợi ích khi bạn nhảy việc cùng đồng nghiệp
Việc bạn có người thân quen ở trong công ty giúp bạn có thêm thông tin chính xác về các sự kiện
tuyển dụng của doanh nghiệp. Bạn không cần phải loay hoay tìm kiếm thông tin tìm việc trong thời gian dài mà không rơi vào tình trạng hồi hộp và chờ đợi kết quả từ phòng nhân sự của doanh nghiệp nữa. Hay bạn không cần mất quá nhiều thời gian cho việc làm hồ sơ của mình trở nên mới mẻ hơn trong nhiều lần
phỏng vấn.
Bạn từng làm việc với đồng nghiệp của mình, nên khi sang môi trường mới, bạn sẽ không quá bỡ ngỡ hay choáng ngợp khi làm việc. Thay vào đó, bạn sẽ nhanh chóng bắt được nhịp công việc.
Và, giống như việc bạn đã từng làm việc trong môi trường thân thuộc, điều này giúp bạn cảm thấy tự tin và sẵn sàng bắt chuyện với đồng nghiệp của mình, làm quen với người mới. Bạn sẽ không cảm thấy trống trải vì bạn đã có người thân thiết trong công ty.
Những nhược điểm khi làm chung với đồng nghiệp cũ
Khi bạn lựa chọn nghỉ việc theo lời rủ rê của đồng nghiệp, bạn sẽ cần phân tích những tình huống có thể xảy ra trong tương lai và bạn cần phải sẵn sàng tâm lý để đối mặt. Đồng thời, không hối hận khi thực hiện chúng.
Đôi khi bạn sẽ trao đổi trực tiếp với phòng nhân sự của công ty về quyền lợi của mình thông qua đồng nghiệp thân thiết. Nếu như quyền lợi không rõ ràng sẽ khiến bạn cảm thấy bất mãn và không thể tập trung vào công việc.
Hay, thậm chí, khi bạn xích mích với đồng nghiệp cũ của mình, lúc này khả năng cao không gian hay môi trường làm việc sẽ không còn vui vẻ như ban đầu, khiến bản thân bạn dễ rơi vào trạng thái trạng nản, mất động lực trong công việc.
Cách từ chối lời mời nghỉ việc của đồng nghiệp
Khi bạn đã phân tích những mặt lợi và mặt hại khi nghỉ việc cùng đồng nghiệp, bạn có thể lựa chọn việc từ chối nếu như bạn thấy nghỉ việc sẽ mang lại nhiều tác hại cho bạn hơn. Vậy, cách từ chối như nào sẽ lịch sử mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp?
Luôn thành thật
Bạn lo lắng khi lời từ chối của bạn có thể làm đồng nghiệp cảm thấy thất vọng nhưng nếu như bạn nói dối thì sẽ làm mối quan hệ của cả hai gặp trục trặc. Bạn nên thành thật với đồng nghiệp của mình lý do bạn từ chối nghỉ việc theo họ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không nên nói lời công kích với đồng nghiệp của bạn, bạn nên đưa ra những lý do về sự nghiệp của bạn: sự phát triển sự nghiệp của mình ở công ty, bạn cần học hỏi những gì trước khi nghỉ việc,…
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Việc thể hiện sự chuyên nghiệp trong công sống và công việc hàng ngày giúp các bạn giữ được những mối quan hệ chất lượng. Khi gặp lại đông nghiệp cũ sau khi bạn từ chối lời giới thiệu việc làm, bạn nên kiên định với những lý do mà bạn đã đề cập trước đó. Hạn chế việc nói rõ hoặc đi sâu vào những chi tiết không hợp lý để nói ra về lý do bạn quyết định từ chối lời mời.
Bạn có thể nói về lý do bạn không nhận lời mời làm việc nhưng hãy giữ cho cuộc trò chuyện về chủ đề này thật ngắn gọn và nên chuyển cuộc trò chuyện sang một vấn đề khác mà không liên quan tới công việc.
Nhớ cảm ơn
Việc nói lời cảm ơn vào những dịp này là điều cần thiết, đây là việc thể hiện bạn là một người thật lòng, là cơ hội để bạn chia sẻ rằng bản thân bạn rất vui khi nhận được sự ưu ái từ họ. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm điều gì đó phù hợp với mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ và rằng bạn không có ý định từ chối cơ hội đó nhưng bạn cũng cảm ơn họ vì đã cho bạn một cơ hội để khám phá ra những điều mới mẻ trong công việc.
Cân nhắc khi đổi công việc
Trước khi quyết định làm một điều gì đó, bạn luôn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, trong sự nghiệp công việc của mình.
Đầu tiên, bạn cần xác định lại lý do bạn muốn nghỉ việc là gì, hãy chắc chắn rằng lý do bạn lựa chọn nghỉ việc là đúng đắn, không nên nghỉ việc theo xu hướng. Nếu như bạn muốn rời đi vì cần thời gian linh hoạt hơn, thu nhập hay học kỹ năng mới, hãy nói chuyện lại với sếp của bạn. Bởi vì, có nhiều doanh nghiệp biết cách linh hoạt và thích nghi với người lao động, bạn có thể trao đổi với sếp của bạn, sếp của bạn có thể có hứng thú và hỗ trợ bạn về tài chính trong tương lai.
Bạn có thể tìm cố vấn hoặc những anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm để thảo luận về những thay đổi và xin lời khuyên cho quyết định này.
Tiếp theo, bạn cần đánh giá ngân sách của bạn trong thời gian bạn đi tìm việc. Vì bạn chẳng thể biết trước được thị trường làm việc sẽ thay đổi ra sao trong 3, 6 hay đến 9 tháng tới. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị cho mình một quỹ dự phòng trong khoảng 3-6 tháng chi phí sinh hoạt ngoài tiền lương và tiền tiết kiệm, thậm chí còn hơn thế nữa. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới những khoản nợ của mình, bạn cần trả chúng trước khi nghỉ việc.
Cuối cùng, bạn cần xác nhận điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, để bạn có thể lựa chọn được công việc và môi trường công ty phù hợp với mình trong tương lai.
Lựa chọn nghỉ việc là một quyết định quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp của bạn. Vậy nên, trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Không nên nghỉ việc khi bạn chưa tìm được việc.